Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 44

 

 

Ngày 24-9 và 25-9, tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức hội nghị khảo cổ học thường niên lần thứ 44 với sự tham gia của nhiều nhà khảo cổ học, chuyên gia bảo tàng, bảo tồn, nhà quản lý văn hóa trong cả nước.

alt

Năm 2009, Viện khảo cổ học đã nhận được 424 thông báo về những phát hiện khảo cổ học từ các địa phương trên khắp mọi miền đất nước, công trình nghiên cứu thuộc các thời đại: Đá, Kim khí, Chăm pa - Óc Eo… Một số kết quả đáng chú ý như: Lần đầu phát hiện di cốt người cổ ở Sơn La; quần thể động vật tại hang Mỏ Tuyển ở Lào Cai (thuộc khảo cổ học thời đại Đá); 12 thông báo phát hiện mới ở Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đắc Lắc (thuộc khảo cổ học thời đại Kim khí); khai quật di tích Thành Hồ, Phú Yên, khu tháp Dương Long... bổ sung thêm nhiều phát hiện mới thuộc khảo cổ học Chăm Pa-Óc Eo. Thông qua các phát hiện đó đã giúp các nhà quản lý lập quy hoạch bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, xếp hạng, khai thác nhiều di tích, di sản tiêu biểu như các di tích thời Trần (Nam Định), đàn Nam Giao (Thanh Hóa), đàn Xã Tắc (Thừa Thiên-Huế), tháp Dương Long (Bình Định)... Ngoài ra, các cuộc khai quật lớn để di dời các di tích ra khỏi vùng có dự án kinh tế lớn của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả như ở 62-64 Trần Phú (Hà Nội) và các di chỉ vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La, Vĩnh Yên (Khánh Hòa)... Khảo cổ học đã tiếp tục đóng góp thêm nhiều tư liệu mới cho hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc.

 Sau 2 ngày thảo luận, trao đổi về các kết quả khai quật, nghiên cứu trong năm 2009, điểm chung dễ nhận thấy là nhiều vấn đề chưa thể "kết luận", mà lại mở ra những hướng mới, đòi hỏi tiếp tục đi sâu trong những năm tới. Liên tục có những đề xuất khai quật mở rộng được đưa ra. Nhiều kiến nghị được đưa ra tại hội nghị, như việc phải có một "chủ đề" riêng về khai quật khảo cổ học phục vụ công tác giải tỏa để giới khảo cổ chia sẻ kinh nghiệm, hay mỗi hội nghị hàng năm phải có kiến nghị với chính phủ về những vấn đề thiết thực với quản lý di sản... Phát biểu bế mạc hội nghị, PGS - TS Tống Trung Tín một lần nữa tha thiết đề xuất những người yêu di sản hợp tác cùng giới khảo cổ học để ngăn chặn tình trạng đào phá di chỉ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, bởi "Nếu không có di tích, di chỉ có nghĩa là khảo cổ học sẽ "chết". Nhiều di tích được khai quật khảo cổ học 1, 2 lần, sau đó nếu cơ quan quản lý của tỉnh không quan tâm thì một thời gian sau quay lại đã biến mất. Những nội dung cũng cần được tập trung trong thời gian tới được PGS Tín "điểm danh" gồm việc tiến hành quy hoạch khảo cổ học cho các tỉnh để phục vụ công tác bảo vệ và nghiên cứu; phải có những nhóm tác giả - đề tài đi sâu vào tổng kết các vấn đề của Khảo cổ học!

 

Thạp đồng Đông Sơn (25/11/2009)

 

 

Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Kích thước: 23 x 28.5 cm, 900gram

Hình thức bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2008

Số trang: 148

Sách khảo cổ- lịch sử- dân tộc học

Nhà xuất bản: Khoa học xã hội
 
Tác giả: Hà Văn Phùng
 
Ngày xuất bản: 6 - 2008
 
Số trang: 148
  
Kích thước: 23 x 28.5 cm

Trọng lượng: 930 gram

Hình thức bìa: Bìa mềm
 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Chămpa và khảo cổ Mỹ Sơn (25/11/2009)

 

 

Champa and the Archaeology of Mỹ Sơn (Vietnam)

Một tập sách khoa học về "Chămpa và khảo cổ ở Mỹ Sơn" vừa được giới chuyên gia trong vùng xuất bản với lời đề tặng "để tưởng nhớ Kazimierz Kwiatkowski".

Bộ sách tiếng Anh do sử gia Andrew Hardy từ Trường Viễn đông Bác cổ ở Hà Nội biên soạn, Đại sứ quán Ý tại Việt Nam tài trợ và Đại học quốc gia Singapore xuất bản.

