1. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật:
+ Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ cao
2. Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật:
+ Công ty TNHH Đại Tiến Đức
+Công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật An Dương
3. Thời gian và địa điểm mở hồ sơ đề xuất tài chính:
+ Thời gian: 16h, ngày 20 tháng 12 năm 2017
+ Địa điểm: Hội trường - Viện Khảo cổ học, 61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Viện Khảo cổ học xin trân trọng thông báo!
thong_bao.pdf
Theo Quyết định này, Đơn vị được phê duyệt là Công ty cổ phần Tư vấn Công nghệ cao, Địa chỉ: số 7, hẻm 49/87/25 Đức Giang, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Viện Khảo cổ học trân trọng thông báo!
280.pdf
Đoàn nghiên cứu đã phát hiện tại 3 hố khai quật nhiều loại hình di vật như kiến trúc, gốm men, đồ sứ, đồ sành, gốm thô, tiền đồng... có niên đại từ thế kỷ I-II TCN và thế kỷ XVII-XVIII.
Kết quả nghiên cứu ban đầu của các chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của các hiện vật gốm thô cho thấy ngay từ những thế kỷ I-II TCN nơi đây là một điểm tụ cư của con người thời sơ sử. Đồng thời, sự góp mặt của loại bình 6 quai cho thấy dưới thời thuộc Đường, tại Đền Huyện đã từng tồn tại những công trình kiến trúc lớn.
Lá đề trang trí rồng và hoa sen bằng đất nung có niên đại thời Trần (thế kỷ XIV)
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số hiện vật thời Lý. Các dấu vết thời Trần cũng được tìm thấy ở cả 3 hố khai quật cùng với rất nhiều loại hình di vật khác nhau cho thấy dấu ấn đậm đặc của thời Trần.Việc phát hiện một số cấu kiện của tháp, các ghi chú và họa tiết trang trí trên cấu kiện là bằng chứng quan trọng cho biết dưới thời Trần, tại khu vực Đền Huyện có quần thể kiến trúc chùa Tháp nhiều tầng.
Cấu kiện tháp bằng đất nung thời Trần
Các loại gốm men thời Trần
Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, những phát hiện khảo cổ học tại di tích Đền Huyện cho thấy đây là một di tích hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Các cơ quan chức năng cần phải phối hợp bảo tồn và quan tâm đầu tư nghiên cứu, làm rõ giá trị của di tích này.
Đền Huyện là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, hiệu là Bát lang Hoàng tử. Ông được triều đình phong làm Tri Châu cai quản đất Nghệ An và có công ổn định chính trị, chống giặc, đắp đê, khai hoang mở mang bờ cõi. Sau khi mất, ông được nhân dân tôn làm bậc Thánh và lập đền thờ phụng tại nhiều nơi. Đền Huyện là một trong bốn ngôi đền thờ ông ở huyện Nghi Xuân. Với tư cách là di tích khảo cổ học, đền Huyện được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện năm 1976 và được Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật năm 1990. Đợt khai quật đã phát hiện nhiều di vật gốm, đất nung được xác định niên đại thời Trần, Lê. |
Tin, ảnh: Quang Cường
Nhẫn, vòng, trang sức dát vàng cùng những chuỗi hạt của người dân Phù Nam khoảng 1.500 năm trước tại Nam bộ lần đầu được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh).
Hơn 300 hiện vật khai quật từ các di tích tại An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An... được gọi là "Báu vật vương quốc cổ" đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (quận 1, TP HCM).
Chúng thuộc về quốc gia cổ Phù Nam, tồn tại từ thế kỷ I-VII. Đây từng là vương quốc phồn thịnh, lãnh thổ bao gồm cả vùng Nam bộ của Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và phía Bắc bán đảo Mã Lai. Trong ảnh là những chiếc nhẫn vàng được chạm khắc hình bò Nandi - linh thú của người Phù Nam xưa, được đánh giá là rất tinh tế.
