CÁC NỀN VĂN HÓA CỔ VIỆT NAM (TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỶ 19) (26/03/2015)
Thứ năm, 11 Tháng 6 2015 10:38
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
Kích thước: 14,5x20,5
Hình thức bìa: mềm
Năm xuất bản: 2009
Địa chỉ liên hệ: Phòng Thông tin-Thư viện; ĐT: 04.39.332.071
Số trang: 437
- Tác giả: Hoàng Xuân Chinh
Nội dung cuốn sách gồm 5 phần:
1/ Lớp người khai phá đầu tiên - con người và văn hóa thời đại đá cũ.
2/ Bước vào nền kinh tế sản xuất - con người và văn hóa thời đại đá mới.
3/ Các chặng đường hình thành nhà nước - văn hóa thời đại kim khí.
4/ Đấu tranh xây dựng nhà nước độc lập tự chủ khảo cổ học lịch sử.
5/ Các nền văn hóa dân tộc phía Nam trước lúc hòa đồng cùng văn hóa dân tộc.
Ngô Thị Nhung; Phòng Thông tin-Thư viện
- 07/07/2015 11:56 - Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
- 01/07/2015 11:30 - LỊCH SỬ VIỆT NAM (từ năm 1930 đến năm 1945)
- 01/07/2015 11:07 - VĂN HÓA CHĂM (Cham Cultural Studies)
- 11/06/2015 16:09 - THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
- 11/06/2015 14:39 - TRONG CÕI
- 05/06/2015 15:17 - NGHIÊN CỨU NHỮNG DI CỐT NGƯỜI CỔ DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC HÒA DIÊM (KHÁNH HÒA)
- 05/06/2015 14:13 - VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
- 28/05/2015 08:54 - ĐỊA CHÍ VĨNH PHÚC
- 27/05/2015 11:46 - ĐÌNH LÀNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
- 22/05/2015 10:18 - ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHAMPA
Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp Bộ năm 2014
Thứ tư, 10 Tháng 6 2015 10:08
Chiều ngày 8 tháng 6 năm 2105, Viện Khảo cổ học đã tiến hành nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học cấp Bộ năm 2014 cho đề tài "Nghiên cứu đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa di tích Thành nhà Mạc ở Cao Bằng" do TS. Lê Đình Phụng, Trưởng phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Lịch sử làm chủ nhiệm.
Công trình đã tổng hợp gần đầy đủ hệ thống thành nhà Mạc ở Cao Bằng, dựa trên các kết quả chủ yếu về điều tra, khảo sát, thám sát khảo cổ học và các ngành liên quan. Bước đầu nghiên cứu, đối sánh thành nhà Mạc ở Cao Bằng với thành nhà Mạc hiện còn để tìm hiểu vị trí, mặt bằng, kỹ thuật xây dựng, chức năng vai trò của tòa thành trong lịch sử vương triều Mạc. Nhiều vấn đề như mặt bằng tổng thể, quy mô tính chất các công trình kiến trúc trong hệ thống thành nhà Mạc, nhất là thành Nà Lữ được nghiên cứu sâu. Thông qua đó, nhiệm vụ đã đánh giá giá trị lịch sử văn hóa thành nhà Mạc ở Cao Bằng.
Nhiệm vụ đã được Hội đồng đánh giá cao và đồng ý thông qua để nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm.
