Loài mới người sớm được tìm thấy ở Philipipines

Loài mới người sớm được tìm thấy ở Philipin

                                
Scan CT  và cấu trúc của răng P3-  M2 hàm trên bên phải của Homo luzonensis ở  hang Callao . Ảnh được chụp bởi  nhóm dự án nghiên cứu hang Callao
 
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra các di cốt của một loài người mới ở Philipin, cho thấy khu vực này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử tiến hóa Tông người.
Loài mới này, Homo luzonensis được đặt tên sau tên đảo Luzon, ở đó các hóa thạch hơn 50,000  năm tuổi này được phát hiện trong suốt các cuộc khai quật tại Hang Callao.
 
Đồng tác giả và là  trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Philip Piper – Đại học Quốc gia Úc (ANU) cho biết những phát hiện này thể hiện bước đột phá trong sự hiểu biết của chúng ta về tiến hóa loài người trên khắp  khu vực Đông Nam Á.
 
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ít nhất 2 di cốt người trưởng thành và một trẻ em trong cùng lớp địa tầng.
 
 “ Các di cốt hóa thạch bao gồm  ngón tay, ngón chân  và răng người trưởng thành. Chúng tôi cũng đã phát hiện được một xương đùi trẻ em.Có một số đặc điểm thật sự .thú vị - ví dụ, những chiếc răng thật sự nhỏ” – Gs. Piper cho biết.
 
“ Kích thước của những chiếc răng này nhìn chung (mặc dù không thường xuyên) phản ánh kích thước tổng thể của một động vật có vú, vì vậy chúng tôi cho rằng Homo luzonensis có lẽ tương đối nhỏ. Chính xác nó nhỏ như thế nào thì chúng tôi chưa biết. Chúng tôi cần tìm một vài xương từ chúng có thể để do được kích thước cơ thể chính xác hơn.”
 
“ Thật đáng kinh ngạc, các xương ngón chân và tay của chúng giống Australopithecine một cách đáng kể. Autralopithecines lần cuối cùng bước trên trái đất ở châu Phi khoảng 2 triệu năm cách đây và được xem là tổ tiên của nhóm Homo (Người), trong đó có con người hiện đại.
                                 
Gs. Philip Piper đến từ Đại học quốc gia Úc- trường  Khảo cổ và Nhân học  - với khuôn đốt bàn chân số 3 của một loài thuộc Tông người được phát hiện từ năm 2007. Xương này của một loài người mới. Ảnh chụp bởi Lannon Harley,  Đại học quốc gia Úc.

“ Vì vậy, câu hỏi đó là liệu một số đặc điểm trên đã liên quan đến sự thích nghi với cuộc sống  trên đảo, hay chúng là các đặc điểm giải phẫu được di truyền cho Homo luzonensis từ tổ tiên của họ trước đó hơn 2 triệu năm.”
 
Trong khi vẫn còn khá nhiều câu hỏi xung quanh nguồn gốc của Homo luzonensis, và sự tồn tại lâu dài của chúng trên đảo Luzon, các cuộc khai quật gần đây gần Hang Callao đã cung cấp bằng chứng về tê giác và các công cụ đá khoảng 700,000 nghìn năm cách đây.
 
Gs Piper cho biết“Không có các hóa thạch người được tìm thấy, nhưng điều này cung cấp một khung niên đại cho sự mặt của Tông người trên đảo Luzon. Liệu có phải Homo luzonensis đã ăn tê giác – mà các di cốt tê giác đã được tìm thấy” .
“ Điều này làm cho toàn bộ khu vực thực sự quan trọng. Đất nước Philipin được tạo bởi nhiều quần đảo lớn bị chia tách đủ lâu để tạo ra một loài mới trên đảo. Vì vậy, không có lý do tại sao nghiên cứu khảo cổ ở Philippines không thể phát hiện ra một số loài thuộc Tông người. Có lẽ đó chỉ là vấn đề thời gian. "
Homo luzonensis có chung một vài đặc điểm xương độc nhất với loài nổi tiếng Homo floresiensis hoặc “hobbit”, được phát hiện trên đảo Flores đến vùng đông nam của quần đảo Philipin.
 
Ngoài ra, các công cụ đá có niên đại khoảng 200,000 năm cách ngày nay được tìm thấy trên đảo Sulawesi, có nghĩa là các hominins cổ này đã cư trú trên nhiều đảo lớn của Đông Nam Á.



Răng hàm trên bên phải của cá thể CCH6, mẫu loài mới Homo luzonensis. Từ trái sang phải: 2 răng tiền hàm và 3 răng hàm,  nhìn từ mặt nhai. Ảnh chụp bởi: Dự án khảo cổ  Hang Callo.
 
Dự án được dẫn đầu bởi Ts. Armand Mijares, Đại học Philipin, và Ts. Florent  Détroit,  Bảo tàng lịch sử quóc gia Pari và các nhà nghiên cứu từ đại học Bordeaux, đại học Paul Sabatier, và đại học Poitiers ở Pháp, cũng như đại học Griffith ở Úc.
 
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature.

APA citation: New species of early human found in the Philippines (2019, April 10) retrieved 18 April 2019 from https://phys.org/news/2019-04-species-early-human-philippines.html


Người dịch: Minh Trần
Trích nguồn:  https://phys.org/news/2019-04-species-early-human-philippines.html
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9025089
Số người đang online: 16