Năm 1944, nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret lần đầu phát hiện di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) - cảng thị sầm uất của người Phù Nam xưa. Ông cho khai quật và thu được nhiều hiện vật giá trị, đặc biệt là trang sức bằng vàng. Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử - cho rằng đây đều là những báu vật của vương quốc Phù Nam xưa, được chạm khắc tính tế dưới bàn tay tài hoa của người thợ kim hoàn.
Chuỗi hạt bằng vàng. Sau di chỉ tại Óc Eo, thêm nhiều di vật của người Phù Nam xưa được tìm thấy qua những cuộc điền dã, khai quật tại Kiên Giang, Long An, TP HCM, Đồng Nai... Những di vật này được lưu giữ trong nhà kho các bảo tàng tỉnh thành, công chúng ít được tiếp cận.
Những tấm vàng lá được chế tác hình cánh hoa, bánh xe, mặt trăng... hoặc chạm khắc hình thần, voi. Chúng được đánh giá có kỹ thuật rất tinh tế, chứng tỏ trình độ chế tác, thẩm mỹ rất cao của người thợ kim hoàn xưa. Trong ảnh là hình con voi được chạm khắc trên lá vàng.
Lá vàng hình cánh hoa.
Chất liệu chế tác trang sức còn là đá quý, đá màu, mã não, thủy tinh và đất nung. Một số hạt còn được chạm, sơn vẽ mặt ngoài với nhiều đề tài sống động. Theo tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, chuỗi hạt là hiện vật thu được nhiều nhất tại di tích Óc Eo, có tạo hình giống các loại tìm thấy tại Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã… Việc này chứng tỏ cảng thị Óc Eo từng là nơi giao thương lớn, kết nối nhiều nền kinh tế, văn hóa của thế giới cổ.
Trong những di chỉ, các nhà khoa học còn tìm được con dấu từng được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ và La Mã cổ đại. Những con dấu của người Phù Nam xưa không chỉ thể hiện chức năng quản lý xã hội mà còn kết hợp thành vật trang sức.
Vương quốc Phù Nam nổi tiếng là "xứ vàng" nên nghề kim hoàn rất phát triển. Các sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu trang trí, tín ngưỡng và giao thương quốc tế. Trong ảnh là nồi nấu kim loại bằng đất nung.
Một khuôn đúc của người thợ kim hoàn xưa ở vùng Óc Eo.
Vương quốc Phù Nam sau nhiều thế kỷ tồn tại đã suy yếu, dần bị các quốc gia khác chinh phạt rồi biến mất một cách bí ẩn.
Theo quan điểm truyền thống, các nhóm người hiện đại sớm đã di cư khỏi châu Phi cách đây 60 ngàn năm. Gần đây, các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng cho thấy thời điểm mà tổ tiên chúng ta bắt đầu di cư có thể sớm hơn rất nhiều.
Từ hàng ngàn năm trước, những người hiện đại (Homo Sapiens) đầu tiên đã vượt núi, sa mạc và đại dương để đến châu Phi. Châu Phi là địa điểm đầu tiên trên sơ đồ tiến hóa loài người, và từ đó chúng ta sinh sôi, lan rộng đến châu Á, châu Úc.
Châu Phi là địa điểm đầu tiên trên sơ đồ tiến hóa loài người.
Theo quan điểm truyền thống, việc loài người rời khỏi châu Phi diễn ra cách đây 60 ngàn năm. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng hầu hết người ngoài châu Phi ngày nay đều sao chép tổ tiên của mình theo chân cuộc di cư lớn nói trên.