- 03/12/2015 17:18 - Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Viện Khảo cổ học và Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosbrisk thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga giai đoạn 2015-2019
- 02/12/2015 10:13 - Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Tư lệnh Hải quân
- 11/11/2015 15:33 - Viện Khảo cổ học tiếp đoàn của Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosbirsk
- 22/08/2015 21:38 - Viện Khảo cổ học tiếp đoàn của Viện Khảo cổ học và Bảo tồn di tích Quảng Tây
- 15/06/2015 09:09 - Nghiệm thu cấp Bộ nhiệm vụ Khoa học cấp Bộ năm 2014
- 21/05/2015 04:53 - Đại hội Chi bộ Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2015 – 2020
- 24/04/2015 10:45 - Trao Quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học
- 07/03/2015 13:26 - Công đoàn Viện Khảo cổ học dã ngoại đầu năm
- 05/03/2015 16:39 - Viện Khảo cổ học chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- 05/03/2015 13:43 - Viện Khảo cổ học chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Nhiều bí ẩn bỏ ngỏ quanh khu phế tích Champa Triền Tranh
Thứ ba, 09 Tháng 6 2015 05:58
Khu di tích Champa Triền Tranh (thuộc địa bàn thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) được đánh giá là một trong số những khu di tích khảo cổ có niên đại sớm và quy mô lớn của người Champa. Sau khoảng 2 tháng phát lộ, đến nay số phận” khu di tích nằm án ngữ ngay trên nền đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi “này vẫn là bài toán chưa có lời giải.
- 03/07/2015 11:37 - Những phát hiện mới về Sa Huỳnh - Champa tại Đà Nẵng
- 27/06/2015 03:00 - Tập huấn khảo cổ học dưới nước Quốc tế tại Hội An
- 26/06/2015 02:53 - Khai quật hào thành di tích Thành Nhà Hồ
- 25/06/2015 02:59 - Phát hiện nhiều cổ vật nghìn năm tuổi ở Thành nhà Hồ
- 12/06/2015 05:49 - Di tích 317 tuổi chờ... sập!
- 02/06/2015 17:40 - Phát hiện nhiều gạch thời Đường ở Thành nhà Hồ
- 02/06/2015 17:34 - Những phát hiện mới tại Di sản Thế giới Thành nhà Hồ
- 01/06/2015 08:04 - Khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)
- 29/05/2015 18:35 - Ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” tại Bảo tàng Hà Tĩnh
- 24/05/2015 20:07 - Khai quật khảo cổ di tích chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm - Hà Nội)
Cận cảnh quá trình khai quật xác ướp 350 năm tuổi
Thứ ba, 09 Tháng 6 2015 06:25
Các nhà khảo cổ Pháp cho biết, tình trạng xác ướp được bảo quản rất tốt. Giày, váy và mũ chôn theo người quá cố còn nguyên vẹn sau hơn 3 thế kỷ.
Quan tài chứa xác ướp được phát lộ trong quá trình xây dựng một trung tâm hội nghị mới ở Rennes, tây bắc nước Pháp. Nó là một trong khoảng 800 ngôi mộ tại khu công trường xây dựng.
CNN cho biết, việc mở nắp quan tài được tiến hành từ tháng 4/2014 nhưng hình ảnh về quá trình này mới được công bố trong những ngày đầu tháng 6. Nhóm chuyên gia khảo cổ thuộc Viện nghiên cứu Quốc gia Pháp chịu trách nhiệm nghiên cứu xác ướp và những di vật chôn theo người quá cố.
Nhà nhân chủng học Rozenn Colleter, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Khi mở nắp quan tài, chúng tôi thấy một thi thể còn mặc nguyên trang phục như váy, mũ và giày. Sau khi sử dụng hệ thống chụp cắt lớp, chúng tôi phát hiện xác ướp được bảo quản trong tình trạng rất tốt”.
Các nhà khảo cổ cho biết, xác ướp là bà Louise de Quengo, qua đời năm 1656. Thi thể được bọc bằng một chiếc áo choàng. Khuôn mặt được phủ lớp vải liệm và chiếc mũ trên đầu.
Nhóm chuyên gia cũng thu thập mô để xác định ADN và kiểm tra các mầm bệnh có trong xác ướp.
Một trong những di vật chôn cùng xác ướp là món đồ trang sức kim loại hình trái tim. Nó là của chồng bà, Toussaint de Perrien, hiệp sĩ vùng Brefeillac. Ông Toussaint qua đời năm 1649 và mộ phần cũng được phát hiện ở gần đó.
Những tấm phủ trên đầu xác ướp.
Đôi ủng giữ ấm gần như nguyên vẹn sau 350 năm chôn cùng thi thể.
Chiếc giày da biến dạng một phần.