Đặt công trình khảo cổ quần thể thánh địa Mỹ Sơn trong bối cảnh văn hóa Chămpa và lịch sử quan hệ Đại Việt - Chămpa, các nhà khoa học đã vượt khỏi không gian cổ điển của kiến trúc và khảo cổ, phục chế.

Dấu ấn hiện đại cũng được ghi nhận qua ba sự kiện lớn: sự phát hiện của các nhà thám hiểm người Pháp hồi đầu thế kỷ, công lao gìn giữ của KTS người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski sau ngày kết thúc cuộc chiến, và hiện nay là những đóng góp về tài chính của Đại sứ quán Ý tại Việt Nam.

Giá trị lớn nhất của công trình khoa học này là lần đầu tiên giới thiệu đến với thế giới tiếng Anh một tập sách thuộc loại đầy đủ và toàn diện nhất về nền văn hóa Chămpa.

Bên cạnh những bài giới thiệu tổng quát tiến trình lịch sử và lịch sử nghiên cứu là những bài trình bày các nghiên cứu mới nhất, như phát hiện được đánh giá cao của chuyên gia Rie Nakamura từ Đại học Utara của Malaysia, về Awar và Ahier.

Sử dụng phương pháp dân tộc ký điền dã của ngành nhân học, Rie Nakamura nhận định hai khái niệm gốc Ảrập này chính là cặp phạm trù giúp hiểu thế giới văn hóa và tâm linh của người Chăm ở Ninh Thuận, cộng đồng người mà nay vẫn còn duy trì các hoạt động văn hóa có liên quan đến các quần thể tháp Chàm tương tự như ở Thánh địa Mỹ Sơn.

Anwar và Ahier có thể là nam và nữ, cũng từng là trước và sau, cao thấp, nóng lạnh, lửa và nước, và trong một số trường hợp còn là cả linga và yoni, cặp biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực và Hinduism.

Điểm khác biệt giữa văn hóa người Chăm và người Việt được Andrew Hardy nhấn mạnh, rằng hoạt động kinh tế của họ không phải là nông nghiệp, mà là kinh nghiệm về giao thông cả trên biển lẫn trên bộ và vùng núi, mua bán trao đổi hàng hóa, mà Hội An hay tên khác là Cửa Đại Chiêm là một trong số những cảng lớn.
 



Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới

Nghệ thuật và những giao thoa khu vực của văn hóa Chăm cũng được chuyên gia John Guy từ Bảo tàng nghệ thuật đô thị ở New York điểm qua, bên cạnh bài giới thiệu về kiến trúc Chăm của chuyên gia Trần Kỳ Phương.

Là một trong số những người gắn bó với các công trình khảo cổ Chămpa trong những năm 1980s, chuyên gia Hoàng Đạo Kính đã điểm lại những công việc mà phái đoàn Ba Lan do TS Kazimierz Kwiatkowski thực hiện, tạo bước đệm cho những nghiên cứu sau này của phái đoàn Ý do chuyên gia Patrizia Zolese bắc cầu.

"Dự án phục chế Mỹ Sơn" được khởi xướng từ năm 1997, giúp đưa địa danh này vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 1999, mà tài trợ về tài chính chủ yếu trong nhiều giai đoạn đến từ Bộ ngoại giao Ý, theo lời dẫn của Đại sứ Ý tại Việt Nam, Alfredo Matacotta Cordella.

Tập sách "Champa and the Archaeology of Mỹ Sơn (Vietnam)" do Andrew Hardy, Mauro Cucarzi và Patrizia Zolese đồng biên soạn, NXB Đại học quốc gia Singapore vừa mới phát hành trong năm 2009.

 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Những Điều Kỳ Thú Về Khảo Cổ - Vũ Trụ (26/11/2009)

 

 

Cơ quan soạn thảo: Nxb Trẻ Tác Giả

Kích thước: 14,5x20,5 cm Trọng lượng : 518(gr)

Hình thức bìa: Bìa Mềm

Năm xuất bản: 2006

Số trang: 378

Những chuyển động của vỏ trái đất đã uốn cong các lớp bề mặt làm đá dưới biển nhô lên thành những ngọn núi. Khi núi bị mòn, các mẩu hóa thạch lộ ra và các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nó.

Giới thiệu về nội dung:

Những chuyển động của vỏ trái đất đã uốn cong các lớp bề mặt làm đá dưới biển nhô lên thành những ngọn núi. Khi núi bị mòn, các mẩu hóa thạch lộ ra và các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nó.