Gần đây, các nhà khoa học vừa khám phá một số bằng chứng cho thấy thời điểm mà tổ tiên chúng ta bắt đầu di cư có thể sớm hơn rất nhiều, cách đây khoảng 120 ngàn năm. Những người di cư đầu tiên cũng đã giao cấu với các loài linh trưởng khác sống cùng thời như Neanderthals và Denisovans (Người Denisovan sống ở Siberia, Nam Á... và có cùng nguồn gốc với người Neanderthal. Các loài họ hàng gần của loài người này đều đã tuyệt chủng). Đến hôm nay chúng ta đã tìm thấy các dấu vết gene của những nhóm người di cư sớm nói trên.
Tổ tiên chúng ta bắt đầu di cư có thể sớm hơn rất nhiều, cách đây khoảng 120 ngàn năm. (Ảnh: News Leak Center).
Thông tin mới được công bố trên tạp chí Science buộc các nhà khoa học phải điều chỉnh lại các kiến thức đã biết. Theo nhà khảo cổ học Michael Petraglia đến từ học viện Khoa học Lịch sử Loài người Max Planck (Đức) và cũng là một tác giả tham gia nghiên cứu này, các cuộc di cư khỏi châu Phi trước thời điểm 60 ngàn năm có thể là những nhóm nhỏ người đi tìm thức ăn cho gia súc. Một số trong các nhóm này đã để lại các dấu vết gen cấp thấp ở người hiện đại. Sự kiện đã diễn ra cách đây 60 ngàn năm hoặc trễ hơn nữa là một cuộc di cư lớn khỏi châu Phi.
Theo những phát hiện gần đây được xem xét trong nghiên cứu mới, câu chuyện loài người di tản khắp thế giới phức tạp hơn chúng ta từng nghĩ.
Bản đồ các địa điểm và con đường di cư được giả định khi người hiện đại đi tìm thức ăn ở châu Á vào cuối kỷ Pleistocene cách đây 126 ngàn năm (Ảnh: Katerina Douka, Michelle O'Reilly).
Các hóa thạch đầu tiên được xem là "người hiện đại" dựa trên thời điểm vật lý cách đây 200 ngàn năm. Tàn tích của người Homo sapiens được tìm thấy tại Sừng châu Phi (Horn of Africa) có niên đại ít nhất 195 ngàn năm tuổi.
Theo quan điểm cũ, việc sử dụng công cụ bắt đầu tại châu Phi cách đây 60 ngàn năm rồi lan rộng về phía Bắc và Đông. Nhưng một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng các hành vi hiện đại hơn như sử dụng dao, đánh cá ở biển sâu và nghệ thuật hang động đã có từ trước cuộc di cư lớn. Và có những trường hợp mà các hành vi này liên quan tới dân số ở các loài linh trưởng khác. Những người hiện đại đầu tiên đi tìm thức ăn cho gia súc và giao cấu với các loài đó đã góp phần truyền bá các hành vi này.
Quan điểm mới đã giải thích được vì sao những người ngoài châu Phi ngày nay vẫn có khoảng 1-4% di sản của người Neanderthal và các cư dân Melanesia hiện đại có khoảng 5% di sản của người Denisovan. Các nhóm linh trưởng sớm này và người hiện đại đã giao phối, truyền bá văn hóa và vật liệu gene với nhau.
Hành vi hiện đại hơn như sử dụng dao, đánh cá ở biển sâu và nghệ thuật hang động đã có từ trước cuộc di cư lớn. (Ảnh: News Leak Center).
Như vậy là, trên thực tế, "sự lan truyền của những hành vi được cho là loài người hiện đại đã không xảy ra theo một tiến trình vượt thời gian đơn giản từ tây sang đông", trưởng nhóm nghiên cứu đến từ đại học Hawaii ở Manoa, Christopher Bae, cho biết.
Theo quyết định này, nhà thầu trúng thầu là Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thiên Phong (Địa chỉ: số 7 - ngõ 80 đường Núi Đôi, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội).
Viện Khảo cổ học trân trọng thông báo!