Theo Zing.vn
- 24/08/2015 07:39 - Mẩu xương niên đại 3,4 triệu năm có vết cắt.
- 23/07/2015 15:57 - Giải mã thành công cuộn kinh thánh 1.500 tuổi
- 11/07/2015 23:00 - Phát hiện dấu vết tàu đắm trong cuộc xâm lược Nhật Bản của đế quốc Mông Cổ thể kỷ 13.
- 30/06/2015 10:52 - Bí ẩn trong tượng gỗ nhiều tuổi gấp đôi Kim tự tháp
- 12/06/2015 17:13 - Tại sao người Neanderthals không săn thỏ?
- 09/06/2015 06:21 - Thi hài phụ nữ thế kỷ 17 chôn cùng trái tim chồng
- 03/06/2015 10:03 - Phát hiện thêm bằng chứng khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh ở Ngũ Hành Sơn-Đà Nẵng
- 19/05/2015 12:55 - Bằng chứng cho thấy người Neanderthals đã bị tấn công bởi những loài thú ăn thịt
- 18/05/2015 13:27 - Phát hiện thành phố tro tàn ở Iran
- 18/05/2015 13:26 - Kết quả nghiên cứu hóa thạch người ở Tam Pa Ling (Lào)
Thi hài phụ nữ thế kỷ 17 chôn cùng trái tim chồng
Thứ ba, 09 Tháng 6 2015 06:21
Thi hài một phụ nữ quý tộc sống ở thế kỷ 17 còn mặc trang phục được bảo quản gần như nguyên vẹn đã được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện trong một cỗ quan tài bằng chì, bên cạnh thi thể còn có trái tim người chồng của bà.
Thi hài này được tìm thấy trong nhà nguyện St.Joseph ở Rennes, Brittany, miền tây bắc nước Pháp hồi tháng 3/2014. Tuy nhiên, danh tính của người phụ nữ chỉ mới được Viện Nghiên cứu Bảo tồn Khảo cổ học quốc gia Pháp (Inrap) công bố hôm thứ Ba vừa qua.
Các nhà khảo cổ xem xét thi hài của Louise de Quengo. (Nguồn: rt.com)
Đây có thể là thi hài của Louise de Quengo, một góa phụ thuộc tầng lớp quý tộc Breton, qua đời năm 1656 khi được khoảng 60 tuổi. Thi hài có chiều cao 1,45m và vẫn còn mặc quần áo, đi giày và đội mũ. Nhóm khảo cổ của Inrap cho biết thi hài “ở trong tình trạng được bảo quản nguyên vẹn một cách khác thường.”
Danh tính của thi hài được xác định dựa vào những chữ khắc trên chiếc hộp bằng chì đựng trái tim của Pierrien Toussaint, chồng của bà Quengo, qua đời năm 1649. Trái tim của ông đã được chôn cùng với vợ. Thi hài của bà Quengo được mặc các trang phục theo phong cách tôn giáo.
“Có thể thấy ngay là bà ấy mặc nhiều lớp, nhiều loại vải, đi giày,” nhà khảo cổ Rozenn Colleter thuộc Inrap cho biết, và nói thêm rằng đôi tay của thi hài “cầm một cây thánh giá.”
Thi hài mặc áo sơmi vải linen và quần túm ống len, đi giày đế bần, đội vài chiếc mũ và che vải liệm trên mặt. Những trang phục này đều đã được tái hiện và sẽ sớm được đưa ra trưng bày.
Nơi phát hiện ra thi thể. (Nguồn: rt.com)
“Louise có thể đã chuyển sang một lối sống tu hành sau khi trở thành góa phụ,” một bản tuyên bố của Inrad nhận định. Các nhà khảo cổ cũng đã tái dựng tiền sử bệnh lý của bà Quengo, theo đó, bà bị sỏi thận nặng và bị dính màng phổi. Trái tim cũng đã được lấy ra bằng kỹ năng phẫu thuật chuyên nghiệp. “Chúng tôi đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với Louise,” Fabrice Dedouit, một bác sỹ X-quang kiêm nhà khám nghiệm ở Toulouse cho biết.