Thông qua những hóa thạch, những hiện vật từ những cuộc khai quật, con người đã dần dần khám phá ra lịch sử phát triển của vạn vật sống trên trái đất và lịch sử của chính mình, vẽ lên một bức tranh tổng quát từ quá khứ đến hiện tại...

Và những nhà khoa học của chúng ta đã tìm thấy những gì? Chúng ta cùng theo chân các nhà khảo cổ và các nhà khoa học trong cuốn sách "Những Điều Kỳ Thú Về Khảo Cổ - Vũ Trụ" này để tìm hiểu thêm

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Khảo Cổ Học Vùng Duyên Hải Đông Bắc Việt Nam (26/11/2009)

 

 

Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Kích thước: 19x27 cm Trọng lượng : 918(gr)

Hình thức bìa: Bìa cứng

Năm xuất bản: 2006

Số trang: 632

Tập sách "Khảo Cổ Học Vùng Duyên Hải Đông Bắc Việt Nam" là kết quả điều tra, thám sát và khai quật của nhiều thế hệ các nhà khảo cổ học vùng biển và hải đảo Đông Bắc của Tổ Quốc.

Giới thiệu về nội dung:

Tập sách "Khảo Cổ Học Vùng Duyên Hải Đông Bắc Việt Nam" là kết quả điều tra, thám sát và khai quật của nhiều thế hệ các nhà khảo cổ học vùng biển và hải đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Các báo cáo khai quật được trình bày theo trật tự: tỉnh Quảng Ninh, rồi thành phố Hải Phòng, theo thời gian từ sớm đến muộn; những địa điểm được đào nhiều lần, trình bày từ lần khai quật đầu đến các lần tiếp sau.

Nội dung:

Phần thứ nhất: Tổng quan khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam.
Phần thứ hai: Khai quật khảo cổ học ở Quảng Ninh.
Phần thứ ba: Khai quật khảo cổ học ở Hải Phòng.
Phần thứ tư: Điều tra khảo cổ ở vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam.
Phần thứ năm: Thư mục khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Khảo Cổ Học (100 Câu Hỏi Về Gia Định Sài Gòn) (26/11/2009)

 

 

Cơ quan soạn thảo: Nxb Văn Hoá Sài Gòn

Kích thước: 13,5x20,5cm

Trọng lượng: 321(gr)

Hình thức bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2007

Số trang: 273

Khảo Cổ Học (100 Câu Hỏi Về Gia Định Sài Gòn)

Khảo Cổ Học (100 Câu Hỏi Về Gia Định Sài Gòn) 

 

Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)

Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 11:17

Cơ quan soạn thảo: Văn hóa Thông tin

Kích thước: 23 x 28.5 cm

Hình thức bìa: Bìa cứng

Năm xuất bản: 2006

Số trang: 216

Những phát lộ của khảo cổ học dưới lòng đất Thăng Long từ những năm 1998, đặc biệt năm 2002-2003, đã đem lại một khối lượng di tích, di vật vô cùng phong phú và quý giá

Thăng Long là kinh đô cũ của các triều đại, núi sông tươi sáng, muôn vật phồn thịnh, hàng ngàn năm nay là nơi đại đô hội của nước ta
.
Hàng ngàn năm xưa ấy, lịch sử Kinh đô Thăng Long tuy còn lưu đọng trong những trang sử cũ, nhưng diện mạo của các cung điện, đền đài, lầu gác, miếu mạo cùng những vật dụng dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại như thế nào vẫn là điều bí ẩn và là mối quan tâm lớn của giới khoa học và dư luận.

Những phát lộ của khảo cổ học dưới lòng đất Thăng Long từ những năm 1998, đặc biệt năm 2002-2003, đã đem lại một khối lượng di tích, di vật vô cùng phong phú và quý giá. Các bí mật hàng ngàn năm ẩn mình trong lòng đất giờ đây đang dần được hé mở. Lịch sử Thăng Long - Hà nội - Thủ đô yêu dấu đang dần dần hiển diện ngày một rõ nét qua những khám phá của khảo cổ học.

Nhóm tác giả của Viện Khảo cổ học và một số cộng sự tiếp tục biên soạn cuốn sách ảnh Hoàng thành Thăng Long nhằm giới thiệu một số hình ảnh Thăng Long qua những phát hiện của khảo cổ học trong thời gian qua

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)

 

 

Cơ quan soạn thảo: NXB Khoa học xã hội

Kích thước: 14x20 cm, 400(gr)

Hình thức bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2005

Số trang: 437

Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La

 

 
Nơi Xuất Bản : Nxb Khoa học xã hội
Tác Giả : Nguyễn Khắc Sử
Ngày xuất bản : 2005.
Số trang : 437
Kích thước : 14x20 cm
Trọng lượng : 400(gr)
Hình thức bìa : Bìa Mềm
 

 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)

 

 

Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Hình thức bìa:

Năm xuất bản: 2009

Số trang: 343

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc ở Việt Nam. Văn hóa tiền sử và sơ sử Tuyên Quang là một trong những mảng màu văn hóa đặc sắc của cư dân cổ ở miền núi phía Bắc nước ta.

