- Tác giả: Nhiều táoc_eo.jpgc giả
- Nxb: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - 2016
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 697 trang
Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa – khoa học lớn gắn liền với đất nước – con người vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông. Năm 1944, từ sự phát hiện nhỏ lẻ của nhân dân địa phương trước đó, nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đã tiến hành khai quật khu di tích văn hóa Óc Eo tại địa điểm Gò Óc Eo, trên cánh đồng phía Đông và Đông Nam núi Ba Thê, nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây là cuộc khai quật khảo cổ có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu khảo cổ về nền văn hóa mới ở An Giang và Nam Bộ, với tên gọi là “Văn hóa Óc Eo”

Nội dung cuốn sách: Cuốn sách là kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Quốc gia “ Giá trị di sản văn hóa Óc Eo – An Giang trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, do Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, phối hợp với Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang (UBND tỉnh An Giang) đồng tổ chức. Tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả, nhưng được chia ra làm 3 chủ đề chính: 1/ Di sản văn hóa Óc Eo từ góc nhìn lịch sử; 2/ Một số bình diện văn hóa Óc Eo; 3/ Giá trị kinh tế - xã hội của di sản văn hóa Óc Eo.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tviet_nam_-_campuchia.jpgác giả: PGS.TS. Lê Trung Dũng
- Nxb: Khoa học xã hội - 2015
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 615 trang
Nội dung cuốn sách: Gồm phần mở đầu và 5 chương: 1/Thử tìm hiểu quan niệm truyền thống về biên giới của người Việt; 2/ Quá trình xác lập chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Trung bộ và Nam bộ; 3/ Quan hệ biên giới – lãnh thổ Việt Nam – Campuchia dưới triều Nguyễn; 4/ Hoạch định biên giới Việt Nam – Campuchia trong thời Pháp thuộc; 5/ Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 1945 – 1978; 6/ Hoạch định biên giới trên bộ Việt Nam – Campuchia từ năm 1979 đến năm 2012.

Xin trân trọng giới thiệu!
 
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnhdat_va_nguoi_nam_bo.jpg
- Nxb: Trẻ - 2015
- Khổ sách: 15,5 x 23cm
- Số trang: 365 trang
 
Nội dung cuốn sách: Ca Văn Thỉnh (1902 – 1987) là học giả hiện đại đi tiên phong trong việc nghiên cứu văn hóa truyền thống Nam bộ, để lại những kết quả và thành tựu quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng đối với các nhà nghiên cứu đi sau trong các lĩnh vực văn học, nho học, sử học, Nam bộ thế kỷ XVIII – XIX. Mục tiêu nghiên cứu của ông là khẳng định giá trị, bản sắc văn hóa cũng như cổ học Nam bộ, bác bỏ những luận điểm sai trái của học giả trong và ngoài nước về con người, lịch sử, văn chương, giáo dục Nam bộ.

Về mặt sử học, Ca Văn Thỉnh chứng minh rằng Nam bộ là đất có lịch sử lâu đời, do người Việt khai khẩn và tạo dựng nên bằng con đường hòa bình, ông kêu gọi người Nam bộ hãy tìm hiểu, giữ gìn và yêu quý các di tích, lịch sử, văn hóa của mình. Về mặt văn học, ông cho thấy Nam bộ rõ ràng có một nền văn học quy mô tổ chức hẳn hỏi, với những tác phẩm tiêu biểu cho thần “ngay thảo”, “hào khí Đồng Nai”. Về mặt nho học, ông khẳng định đất Nam bộ có một nền giáo dục vững chắc, lâu đời với đặc điểm “điểm yếu, thiết thiệt”, “tập nghĩa”, “dưỡng khí”, đề cao đạo nghĩa danh tiết, và con người Nam bộ là những người “có văn hóa”, “biết đạo nghĩa”.
Cuốn sách là tập hợp những công trình, tác phẩm của ông để lại cho thế hệ ngày nay. Bao gồm các phần sau: 1/ Đền Đế Thiên đối với tiền nhơn ta; 2/ Minh bột di ngư một quyển sách, hai thi xã; 3/Lễ kỷ niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu – tác giả Lục Vân Tiên; 4/ Khổng học ở đất Đồng Nai; 5/ Nguyễn Văn Thoại với sự đào Thoại Hà và kinh Vĩnh Tế; 6/ Tiểu sử Nguyễn Văn Thoại (Thụy) (1761 – 1829); 7/ Đất và người Nam bộ; 8/ Mạc thị gia phả và trận Rạch Gầm – Xoài Mút; 9/ Ý nghĩa về văn học sử Nam bộ và mối quan hệ Bắc Nam; 10/ Hào khí Đồng Nai.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: hang_hai_2.jpgVũ Hữu San
- Nxb: Phụ Nữ - 2017
- Khổ sách: 15,5 x 23,5cm
- Số trang: 626 trang