Từ đó đến nay, địa điểm này được một số cơ quan tiến hành khai quật, nghiên cứu. Lần khai quật gần đây nhất vào tháng 12/2013 do Sở VH-TT Hà Nội phối hợp với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thực hiện. Những đợt khai quật đã thu được hiện vật khảo cổ gồm đồ đá, đồ đồng, đồ gốm của văn hoá Đồng Đậu.
Giai đoạn văn hoá Đồng Đậu là một trong bốn giai đoạn phát triển của văn hoá Đông Sơn – từ sơ kỳ thời đại Đồng đến sơ kỳ thời đại Sắt. Giai đoạn văn hoá Đồng Đậu cách ngày nay khoảng 1500 – 1000 năm trước Công Nguyên.
Các di tích thuộc văn hoá Đồng Đậu được phân bố chủ yếu ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Ở Hà Nội đã phát hiện, khai quật, nghiên cứu những địa điểm tiêu biểu như thành Dền (Mê Linh), đình Chàng (Đông Anh)...
Về hiện trạng khu vực di chỉ Vườn Chuối, Sở VH-TT Hà Nội cho biết, hiện nay, toàn bộ khu di chỉ Vườn Chuối nằm trong dự án khu đô thị của công ty xây dựng Thăng Long 9 làm chủ đầu tư. Trên toàn bộ khu di chỉ chưa có hiện tượng xây dựng các công trình lên trên. Các khu đất trống của di chỉ đang được một số hộ dân trồng cây hoa màu, trong khi dự án chưa được thực hiện. Khu vực liền kề di chỉ có một số doanh nghiệp đổ và san gạt các chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng.
Vì vậy, Sở VH-TT Hà Nội đề xuất UBND TP Hà Nội có văn bản tới Ban quản lý dự án Thăng Long 9, Tổng công ty cổ phần thương mại – xây dựng Việt Nam đề nghị tổ chức bảo vệ và giữ nguyên trạng khu vực di chỉ Vườn Chuối như hiện nay cho đến khi có ý kiến của UBND TP Hà Nội đối với việc bảo tồn di chỉ khảo cổ.
Trong quá trình cải tạo, xây dựng khu vực khác mà thấy có khả năng có di tích hoặc di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công rồi thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho UBND huyện Hoài Đức để được phối hợp, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Sở VH-TT, UBND huyện Hoài Đức trong việc nghiên cứu, đề xuất phương án bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối.
Bên cạnh đó, Sở VH-TT Hà Nội cũng đề nghị UBND TP Hà Nội giao huyện Hoài Đức, phối hợp với Ban quản lý dự án Thăng Long 9, Tổng công ty cổ phần Thương mại – xây dựng Việt Nam trong việc bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng khu vực di chỉ Vườn Chuối như hiện nay cho đến khi có ý kiến của thành phố đối với việc bảo tồn di chỉ khảo cổ Vườn Chuối.
Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình ở các khu vực liên quan đến di chỉ để có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện các dấu tích, di vật, hiện vật.
Sở cũng đề nghị thành phố cho phép tổ chức sưu tầm tư liệu, hồ sơ khai quật di chỉ ở Vườn Chuối; tổ chức đoàn chuyên gia khảo sát hiện trạng; tổ chức toạ đàm khoa học đánh giá giá trị, hiện trạng và đề xuất phương án bảo tồn, làm cơ sở để đề xuất, tham mưu thành phố về việc bảo tồn di chỉ Vườn Chuối. Dự kiến thời gian thực hiện từ tháng 12/2017 đến quý I năm 2018.
Hà Tùng Long (http://dantri.com.vn)
Các nhà khảo cổ học đang lên tiếng kêu cứu di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối có niên đại 3.500 năm - nơi những cư dân đầu tiên của Hà Nội sinh sống - đang có nguy cơ bị xóa sổ.