Giới thiệu:

     Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc ở Việt Nam. Văn hóa tiền sử và sơ sử Tuyên Quang là một trong những mảng màu văn hóa đặc sắc của cư dân cổ ở miền núi phía Bắc nước ta. Đã gần một thế kỷ trôi qua kể từ khi nhà địa chất kiêm khảo cổ học người Pháp là H. Mansuy phát hiện ra di chỉ tiền sử Bình Ca bên bờ sông Lô, Tuyên Quang, đến nay, ở Tuyên Quang đã phát hiện hơn 30 di chỉ khảo cổ học thời tiền sử và sơ sử, trong đó có gần 10 di chỉ đã được khai quật hoặc đào thám sát. Các nhà khảo cổ học đã thu được hàng chục di tích bếp, mộ táng; hàng nghìn công cụ lao động bằng đồng, đá; hàng nghìn mảnh gốm. Đó là nguồn sử liệu vật thật quan trọng cho phép phác dựng bức tranh tiền sử và sơ sử Tuyên Quang. 
     Hơn hai mưoi năm qua, các tác giả đã tiến hành nhiều đợt điều tra, khảo sát, khai quật và nghiên cứu các di tích đá cũ trên các đồi gò, các di tích từ sơ kỳ đến hậu kỳ đá mới trong hang động và trên các thềm sông, tìm kiếm các di tích Tiền Đông Sơn và Đông Sơn trên đất Tuyên Quang. Trong số những phát hiện và nghiên cứu đó, đáng chú ý là một số phát hiện quan trọng có liên quan đến các giai đoạn tiền sử lớn: phát hiện đá cũ ở Hàm Yên là một trong những hợp nguồn của văn hóa Sơn Vi hậu kỳ đá cũ; khai quật hang Phia Vài cùng với những đóng góp to lớn của nó trong việc nhận thức văn hóa Hòa Bình trên các khía cạnh khảo cổ học ở vùng núi Việt Bắc;  khai quật hang Phia Muồn làm rõ đặc trưng văn hóa thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới ở Tuyên Quang cùng với những biến đổi về kinh tế, xã hội so với thời trước đó. Phát hiện di chỉ cư trú của cư dân cổ ở Bãi Soi hay ở Thiện Kế cho ta thấy, ở vào giai đoạn Tiền Đông Sơn các cư dân cổ Tuyên Quang có mối quan hệ rất chặt chẽ với các cư dân văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Gò Mun. Quan trọng hơn cả là phát hiện những di tích, di vật văn hóa Đông Sơn trên đất Tuyên Quang đã cung cấp cho ta những cơ sở khoa học để cho rằng, Tuyên Quang đã đóng góp vào dòng chảy chung – văn hóa Đông Sơn, tạo nên nền văn minh Đông Sơn rực rỡ.

Sách dày 343 trang, trong đó có 40 trang phụ bản minh hoạ bản vẽ và ảnh được phân bố trong 6 chương: Chương một - Tuyên Quang: thiên nhiên và con người; Chương hai - Những dấu tích người nguyên thủy thời đại đá cũ ở Tuyên Quang; Chương ba - Các di tích sơ kỳ đá mới Tuyên Quang; Chương bốn - Tuyên Quang trước ngưỡng cửa văn mính – Thời kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí; Chương năm - Tuyên Quang thời các vua Hùng dựng nước; Chương sáu - Tiền sử - sơ sử Tuyên Quang trong bối cảnh rộng hơn.

Từ những kết quả nghiên cứu văn hoá tiền sử và sơ sử Tuyên Quang, công trình đã có đóng góp mới vào nhận thức về văn hoá tiền-sơ sử của cư dân cổ vùng núi phía Bắc Việt Nam.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Di tích lịch sử- khảo cổ học Hắc Y (25/11/2009)

 

 

Cơ quan soạn thảo: Sở Văn hoá Thông tin Yên Bái

Kích thước: 14,5x20,5cm

Hình thức bìa: Bìa cứng

Năm xuất bản: 2008

Số trang: 200

Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái

Nơi xuất bản: Sở Văn hoá Thông tin Yên Bái
  Năm xuất bản: 2008
  Số trang: hơn 200
  Kích thước: 14,5x20,5cm
  Hình thức bìa: bìa cứng

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7677019
Số người đang online: 12