Thi hài Louise de Quengo sẽ sớm được đưa về chôn cất lại ở Rennes. Ngoài bà Quengo, các nhà khảo cổ còn phát hiện được 4 cỗ quan tài khác cùng 800 ngôi mộ có niên đại từ thế kỷ 17, tuy nhiên tất cả đều chỉ chứa hài cốt./.
Theo VietnamPlus
- 23/07/2015 15:57 - Giải mã thành công cuộn kinh thánh 1.500 tuổi
- 11/07/2015 23:00 - Phát hiện dấu vết tàu đắm trong cuộc xâm lược Nhật Bản của đế quốc Mông Cổ thể kỷ 13.
- 30/06/2015 10:52 - Bí ẩn trong tượng gỗ nhiều tuổi gấp đôi Kim tự tháp
- 12/06/2015 17:13 - Tại sao người Neanderthals không săn thỏ?
- 09/06/2015 06:25 - Cận cảnh quá trình khai quật xác ướp 350 năm tuổi
- 03/06/2015 10:03 - Phát hiện thêm bằng chứng khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh ở Ngũ Hành Sơn-Đà Nẵng
- 19/05/2015 12:55 - Bằng chứng cho thấy người Neanderthals đã bị tấn công bởi những loài thú ăn thịt
- 18/05/2015 13:27 - Phát hiện thành phố tro tàn ở Iran
- 18/05/2015 13:26 - Kết quả nghiên cứu hóa thạch người ở Tam Pa Ling (Lào)
- 16/05/2015 18:40 - Trung Quốc: Ngôi mộ thời Minh chứa nhiều vàng ròng
VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
Thứ sáu, 05 Tháng 6 2015 14:13
Tác giả: Đào Duy Anh
Nxb. Nhã Nam – 2014.
Khổ sách (15 x 24)cm
Số trang: 311 trang.
Việt Nam văn hóa sử cương là một tác phẩm quan trọng do tác giả Đào Duy Anh thực hiện từ nửa đầu thế kỷ 20, thông qua cuốn sách tác giả phác họa và minh định ở chừng mực nào đó cái lược sử văn hóa của người Việt như một dân tộc, một văn hóa, muốn thâu tóm trong những dòng mô tả, nhận xét nhẹ nhàng, cả sinh hoạt vật chất lẫn đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Với một danh sách tác phẩm tham khảo phong phú, đa dạng sau mỗi chương sách, mà độc giả có thể thấy trong đó có rất nhiều văn bản gốc, những tác phẩm có giá trị.
Việt Nam văn hóa sử cương thoáng có nét nghiêm cẩn của một khảo cứu sâu, trình bày được cái di sản văn hóa trong dòng chảy lịch sử, đồng thời vẫn giữ được nét hồn nhiên, thoải mái phóng khoáng của một học giả lần đầu tự mình vạch đường, dẫn lối, giống một nhà dân tộc học điền dã.
Nội dung cuốn sách gồm 5 phần:
1/ Thiên thứ nhất: tự luận
2/ Thiên thứ hai: kinh tế sinh hoạt
3/ Thiên thứ ba: Xã hội và chính trị sinh hoạt
4/ Thiên thứ tư: Tri thức sinh hoạt
5/ Thiên thứ năm: Tổng luận.
Xin trân trọng giới thiệu !
Nguồn: Ngô Thị Nhung
- 01/07/2015 11:07 - VĂN HÓA CHĂM (Cham Cultural Studies)
- 11/06/2015 16:09 - THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
- 11/06/2015 14:39 - TRONG CÕI
- 11/06/2015 10:38 - CÁC NỀN VĂN HÓA CỔ VIỆT NAM (TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỶ 19) (26/03/2015)
- 05/06/2015 15:17 - NGHIÊN CỨU NHỮNG DI CỐT NGƯỜI CỔ DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC HÒA DIÊM (KHÁNH HÒA)
- 28/05/2015 08:54 - ĐỊA CHÍ VĨNH PHÚC
- 27/05/2015 11:46 - ĐÌNH LÀNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
- 22/05/2015 10:18 - ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHAMPA
- 22/05/2015 10:00 - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX
- 22/05/2015 09:55 - NGÀN NĂM ÁO MŨ
NGHIÊN CỨU NHỮNG DI CỐT NGƯỜI CỔ DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC HÒA DIÊM (KHÁNH HÒA)
Thứ sáu, 05 Tháng 6 2015 15:17
- Tác giả: Nguyễn Lân Cường, Hirofumi Matsumura
- Nxb: Văn hóa - Thông tin- 2014
- Số trang: 205tr
- Khổ sách: (16x24)cm.
