Khai quật thăm dò dấu vết mộ vua Quang Trung

Chiều 6-10, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế tiến hành khai quật thăm dò dấu vết mộ vua Quang Trung. Theo đó, khu vực tiến hành khai quật thăm dò tại gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế, Thừa Thiên - Huế), nơi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng đây là địa điểm chôn cất thi hài vua Quang Trung sau khi băng hà.

PGS.TS Bùi Văn Liêm (Phó viên trưởng - chủ trì khai quật) cho biết quyết định của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cho phép đào năm hố thăm dò khảo cổ với diện tích 22m2. Trước mắt, đoàn khảo cổ sẽ mở một hố thăm dò trong khuôn viên chùa Thuyền Lâm (tên cũ Thiền Lâm, ở 150 đường Điện Biên Phủ, Huế). "Việc tìm ra dấu vết của ngài Quang Trung thì chúng tôi chưa dám nói nhưng sẽ là thành công nếu có dấu vết hoặc cả việc không có dấu vết. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho báo chí”, PGS. Liêm nói.

Trước đó, từ năm 1985, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế) đã cho rằng lăng mộ vua Quang Trung được an táng tại khu vực này, dựa trên các tư liệu lịch sử, văn học thời Tây Sơn cùng với các hiện vật gạch đá phát lộ trong vườn các chùa Thuyền Lâm, Vạn Phước và nhà dân.

Ông Xuân đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu trên thực địa và các tài liệu lịch sử, rồi khẳng định: đây là nơi vua Quang Trung đã cho xây dựng cung điện Đan Dương. Khi băng hà, vua đã được an táng tại đây và cung điện được đổi tên thành lăng Đan Dương.

Sau nhiều hội thảo khoa học với những tranh luận không dứt, ngày 15-4-2016, Hội khoa học lịch sử VN đã gửi công văn đề nghị UBND tỉnh Thừa thiên - Huế tổ chức thăm dò khảo cổ học để tìm câu trả lời và đã được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đồng ý.

lang-mo-quang-trung_lrhl.jpg
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (cầm gậy) cùng các nhà nghiên cứu khảo sát khu vực gò Dương Xuân tháng 10.2015
Thăm dò dấu vết lăng mộ vua Quang Trung
Sơ đồ vị trí chùa Thuyền Lâm (màu đỏ) - nơi sẽ khai quật tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cung cấp

Nguyễn Thơ Đình (tổng hợp)

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9028095
Số người đang online: 18