- Tác giả: C.B.Maybon
- Nxb: Thế Giới
- Khổ sách: 14,5x 20,5
- Số trang: 257 trang
nhung_ng_chau_au.jpg
Cuốn sách Những người châu Âu ở nước An Nam bản dịch hai chương II và IV cùng có nhan đề Les europeens en pays d’Annam của cuốn Histoire moderne du pays d’Annam và tiểu luận Une factorerie anglaise au Tonkin au XVII siecle của C.B.Maybon.
Trong hai chuyên luận Những người châu Âu ở nước An Nam và Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài, C.B.Maybon đã dựng lên một toàn cảnh về sự có mặt và hoạt động của các giáo sĩ và thương nhân phương Tây ở An Nam trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Riêng chuyên luận thứ hai đi sâu khai thác và phân tích những tư liệu lưu trữ viết về công ty Đông Ấn Anh và thương điếm Anh ở Phố Hiến, sau chuyển đến Kẻ Chợ, trong ba thập kỷ cuối thế kỷ XVII.
Đây là thời kỳ mà hai xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong của Đại Việt đã có những tiếp xúc, đụng độ đầu tiên về kinh tế và văn hóa với các nước tư bản phương Tây.
Tổng hợp những tư liệu đó, tác giả đã phân tích những bối cảnh và sự chuyển biến của lịch sử thế giới, tình hình các nước Tây Âu, khu vực Đông Á và Đông Nam Á, Đàng Ngoài dưới quyền vua Lê chúa Trịnh và Đàng Trong dưới quyền các chúa Nguyễn, làm nền tảng cho những chính sách và những mối quan hệ về chính trị, thương mại, tôn giáo giữa phương Tây và Đại Việt, qua các phái bộ và các cuộc tiếp xúc, thương lượng ngoại giao, những chuyến đi của các tàu buôn, hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ, công việc buôn bán của các thương điếm ngoại quốc với nhà nước phong kiến và dân chúng.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
 
 
 
 
 
- Tác giả: Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh
- Nxb: Thanh Hóa - 2017
- Khổ sách: 14,5 x 20,5cm
- Số trang: 224 trang
35_vi_khai_quoc.jpg
Nội dung cuốn sách nêu về thân thế, sự nghiệp của 35 vị khai quốc công thần Lam Sơn được vua Lê Thái Tổ ghi trong sách “Lam Sơn thực lục”, đây đều là những người ngay từ mới khởi nghĩa làm quân hỏa thủ, quân thiết kỵ, quân thiết đột, và được ban họ Vua, thông qua đó giúp bạn đọc hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống quân Minh của dân tộc ta.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Ngày 03/11/2017, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ra Quyết định số 1900/QĐ-KHXH về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đợt 2 cho dự án: "Xây dựng phòng thực nghiệm Khảo cổ học".
Theo quyết định này, chủ đầu tư là Viện Khảo cổ học chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu, giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước.
Viện Khảo cổ học trân trọng thông báo để các đơn vị quan tâm dự thầu!
Ngày 10/11/2017 Hội đồng tuyển chọn biểu trưng (Logo) Viện Khảo cổ học dưới sự chủ trì của PGS.TS Nguyễn Giang Hải - Viện Trưởng, Chủ tịch Hội đồng đã bắt đầu phiên họp thứ nhất để xem xét các hồ sơ đăng ký dự thi của các tác giả. Có 33 mẫu biểu trưng của 18 tác giả đã được gửi đến Hội đồng và các bài dự thi được xác định theo mã số để đảm bảo tính khách quan.
Kết quả, Hội đồng đã chọn được 08 mẫu để tiếp tục xem xét và lựa chọn ra 03 mẫu cuối cùng. Các mẫu của các tác giả được lựa chọn vào vòng tiếp theo bao gồm:
  • Mẫu 1a và 1b của tác giả Trần Văn Nghĩa (Hà Nội).
  • Mẫu 2c của tác giả Nguyễn Minh Trung (Hà Nội).
  • Mẫu 4b của tác giả Hoàng Thúy Quỳnh (Hà Nội).
  • Mẫu 5a và 5c của tác giả Nguyễn Đặng Cường (Hà Nội).
  • Mẫu 7b của tác giả Nguyễn Sơn Ka (Hà Nội).
  • Mẫu 11b của tác giả Lê Ngạt (TP.Hồ Chí Minh).
Đây là cuộc thi do Viện Khảo cổ học tổ chức để xác định mẫu biểu trưng hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Khảo cổ học Việt Nam (1968-2018).
Viện Khảo cổ học chân thành cảm ơn sự quan tâm và tham gia của các tác giả, cùng chung tay phát triển ngành Khảo cổ học Việt Nam.
                                                                                                                                                                                     Ban tổ chức
- Tác giả: Hoàng Thúy Quỳnh
- Luận án Tiến sĩ Khảo cổ học, Mã số: 62220317
Học viện Khoa học xã hội
Nội dung ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 4 chương: 1/ Tổng quan tình hình và vấn đề nghiên cứu kỹ thuật chế tạo gốm văn hóa Sa Huỳnh, 2/ Đặc trưng đồ gốm văn hóa Sa Huỳnh, 3/ Kỹ thuật chế tạo đồ gốm văn hóa Sa Huỳnh, 4/ Các khu vực sản xuất gốm Sa Huỳnh và sự chuyển biến của kỹ thuật chế tạo đồ gốm từ Sa Huỳnh sang Chămpa.

xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
-Tác giả: Mai Thùy Linh
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học, Mã số: 60220317
- Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Liên

Công trình ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần: 1/ Tổng quan về Khu di tích Yên Tử, 2/ Hệ thống Tháp thời Lê ở Khu di tích Yên Tử, 3/ Giá trị của Tháp thời Lê ở Khu Di tích Yên Tử và mối quan hệ của nó với các khu Tháp cùng thời trong khu vực Yên Tử.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Câu lạc bộ khoa học Viện Khảo cổ học tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Dinh dưỡng của con người và động vật qua nghiên cứu Isotope”
Trình bày: Dafne Kautamanis (Đại học Wollongong, Australia)
Thời gian: 14h30’ ngày 10 tháng 11 năm 2017 (Thứ 6)
Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học - số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Kính mời các Quý vị quan tâm đến tham dự.
 
- Tác giả: Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh
- Nxb: Thanh Hóa - 2017
- Khổ sách: 14,5 x 20,5cm
- Số trang: 148 trang
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo là cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm lâu dài nhất, nhiều hy sinh gian khổ nhất của dân tộc ta tính từ đầu thế kỷ XV về trước.

Theo “Lam Sơn thực lục”, mục các công thần trận vong, trong mười năm kháng chiến gian khổ, nghĩa quân Lam Sơn đã hy sinh 46 dũng tướng, tiêu biểu có gia đình lê Lai, cả 5 anh em, cha con, bác cháu đều quên mình hy sinh vì nước. Sự hy sinh của Lê Lai không chỉ cứu Bình Định Vương Lê Lợi mà còn cứu cả nghĩa quân Lam Sơn khỏi bị tiêu diệt. Anh trai Lê Lai là Lên Lan, hai con trai là Lê Lư, Lê Lô đều hy sinh anh dũng khi đánh vây thành Nghệ An năm Ất Tỵ (1425). Người con trai út của Lê Lai là Lê Lâm theo cha và hai anh tham gia quân khởi nghĩa, lập được nhiều công lớn, năm Kỷ Hợi, Thuận Thiên thứ 3, làm tướng tiên phong đánh giặc Ai Lao, hy sinh ở động Hồng Di. Như thế là nhà Lê Lai, cả bốn cha con đều hy sinh vì nước.