Tài liệu về cổ nhân học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các cuộc khai quật khảo cổ học, nó giúp ta làm sáng tỏ dần chủ nhân của những hiện vật tìm thấy tại đây, cũng như câu hỏi luôn trăn trở những người khai quật khi phát hiện hàng loạt những ngôi mộ cổ. Chủ nhân nằm trong ngôi mộ ấy là ai ? sinh sống từ xa xưa trên mảnh đất này hay từ đâu tới ? Bởi lẽ đó mà các tác giả, những nhà nghiên cứu thấy sau 7 lần thám sát, khai quật địa điểm khảo cổ học Hòa Diêm, đã đến lúc họ thấy phải tổng kết lại về mặt cổ nhân học của địa điểm này, để tìm hiểu chẳng những chỉ có những tư liệu phong phú về thể chất con người ở đây, về loại hình nhân chủng mà còn về mộ táng, về phong tục chôn cất, về cổ bệnh lý ...
Một cổ Hòa Diêm khá nhiều, nhưng thường mủn nát, nên việc phục chế, gắn chắp mất rất nhiều thời gian, nhiều hộp sọ vỡ thành gần trăm mảnh. Mặt khác, trong ngôi mộ chum không phải lúc nào cũng chỉ có một cá thể mà có khi mai táng 2 hoặc 3, thậm chí tới 5 cá thể. Để phân biệt các cá thể trong một mộ chum không hề đơn giản, nó yêu cầu nhà nghiên cứu phải thận trọng và tìm nhiều cách để đến gần với sự thật, đó là những khó khăn rất lớn với những nhà nghiên cứu. Nhưng, nhờ có sự cộng tác mật thiết giữa các nhà khoa học Nhật Bản và Việt Nam nên bước đầu đã đạt được thành tựu nhất định, và cuốn sách này ra đời đã chứng minh cho đều đó, và đặc biệt có thêm sự hỗ trợ tận tình của Sở VHTT và DL Khánh Hòa và Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa.
Nội dung cuốn sách gốm 3 chương:
1/ Vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu
2/ Tư liệu nghiên cứu: Di cốt tìm được trong các năm khai quật 1999, 2002, 2007, 2010, 2011.
3/ Kết luận: Số lượng cá thể nghiên cứu; niên đại; hình thức mai táng; phong tục; bệnh lý; phân tích dữ liệu về nhân chủng; những đặc điểm răng không đo đạc; thảo luận về đặc điểm chủng tộc của người Hòa Diêm và nguồn gốc.
Kèm theo hệ thống bản đồ và nhiều bản ảnh về công trường khai quật, hố khai quật của các năm khai quật 2002, 2007, 2010, 2011; về các ngôi mộ chum, về di cốt người v.v... dùng để minh họa.