 
Môi trường đời sống thay đổi luôn luôn, nền văn hóa dân tộc cũng thay đổi. Tìm hiểu sự liên hệ giữa môi trường sinh sống và nền văn hóa của tổ tiên ta trong quá khứ là một việc làm thật cần thiết.

Cuốn sách này trình bày các đặc tính của dân ta qua khía cạnh sinh hoạt trong môi trường nước. Việc nghiên cứu cho thấy rằng dân tộc Việt là giống dân tiên phong của nhân loại trong các sinh hoạt hàng hải.

Nội dung cuốn sách gồm 12 chương:
1/ Hàng Hải: Thành phần căn bản của văn hóa dân tộc; 2/ Hàng hải, truyền thống lâu đời Việt Nam; 3/ Những cái nhìn mới mẻ về Đông Nam Á và Việt tộc; 4/ Những phát minh của dân Việt về ghe thuyền ảnh hưởng đến lịch sử thế giới; 5/ Khoảng trống văn học dân ta: Những thành tích hàng hải; 6/ Người Việt thời cổ và hàng hải; 7/ Ảnh hưởng Đông Sơn và văn hóa Việt qua mặt các đại dương theo quan điểm hàng hải; 8/ Những thăng trầm trong hàng hải và sinh hoạt biển của Việt Nam; 9/ Người Việt và người Trung Hoa thời cổ trong giả thuyết dân Á Đông vượt Thái Bình Dương; 10/ Hải quân Việt Nam có từ khi nào ?; 11/ Hàng hải và rễ bản địa của dân tộc; 12/ Nước và Triết lý.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác ginghien_cuu_toc_nguoi.jpgả: Ngô Văn Lệ
- Nxb: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - 2017
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 664 trang
Nội dung cuốn sách:
Tộc người và văn hóa tộc người từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn; trong đó, Nhân học luôn giữ vai trò chủ đạo. Tộc người là một cộng đồng người có sức sống xuyên thời gian và mỗi tộc người có một nền văn hóa riêng. Văn hóa gắn liền với một tộc người và góp phần làm nên sức mạnh để tộc người đó phát triển và giữ được bản sắc của mình.

Trong bối cảnh hiện nay, khi toàn cầu hóa như là một xu thế tất yếu thì việc nghiên cứu các khía cạnh tộc người và văn hóa tộc người là một đòi hỏi và cũng là một yêu cầu khách quan, góp phần vào sự phát triển và phát triển bền vững của các quốc gia, các tộc người trên bình diện thế giới cũng như ở Việt Nam.

Sách gồm tập hợp các bài viết của nhiều tác giả chia ra làm 3 chủ đề chính:
Chủ đề 1: Vấn đề giáo dục và nghiên cứu khoa học
Chủ đề 2: Tộc người – văn hóa tộc người – Tôn giáo
Chủ đề 3: Những vấn đề khu vực
Xin trân trọng giới thiệu đến đông đảo bạn đọc!
Ngô Thị Nhung

son_nam.jpg- Tác giả: Võ Văn Thành
- Nxb: Trẻ - 2013
- Khổ sách: 14 x 20cm
- Số trang: 185 trang
Nội dung cuốn sách:
Thông qua cuốn sách, tác giả Võ Văn Thành không chỉ cung cấp bức tranh tổng hợp về văn hóa vùng miền, mà còn giúp cho bạn đọc cảm nhận được các lát cắt văn hóa đặc trưng, được ghép từ những chi tiết thú vị, chắt lọc qua góc nhìn của Sơn Nam.

Bằng các trích dẫn chọn lọc, tổng hợp có hệ thống nguồn tư liệu tìm được, tác giả Võ Văn Thành đưa người đọc đi từ những cảm nhận văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể về Nam Bộ. Văn hóa vật thể ở đây gồm: văn hóa mưu sinh, ẩm thực, trang phục, cư trú, giao thông... Còn văn hóa phi vật thể là tổ chức cộng đồng, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, nghệ thuật. Độc giả có thể thấy nhà văn Sơn Nam tận lực trong việc ghi nhận và phổ biến nét đẹp trên nhiều phương diện của người miền Nam.

