Tìm kiếm

05 Th12 2022 09:45
Một nghiên cứu mới trên tạp chí Current Biology  từ Viện Di truyền của Đại học Tartu, Estonia đã làm sáng tỏ về tiền sử di truyền của các quần thể dân số hiện đại ở Ý thông qua việc phân tích các di cốt người cổ trong quá trình chuyển tiếp từ thời kì đồ Đá sang đồ Đồng khoảng 4.000 năm trước. Việc phân tích bộ gen của các mẫu cổ đã cho phép các nhà nghiên cứu Estonia, Ý và Anh xác định được sự xuất hiện của thành phần tổ tiên có liên quan đến Thảo nguyên cách đây 3.600 năm ở miền Trung  Ý, đồng thời phát hiện ra những thay đổi trong tục mai táng và cấu trúc họ hàng trong quá trình chuyển tiếp này.
 
05 Th12 2022 09:38
Làm thế nào những người sống trong thời kỳ Đồ Đồng quản lý tài chính của họ trước khi tiền trở nên phổ biến? Các nhà nghiên cứu từ Đại học Gottingen và Rome đã phát hiện rằng các phế liệu đồng được tìm thấy trong các kho chứa ở châu Âu được lưu hành như một loại tiền tệ. Những mảnh phế liệu này -  bao gồm kiếm, rìu và đồ trang sức bị vỡ thành nhiều mảnh - được sử dụng làm tiền mặt vào cuối thời kỳ Đồ Đồng (1350-800 trước Công nguyên) và trên thực tế tuân theo một hệ thống trọng lượng được sử dụng trên khắp châu Âu. Nghiên cứu này cho thấy  điều này rất giống với 'thị trường toàn cầu' của chúng ta đã phát triển trên khắp khu vực Tây Âu – Á từ việc người dân thường sử dụng phế liệu hàng ngày để thay tiền mặt khoảng 1000 năm trước khi bắt đầu các nền văn minh cổ điển. Kết quả đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học.
 

 
 
05 Th12 2022 09:25
Chuyên gia tiến hóa Charles Darwin và những nhà nghiên cứu khác đã nhận ra mối quan hệ tiến hóa chặt chẽ giữa con người, tinh tinh và khỉ đột dựa trên các đặc điểm giải phẫu chung của chúng, đặt ra một số câu hỏi lớn: con người có mối quan hệ như thế nào với các loài linh trưởng khác, và chính xác những người cổ đầu tiên đã di chuyển như thế nào? Nghiên cứu bởi các giáo sư Đại họcTexas A&M có thể cung cấp một số câu trả lời.

 
05 Th12 2022 08:01
Một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu bởi Đại học Bristol, cùng các nhà khảo cổ học từ trung tâm  Khảo cổ học  Oxford đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên về một chế độ ăn kiêng tôn giáo được tiết lộ trong các mảnh gốm khai quật từ cộng đồng người Do Thái giai đoạn đầu thời trung cổ ở Oxford.
05 Th12 2022 07:54
Một phương pháp mới cho phép chiết xuất vật liệu di truyền gần như không phá hủy từ các di cốt khảo cổ học đã được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế
05 Th12 2022 07:49
Theo một nghiên cứu mới,  cánh đồng Chum bí ẩn ở Bắc Lào - cảnh quan được điểm xuyết bởi  những chiếc chum đá khổng lồ được đẽo từ đá sa thạch hàng nghìn năm trước - có khả năng được sử dụng làm nơi chôn cất có tuổi cổ hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, và có thể lên đến 2.000 năm
04 Th12 2022 22:21
Dấu vân tay trên gốm từ 5.000 năm trước được tìm thấy ở Orkney, Scotland
04 Th12 2022 21:33
Phân tích chi tiết di cốt  của một cá chép khổng lồ (dài 2 mét)  được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ Gesher Benot Ya'aqov (GBY) ở Israel cho thấy loài cá này đã được nấu chín cách đây khoảng 780.000 năm, đánh dấu những dấu hiệu nấu ăn sớm nhất của người tiền sử sớm hơn khoảng 600.000 năm so với các nghiên cứu trước đây . Phát hiện này đã công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution đã làm sáng tỏ câu hỏi về việc khi nào con người bắt đầu sử dụng lửa để nấu thức ăn - vấn đề được tranh luận hơn một thế kỷ qua.
01 Th12 2022 15:10
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
01 Th12 2022 14:47
Tạp chí Khảo cổ học số 3/2022

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7692906
Số người đang online: 16