Hy vọng sẽ là tư liệu quý cho nhưng ai quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- 01/07/2015 11:30 - LỊCH SỬ VIỆT NAM (từ năm 1930 đến năm 1945)
- 01/07/2015 11:07 - VĂN HÓA CHĂM (Cham Cultural Studies)
- 11/06/2015 16:09 - THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
- 11/06/2015 14:39 - TRONG CÕI
- 11/06/2015 10:38 - CÁC NỀN VĂN HÓA CỔ VIỆT NAM (TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỶ 19) (26/03/2015)
- 05/06/2015 14:13 - VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
- 28/05/2015 08:54 - ĐỊA CHÍ VĨNH PHÚC
- 27/05/2015 11:46 - ĐÌNH LÀNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
- 22/05/2015 10:18 - ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHAMPA
- 22/05/2015 10:00 - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX
Phát hiện thêm bằng chứng khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh ở Ngũ Hành Sơn-Đà Nẵng
Thứ tư, 03 Tháng 6 2015 10:03
Đà Nẵng, Việt Nam- Một nhóm các nhà khảo cổ học từ Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện 5 rìu đá gần núi Ngũ Hành Sơn. Niên đại của những chiếc rìu này được cho rằng thuộc về văn hóa Sa Huỳnh. “Cuộc khai quật đã cung cấp nhiều thông tin về sự xuất hiện của văn hóa Sa Huỳnh và giai đoạn ChămPa sớm ở khu vực này”, Ông Hồ Tân Tuấn, giám đốc Trung tâm Quản lý Di sản Đà Nẵng cho biết. Các cuộc khai quật sớm hơn trước đó ở di chỉ đã phát hiện được tiền xu, gốm, mảnh đá từ văn hóa Sa Huỳnh và ChămPa. Những đồng tiền đó niên đại thế kỷ 17 và 18 cho thấy những thương nhân Trung Hoa đã có những hoạt động buôn bán ở đó.
Theo: http://archaeology.org
(Dịch: Phạm Thanh Sơn)
- 11/07/2015 23:00 - Phát hiện dấu vết tàu đắm trong cuộc xâm lược Nhật Bản của đế quốc Mông Cổ thể kỷ 13.
- 30/06/2015 10:52 - Bí ẩn trong tượng gỗ nhiều tuổi gấp đôi Kim tự tháp
- 12/06/2015 17:13 - Tại sao người Neanderthals không săn thỏ?
- 09/06/2015 06:25 - Cận cảnh quá trình khai quật xác ướp 350 năm tuổi
- 09/06/2015 06:21 - Thi hài phụ nữ thế kỷ 17 chôn cùng trái tim chồng
- 19/05/2015 12:55 - Bằng chứng cho thấy người Neanderthals đã bị tấn công bởi những loài thú ăn thịt
- 18/05/2015 13:27 - Phát hiện thành phố tro tàn ở Iran
- 18/05/2015 13:26 - Kết quả nghiên cứu hóa thạch người ở Tam Pa Ling (Lào)
- 16/05/2015 18:40 - Trung Quốc: Ngôi mộ thời Minh chứa nhiều vàng ròng
- 15/05/2015 11:34 - Phát hiện xác tàu đắm từ thế kỷ 17
Phát hiện nhiều gạch thời Đường ở Thành nhà Hồ
Thứ ba, 02 Tháng 6 2015 17:40
Trong các đợt khai quật khảo cổ học tại Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ, đã phát hiện được rất nhiều viên gạch có in, khắc chữ “Giang Tây Quân”, “Giang Tây Chuyên”.
Theo các nhà khảo cổ học, đây là những loại gạch cổ được sản xuất cách đây hàng nghìn năm, toàn bộ số gạch cổ trên đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ chỉnh lý, lập hồ sơ khoa học và đưa vào bảo quản phục vụ công tác nghiên cứu trưng bày.
Gạch “giang tây Quân”, “gạch Tây Chuyên” có hình chữ nhật, kích thước trung bình 37 x 5,5cm, nhỏ hơn loại gạch bìa là gạch được sử dụng chủ yếu để xây dựng Thành Nhà Hồ, ở giữa mặt gạch có đóng khung gỗ và khắc chữ chìm rồi in vào gạch khi đang còn ướt. Nét chữ to đậm, viết theo lối chữ chân, chữ được in trên bề mặt viên gạch không giống như gạch bìa của Thành Nhà Hồ thường khắc ở cạnh.
Một đặc điểm khác nữa là loại gạch này có màu xám ghi, được làm từ đất sét mịn, nung ở nhiệt độ cao nên gạch rất đanh chắc. Mặc dù đã qua hàng nhìn năm nhưng gạch không bị thôi bột và luôn giữ được màu sắc.