Cuốn sách ngoài phần giới thiệu, phụ lục ảnh ra, nội dung được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Giới thiệu về thân thế, sự nghiệp sáng tác và biên khảo của nhà văn Sơn Nam với tiêu đề: Nhà văn Sơn Nam – thân thế và sự nghiệp; Chương 2: Văn hóa vật thể vùng đất Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam; Chương 3: Văn hóa phi vật thể vùng đất Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam.
Xin trân trọng giới thiệu!
 
Ngô Thị Nhung
 
Conveners: Kalayar Myat Myat Htwe and Pira Venunan - kalayar.yinminnthu@gmail.com

Archaeometallurgy, the study of human : metal interactions during the production, exchange and consumption of metal artefacts and by-products, has a variable time depth and intensity around IPPA’s geographical remit. East Asian metals research has long been at the cutting edge of the field but all IPPA regions have advanced rapidly in the last decade, to the point where useful data comparisons and syntheses are now becoming viable for this potentially far-voyaging material culture medium.
The number of trained specialists remains low, especially with respect to the vast territories that remain archaeologically unexplored and the numerous excavated assemblages that have yet to be studied. Nevertheless, we are pleased to note the growing number of students and young researchers gradually bettering our understanding of how metals and their extended lifecycles were integrated and manipulated, in various spheres, particularly economic and political.
This session would like to welcome researchers and students to share with the community their work and discoveries related to the study of ancient metallurgy and metals, of any period and from across the entire IPPA remit. It is hoped that this session will serve as a venue for scholars to present, discuss, and exchange their ideas and perspectives on ancient metallurgy, so we can better understand and interpret from the scale of the atom to the phase, artefact, assemblage, site, locality, region and continent.
 
If you wish to present your paper, please express your interest to us via email (pira.venunan@gmail.com and kalayar.yinminnthu@gmail.com) no later than 15 March 2018. Abstracts of 250 words will be required by the end of March 2018.
Conveners: Huynh Thi Anh Van and Tran Ky Phuong (trankyphuong.cham@gmail.com)
During the past years, a number of excavations on Champa have been carried out in Central of Vietnam. These discoveries have shed some light to certain new understanding of architecture, sculptural, as well as history of Champa. Moreover, since 1927, a collection of Cham sculptures were gathered and exhibited in the Hue Museum of Royal Fine Arts; however since 1945, this Cham collection was kept away from public view for the next 71 years. It was only in 2016 that the Cham collection was re-open for visitors to gaze upon them. Focusing on materials from Central Vietnam, this panel will explore Champa from various approaches: ethno-archaeology, landscape archaeology, art history, and religious history. To be specific, we will discuss recent excavations as well as historical forming of the Hue collection, their place and contribution to the Cham studies as a whole. The panel aims to spark a relevant interdisciplinary dialogue to enhance our understanding of Cham art, architecture, religion and hence Cham history.
Conveners: Ben Dharmendra, Roland Fletcher, and Michael Leadbetter; bdha2564@uni.sydney.edu.au
The current application of new technologies, theories and methodologies are driving a fluorescence of new perspectives on settlements and cities across Southeast Asia. A number of new trends, interpretations and sites are emerging. However, there remains a lack of clarity regarding the integration of settlements and cities into the history of the region. Bridging the gap between regional and site specific perspectives will greatly aid in this endeavour. This double session will bring together scholars utilising diverse theoretical and methodological approaches to both regional and site-specific research questions. The intention is to help compare, cohere, and further catalyse these new perspectives and help chart the trajectories of future research.
Organizer: Fumiko Ikawa-Smith, McGill University, Montreal, Canada
 
Abstract
It was nearly 70 years ago when Hallam L. Movius’ now famous map dividing the early Palaeolithic Old World into the Hand-Axe and Chopping-tool culture areas was published. The Movius Line, controversial from the outset, has been the subject of active discussion in recent years. With the discoveries of bifacially-flaked heavy tools from early formations in various parts of East and Southeast Asia, some researchers advocate that the concept of the Movius Line should now be discarded, while others maintain that the Line is still useful in a modified sense (sensu lato). We will hear both sides of the argument, based on site-specific (or region-specific) data, and from a broadly comparative perspective, followed by a free-flowing discussion.  

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9593219
Số người đang online: 18