Ngày 4-12, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, cựu giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, gửi thư đến Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị khẩn thiết bảo tồn khẩn cấp khu di chỉ khảo cổ học ở Vườn Chuối, thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Hàng chục nghìn hiện vật quý hiếm
Ông Huy viết rõ trong thư, Vườn Chuối nằm trong một phức hợp các di tích khảo cổ học có niên đại đặc biệt với TP Hà Nội, đánh dấu sự có mặt của con người trên địa bàn Hà Nội ít nhất cũng từ 3.500-2.000 năm cách ngày nay. Đó là một dấu mốc đặc biệt hiếm hoi với lịch sử Hà Nội.
"Địa điểm Vườn Chuối được phát hiện đầu tiên năm 1969 đến nay đã trải qua 8 đợt khai quật. Nhưng cho đến nay di chỉ khảo cổ học này vẫn chưa được đưa vào danh mục kiểm kê di tích của Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội.
Do không được kiểm kê, không được đánh giá để xếp hạng di tích nên hiện nay toàn bộ 19.000m2 của di chỉ khảo cổ học này đã bị quy hoạch vào dự án Thăng Long 9 (khu đô thị Kim Chung - Di Trạch) do Tổng công ty cổ phần Thương mại - xây dựng Việt Nam đầu tư.
Nếu các cơ quan có thẩm quyền không có kế hoạch bảo vệ di chỉ khảo vệ di chỉ khảo cổ học đặc biệt quan trọng này với Hà Nội thì chắc chắn di chỉ Vườn Chuối và các di chỉ khảo cổ học lân cận sẽ bị xóa sổ trong tương lai gần", PGS.TS Nguyễn Văn Huy đề nghị khẩn thiết trong thư.
Ông chỉ rõ khu vực khảo cổ học Vườn Chuối cùng các di chỉ khảo cổ học liên kề là rất quý và hiếm với TP Hà Nội nói riêng và với quốc gia nói chung.
Đây là một phức hợp của rất nhiều các di chỉ khảo cổ như Gò Mõ Phượng, Gò Chùa Do, Gò Chiền Vậy, Gò Rền Rắn, Gò Vườn Chuối. Phức hợp các di chỉ khảo cổ này thuộc thời đại Hùng Vương, phản ánh quá trình định cư và sinh sống của những cư dân đầu tiên trên địa bàn Hà Nội kéo dài suốt từ 4.000 năm cho đến 1.800 năm cách ngày nay.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện 3 tầng văn hóa liên tiếp ở di chỉ này từ văn hóa Đồng Đậu (3.500-3.000 năm), văn hóa Gò Mun (3.000-2.500 năm) cho đến văn hóa Đông Sơn (2.500-1.800 năm) cách ngày nay.
Qua 8 lần khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 29 ngôi mộ tiền sử (chủ yếu là các mộ thuộc văn hóa Đông Sơn có đồ gồm và vũ khí đồng được chôn theo).
Ngoài ra còn có gần 15 vạn mảnh gốm, 50 hiện vật gốm vỡ và nguyên vẹn, hơn 200 hiện vật đồng, 11 hiện vật sắt, 1.000 hiện vật gỗ...
Nguy cơ xóa sổ khu khảo cổ học
Ông Nguyễn Văn Huy còn đặt lại vấn đề trong những năm 2009-2011, khi dự án Thăng Long 9 san lấp mặt bằng đã làm phát lộ nhiều ngôi mộ tiền sử và phá hủy môt phần di chỉ, làm hư hại nhiều hiện vật, thì nhiều nhà khoa học và báo chí đã lên tiếng về sự phá hủy của khu vực khảo cổ học. Nhưng sau đó không biết vì lý do gì, sự việc rơi vào im lặng.
Đến nay, chưa có cơ quan thẩm quyền nào về văn hóa của Hà Nội tiến hành đo đạc, xem xét để đưa khu chi chỉ khảo cổ học Vườn Chuối vào danh mục kiểm kê di tích của địa bàn Hà Nội. Các cơ quan liên quan cũng chưa có văn bản xử lý vấn đề bảo tồn khu khảo cổ học Vườn Chuối.