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu thì đây là loại gạch có niên đại rất sớm từ thời nhà Đường (618-907). Nguyên nước ta thời thuộc Đường có tên là An Nam Đô hộ phú, hàng năm cứ vào mùa đông và mùa thu nhà Đường thường phái nhiều đội quân phòng thủ vùng Lĩnh Nam gọi là “quân phòng thu”, “quân phòng đông”. Các đoàn quân này được tô chức và mang phiên hiệu từng tỉnh ở Trung Quốc và chủ yếu là quân vùng Giang Tây được phái sang nước ta. Chính quyền đô hộ đã lệnh cho quân sĩ đóng gạch, nung ngói để xây thành đắp lũy, trong khi sản xuất, gạch của địa phương nào thì khắc tên của địa phương ấy lên gạch. Gạch “Giang Tây Quân”, “Giang Tây Chuyên” là do quân lính của tỉnh Giang Tây sản xuất.
Viên gạch có chữ "Giang Tây chuyên" phát hiện ở Thành nhà Hồ |
Viên gạch có chữ "Giang Tây quân" phát hiện ở Thành nhà Hồ
Cuối thời đường, An Nam Đô Hộ Phủ được đổi thành Tĩnh Hải Quân. Từ “quân” ở đây có nghĩa là là một đơn vị hành chính cũng giống như các “quân” (đơn vị hành chính) ở Trung Quốc.
Tại Hoàng thành Thăng Long, kết quả khai quật cũng đã phát hiện nhiều viên gạch tương tự nằm ở lớp cuối những dấu tích kiến trúc trong Hoàng Thành, nó tồn tại song song với gạch Lý - Trần. Như vậy có thể khẳng định rằng, các triều đại Việt Nam sau này đã sử dụng các loại gạch này để xây dựng các công trình kiến trúc, cung điện, thành quách.
Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép: “Hồ Qúy Ly đã cho tháo dỡ một số công trình cung điện tại kinh đô Thăng Long về xây dựng thành An Tôn: Năm Đinh Mão (1397) Hành khiến đông tri Đại tông chính tự Lương Nguyên Bưu dỡ gạch ngói, gỗ lớn ở các cung điện Thụy Chương, Đại An, giao hết cho các châu Từ Liêm và Nam Sách chở tới kinh đô mới, gặp bão chìm đắm mất quá nửa”. Như vậy trong quá trình xây dựng Thành Nhà Hồ đã có sự huy động nguồn nguyên vật liệu từ Hoàng thành Thăng Long chở về An Tôn để xây dựng kinh đô mới.
- 04/07/2015 14:58 - Kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ học Đà Nẵng năm 2015
- 03/07/2015 11:37 - Những phát hiện mới về Sa Huỳnh - Champa tại Đà Nẵng
- 27/06/2015 03:00 - Tập huấn khảo cổ học dưới nước Quốc tế tại Hội An
- 12/06/2015 05:49 - Di tích 317 tuổi chờ... sập!
- 09/06/2015 05:58 - Nhiều bí ẩn bỏ ngỏ quanh khu phế tích Champa Triền Tranh
- 02/06/2015 17:34 - Những phát hiện mới tại Di sản Thế giới Thành nhà Hồ
- 01/06/2015 08:04 - Khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)
- 29/05/2015 18:35 - Ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” tại Bảo tàng Hà Tĩnh
- 24/05/2015 20:07 - Khai quật khảo cổ di tích chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm - Hà Nội)
- 21/05/2015 14:17 - Tọa đàm khoa học: Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa - Tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên ngành
Những phát hiện mới tại Di sản Thế giới Thành nhà Hồ
Thứ ba, 02 Tháng 6 2015 17:34
Vừa qua, trong quá trình kiểm kê, khảo sát các di tích trong khu vực vùng đệm di sản thế giới Thành nhà Hồ, cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ đã phát hiện nhiều dấu tích và di vật cổ từ thế kỷ 14-17 trên núi Xuân Đài, cách Thành nhà Hồ khoảng 5km về phía Nam.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, Những dấu tích kiến trúc và các di vật được phát hiện nằm rải rác ở nhiều vị trí trong khuôn viên chùa Du Anh, động Hồ Công... nhưng được phân bố đậm đặc trên một thung lũng nhỏ có diện tích khoảng 100m2, nằm trên độ cao khoảng 30-40m, bên phải chùa Du Anh.
