Phát hiện nhiều hiện vật trước Công nguyên tại di tích Đền Huyện (Hà Tĩnh)

Nhiều hiện vật trước Công nguyên được phát hiện sau khi Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cùng với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) hoàn thành đợt khai quật di tích Đền Huyện tại xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Đoàn nghiên cứu đã phát hiện tại 3 hố khai quật nhiều loại hình di vật như kiến trúc, gốm men, đồ sứ, đồ sành, gốm thô, tiền đồng... có niên đại từ thế kỷ I-II TCN và thế kỷ XVII-XVIII.
Nồi, vò gốm từ thế kỷ I-II trước Công nguyên

Kết quả nghiên cứu ban đầu của các chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của các hiện vật gốm thô cho thấy ngay từ những thế kỷ I-II TCN nơi đây là một điểm tụ cư của con người thời sơ sử. Đồng thời, sự góp mặt của loại bình 6 quai cho thấy dưới thời thuộc Đường, tại Đền Huyện đã từng tồn tại những công trình kiến trúc lớn.

Lá đề trang trí rồng và hoa sen bằng đất nung có niên đại thời Trần (thế kỷ XIV)

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số hiện vật thời Lý. Các dấu vết thời Trần cũng được tìm thấy ở cả 3 hố khai quật cùng với rất nhiều loại hình di vật khác nhau cho thấy dấu ấn đậm đặc của thời Trần.

Việc phát hiện một số cấu kiện của tháp, các ghi chú và họa tiết trang trí trên cấu kiện là bằng chứng quan trọng cho biết dưới thời Trần, tại khu vực Đền Huyện có quần thể kiến trúc chùa Tháp nhiều tầng.

Cấu kiện tháp bằng đất nung thời Trần

Các loại gốm men thời Trần

Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, những phát hiện khảo cổ học tại di tích Đền Huyện cho thấy đây là một di tích hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Các cơ quan chức năng cần phải phối hợp bảo tồn và quan tâm đầu tư nghiên cứu, làm rõ giá trị của di tích này.

Đền Huyện là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, hiệu là Bát lang Hoàng tử. Ông được triều đình phong làm Tri Châu cai quản đất Nghệ An và có công ổn định chính trị, chống giặc, đắp đê, khai hoang mở mang bờ cõi. Sau khi mất, ông được nhân dân tôn làm bậc Thánh và lập đền thờ phụng tại nhiều nơi. Đền Huyện là một trong bốn ngôi đền thờ ông ở huyện Nghi Xuân.

Với tư cách là di tích khảo cổ học, đền Huyện được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện năm 1976 và được Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật năm 1990. Đợt khai quật đã phát hiện nhiều di vật gốm, đất nung được xác định niên đại thời Trần, Lê.

Tin, ảnh: Quang Cường

Thư viện

- Tác giả: George Soulie De Morant - Nxb: Mỹ Thuật - Năm xb: 2023 - Số trang: 381tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền - Nxb: Thế Giới - Năm xb: 2021 - Số trang: 527tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Viên Như - Nxb: Hồng Đức - Năm xb: 2022 - Số trang: 335tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Vũ Huyễn Trang - Nxb: Thế giới - Năm xb: 2022 - Số trang: 266 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Marcel Bernanose - Nxb: Mỹ Thuật -Năm xb: 2023 - Số trang: 238 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải - Nxb: Đại học Sư phạm - Năm xb: 2023 - Số trang: 848 - Khổ: 18.5 x 26.5...
- Tác giả: Trần Minh Nhựt - Nxb: Dân Trí -Năm xb: 2022 - Số trang: 261 - Khổ: 20.5 x 27.5 cm - Bìa: mềm
- Tác giả: Đinh Khắc Thuân - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2021 - Số trang: 752 tr - Khổ sách: 16x24tr - Hình thức bìa: cứng
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường - Nxb: Khoa học xã hội - 2020 - Số trang: 522 tr - Khổ sách: 16x24tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7557900
Số người đang online: 18