Tiến tới kỷ niệm sáu trăm năm ngày khởi nghĩa Lam Sơn và 600 năm ngày mất của Trung Túc Vương Lê Lai, được sự giúp đỡ của dòng họ Lê Công thần xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhóm tác giả biên soạn cuốn sách “Gia tộc Trung Túc vương Lê Lai” nhằm giới thiệu tới bạn đọc về tinh thần yêu nước, tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng của Lê Lai và các con ông trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh cũng như hậu duệ của ông sau này trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh
- Nxb: Hồng Đức - 2015
- Khổ sách: 14,5 x 20,5cm
- Số trang: 136 trang
Cuốn sách giới thiệu về lăng mộ, bia ký, toàn văn cả phiên âm, dịch nghĩa của các vị vua và hậu thời Lê Sơ như vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Hoàng thái hậu Ngô Thi Ngọc Dao, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông v.v…, đồng thời qua nội dung văn bia, chúng ta sẽ biết được chính xác về thân thế, sự nghiệp của các vị vua và hậu từng được an táng tại Lam Kinh.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Sinh học của Hiệp hội Hoàng Gia (Philosophical Transactions of the Royal Society B), các cư dân cổ bắt đầu ảnh hưởng có hệ thống đến tiến hóa của các cây trồng từ khoảng  30,000 – 10,000 năm sớm hơn suy nghĩ trước đó của các nhà khoa học.


Lúa mạch  (Hordeum vulgare). Image credit: Cliff.
Thực vật hoang dại chứa một gen làm phát tán hoặc làm vỡ hạt của chúng và phát tán một cách rộng rãi.
Khi một cây bắt đầu được thu hoạch trên phạm vi rộng, hoạt động con người làm thay đổi tiến hóa của nó, thay đổi gen này và khiến cho cây đó giữ lại hạt thay vì phát tán chúng – do đó làm cho nó thích nghi với môi trường nhân tạo và dần dần hình thành nông nghiệp.
Giáo sư Robin Allaby và các đồng nghiệp của ông từ đại học Luân Đôn, đại học Tsukuba và Warwick đã nghiên cứu trên các tàn tích thực vật cổ:  lúa mì Địa Trung Hải, lúa mì Âu – Á, lúa và lúa mạch và cho biết chúng  có chứa các gen “không làm vỡ hạt ”.
Họ nói rằng “Các trình bày của chúng tôi đó là các cây trồng đã thích nghi với sự thuần hóa theo cấp số nhân khoảng 8,000 năm cách ngày nay, với sự xuất hiện nổi trội của kĩ thuật canh tác, không chỉ vậy,  sự chọn lọc này đã thay đổi theo thời gian.”
 “Điều này xác định nguồn gốc của các áp lực chọn lọc dẫn đến sự thuần hóa cây trồng sớm hơn nhiều, và trong các thời kỳ địa chất được coi là không thuận lợi  cho trồng trọt.”
Ở Tell Quaramel, khu vực phía bắc Syria hiện nay, nghiên cứu này đã chỉ ra lúa mì Địa Trung Hải (Triticum monococcum) đã bị ảnh hưởng cách đây khoảng 30,000 năm cách ngày nay.
 
Ngoài ra, lúa mì cổ Âu – Á (Triticum dicoccon) được chứng minh là đã bị ảnh hưởng cách đây 25,000 năm ở miền nam LeVant, lúa mạch (Hordeum vulgare)  cũng thuộc vùng này là trên 21,000 năm cách đây, và lúa (Oryza sativa) ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á hơn 13,000 năm cách đây.
 
Nhóm các nhà khoa học trên cũng nói rằng “Việc minh họa các cây trồng được thuần hóa cách đây 30.000 năm chứng minh cho sự tồn tại dày đặc các quần thể  dân số tại thời điểm này”.
Theo Giáo sư Allaby “ Nghiên cứu này thay đổi bản chất tranh luận về nguồn gốc  nông nghiệp, nó chỉ ra các quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài dẫn đễn sự thuần hóa – đặt chúng vào thế giới tự nhiên, ở đó chúng ta có nhiều loài ví dụ các loài kiến đã thuần hóa nấm ”.
_____
Robin G. Allaby et al. 2017. Geographic mosaics and changing rates of cereal domestication. Phil. Trans. R. Soc. B 372 (1735); doi: 10.1098/rstb.2016.0429
 
       Theo (http://www.sci-news.com/archaeology/cereal-domestication-earlier-than-thought-05356.htm)                                                                                           
 
 
                                                                                                                                                                           Người dịch : Tran Minh

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9026615
Số người đang online: 15