Các hiện vật được tìm thấy nhiều nhất là ngói với nhiều loại như ngói âm dương, ngói mũi sen đơn, ngói mũi sen kép, ngói mũi lá, ngói ống, ngói bò, ngói lá đề...nhiều loại được trang trí tinh xảo, tráng men màu xanh hoặc vàng.
Ngói mũi sen mới được tìm thấy tại núi Xuân Đài
Đặc biệt, tại đây, đã phát hiện ra loại ngói lưu ly là loại ngói thường chỉ dùng để lợp các công trình kiến trúc của hoàng gia hoặc các dinh thự của quan lại quý tộc trước kia, loại ngói này có từ thế kỷ 14-16.
Vật liệu trang trí kiến trúc mới được tìm thấy tại núi Xuân Đài
Ngoài ra, Cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới thành nhà Hồ còn tìm thấy nhiều chân tảng đá được đục đẽo vuông vức, có đường kính 41x41cm, cùng với rất nhiều đồ gốm sứ có kích thước lớn, với khá nhiều dòng gốm như gốm men nâu, men ngọc, men trắng ngà và gốm hoa nâu, chủ yếu là mảnh thạp, bình và bát đĩa... và nhiều đồ sành với phần miệng có gờ hơi loe, trên thân và cổ có trang trí hoa văn hình sóng nước, một số có núm trang trí có từ thế kỷ 14-15.
Cũng tại đây, nhiều gạch vồ lớn, kích thước trung bình 45x24x7cm, trong đó một số viên cũng được tìm thấy có in khắc chữ Hán-Nôm ghi tên các địa danh sản xuất giống như các hiện vật được tìm thấy tại Thành nhà Hồ.
Dãy núi Xuân Đài cách Thành nhà hồ 5km về phía Nam - nơi vừa được phát hiện nhiều cổ vật
Được biết, các hiện vật được phát hiện trên rất có thể có liên quan đến các công trình gác Ngọc Hoàng, am Công Chúa, hoặc là lầu Nghinh phong... mà sử sách đã ghi chép.
Tại đây, trước đó vào tháng 11/2012 Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phát hiện những dấu tích của một công trường khai thác đá lớn. Đây là công trường khai thác đá cổ thứ 2 xây dựng Thành Nhà Hồ được phát hiện (sau công trường khai thác đá tại núi An Tôn).
Cũng theo thông tin từ Trung tâm di sản Thành Nhà Hồ cho biết, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định cho phép được khai quật, nghiên cứu di chỉ khảo cổ này. Có thể nói việc phát hiện những dấu tích và vô số những di vật tại núi Xuân Đài là một phát hiện quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới Thành Nhà Hồ
- 26/06/2015 02:53 - Khai quật hào thành di tích Thành Nhà Hồ
- 25/06/2015 02:59 - Phát hiện nhiều cổ vật nghìn năm tuổi ở Thành nhà Hồ
- 12/06/2015 05:49 - Di tích 317 tuổi chờ... sập!
- 09/06/2015 05:58 - Nhiều bí ẩn bỏ ngỏ quanh khu phế tích Champa Triền Tranh
- 02/06/2015 17:40 - Phát hiện nhiều gạch thời Đường ở Thành nhà Hồ
- 01/06/2015 08:04 - Khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)
- 29/05/2015 18:35 - Ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” tại Bảo tàng Hà Tĩnh
- 24/05/2015 20:07 - Khai quật khảo cổ di tích chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm - Hà Nội)
- 21/05/2015 14:17 - Tọa đàm khoa học: Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa - Tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên ngành
- 17/05/2015 10:31 - Chủ quyền quần đảo Trường Sa qua tư liệu khảo cổ học