Cuối thư, PGS.TS Nguyễn Văn Huy bày tỏ mong muốn lãnh đạo cao nhất của TP sẽ xem xét và có kế hoạch cũng như biện pháp khẩn cấp bảo vệ khu di chỉ Vườn Chuối.
Ông Huy đề xuất trước hết cần lập hồ sơ đánh giá để sớm đưa di chỉ này vào danh mục di tích lịch sử, văn hóa cần bảo tồn khẩn cấp. Sau đó, TP cần làm việc với Ban quản lý dự án Thăng Long 9, Tổng công ty cổ phần Thương mại Việt Nam để có phơng án bảo tồn di chỉ văn hóa này.
"Nếu không, khi công trường xây dựng triển khai đầu năm 2018 thì di chỉ khảo cổ học quý này sẽ bị phá hủy hoàn toàn", ông Huy viết cuối thư.
Vẫn chưa có hồ sơ quản lý di sản?
Sau khi lá thư của ông Huy được gửi đi, ngày 5-12, Sở Văn hóa, thể thao Hà Nội đã đến khảo sát, kiểm tra di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối.
Đoàn kiểm tra kết luận hiện nay toàn bộ khu di chỉ Vườn Chuối nằm trong dự án khu đô thị của Công ty xây dựng Thăng Long 9 làm chủ đầu tư.
Hiện trên toàn bộ khu di chỉ chưa xây dựng các công trình lên trên. Còn khu vực liền kề có một số doanh nghiệp đổ và san gạt các chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng...
Biên bản làm việc của đoàn kiểm tra cũng nêu rõ: "Hiện nay các vấn đề liên quan đến công tác quản lý như chỉ giới khu di chỉ, thành tựu khoa học của các đợt khai quật, hồ sơ quản lý... về phía địa phương xã và huyện là không có.
Từ đó gây khó khăn cho việc phối hợp quản lý. Đề nghị các ngành chức năng, các cơ quan chuyên môn có phương án, biện pháp cung cấp các tư liệu để phục vụ công tác quản lý khu di chỉ được đảm bảo".
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Trương Minh Tiến - phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao Hà Nội - giải thích: "Nếu đưa di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối vào danh mục bảo tồn thì phải nằm trong quy hoạch khảo cổ chung tổng thể của Hà Nội.
Mà quy hoạch này hiện chúng tôi chưa xây dựng. Trước đây tỉnh Hà Tây đã giao khu đất này cho doanh nghiệp, nên bây giờ thu hồi lại khu khảo cổ học đó rất khó".
Tuy nhiên, ông Tiến khẳng định sẽ kiến nghị lên TP xem xét bảo tồn một phần của khu vực khảo cổ học Vườn Chuối.
+ Giải nhì thuộc về mẫu 5a của tác giả Nguyễn Đăng Cường (Hà Nội):
Mẫu 5A, tác phẩm dự thi của tác giả Nguyễn Đăng Cường
Mẫu 2C, tác phẩm dự thi của tác giả Nguyễn Minh Trung
Mẫu 4B, tác phẩm dự thi của tác giả Hoàng Thúy Quỳnh
Viện Khảo cổ học chân thành cảm ơn sự quan tâm và tham gia của các tác giả trong cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) của Viện Khảo cổ học Việt Nam.
Phiên khai mạc Hội thảo khoa học Quốc tế (Ảnh: Hà Mạnh Thắng)
Các đại biểu tham dự Hội thảo (Ảnh: Hà Mạnh Thắng)
Toàn cảnh Hội thảo (Ảnh: Hà Mạnh Thắng)
Thành công và kế hoạch tương lai của SPAFA
Khai quật khảo cổ học dưới nước tại Mado (Hàn Quốc)
Dấu tích một ngôi chùa cổ được phát hiện dưới lòng sông Mê Kông tại Bokeo, Lào