Đình Lương Xá, ngôi đình 300 tuổi bị bê tông hóa
Đình Lương Xá (thôn Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) là ngôi đình cổ có tuổi đời hơn 300 năm, nổi tiếng với nhiều cấu kiện gỗ, nhà tiền tế được trang trí bằng nhiều hoa văn, họa tiết có giá trị nghệ thuật. Tuy nhiên, những người sửa chữa, tu bổ đình Lương Xá đang bê tông hóa di tích văn hóa này.
Đình cổ biến mất
Đình Lương Xá nằm ngay ven đường Quốc lộ 21B. Đi qua cổng làng, chúng tôi ngạc nhiên khi bức tranh về một ngôi đình cổ hơn 300 năm tuổi nằm giữa chốn làng quê yên bình giờ đây thay bằng một đại công trường với bê tông, sắt đá. Nếu trước đây, mỗi lần qua cổng đình, người dân trong làng đi thong thả để được cảm nhận những làn gió lành mát từ hồ nước rộng và bóng cây xanh mát thì giờ đây ai cũng đeo khẩu trang, bịt mũi vì khói bụi từ việc trộn bê tông và xe công nông chạy nườm nượp. Khuôn viên sân đình giờ trở thành bãi tập kết nguyên vật liệu, đủ thứ từ gạch đá đến bao tải xi măng, sắt thép đưa bừa bãi khắp nơi. Bức tranh giới thiệu hình ảnh về di tích thì xếp xó ngay gần bàn uống nước của công nhân. Còn ở trên mái, 3 - 4 công nhân đang “treo mình” khoan, cắt, đục để đưa những cột bê tông vào vị trí, gạch vữa rơi bồm bộp.
Tuy nhiên, xót xa nhất phải kể đến phía trong đình Lương Xá. Ngôi đình trống rỗng, bên trong xếp đầy giàn giáo xây dựng. Ngay kế đình là nhà văn hóa, hàng chục chiếc cột gỗ cũ bị tháo dỡ, xếp chỏng chơ phơi nắng, mưa. Có lẽ, người ta không quan tâm những cột gỗ với đủ thứ họa tiết cầu kỳ ấy bằng những cột bê tông cứng đơ và sáng bóng. Một người dân trong làng cho biết: “Mỗi khẩu trong làng phải đóng 800.000 đồng nên nhà nào đông con cháu thì lên đến cả chục triệu đồng. Mà khổ nỗi là “phép vua thua lệ làng” nhiều nhà không có tiền vẫn phải cố gắng xoay xở cho đủ không lại bị hàng xóm, làng giềng nói”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoài Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, đã rất bức xúc khi tới ngôi đình Lương Xá (xã Liên Bạt, H.Ứng Hòa, Hà Nội). Cách đây 2 năm, ông Nam cũng từng qua đây để chụp ảnh, lưu lại các tư liệu về các mảng chạm gỗ quý của đình. Thế mà giờ đây, khi ông quay lại, tất cả chỉ còn là đống ngổn ngang. “Một ngôi đình cổ 300 tuổi vẫn có thể đứng vững thêm 300 năm nữa nếu không bị phá bỏ để thay thế bằng ngôi đình bê tông cốt thép. Toàn bộ cấu kiện gỗ chạm khắc thời Lê Trung Hưng đang bị biến thành củi đun, bán đồng nát”.
Đình Lương Xá nằm ngay ven đường Quốc lộ 21B. Đi qua cổng làng, chúng tôi ngạc nhiên khi bức tranh về một ngôi đình cổ hơn 300 năm tuổi nằm giữa chốn làng quê yên bình giờ đây thay bằng một đại công trường với bê tông, sắt đá. Nếu trước đây, mỗi lần qua cổng đình, người dân trong làng đi thong thả để được cảm nhận những làn gió lành mát từ hồ nước rộng và bóng cây xanh mát thì giờ đây ai cũng đeo khẩu trang, bịt mũi vì khói bụi từ việc trộn bê tông và xe công nông chạy nườm nượp. Khuôn viên sân đình giờ trở thành bãi tập kết nguyên vật liệu, đủ thứ từ gạch đá đến bao tải xi măng, sắt thép đưa bừa bãi khắp nơi. Bức tranh giới thiệu hình ảnh về di tích thì xếp xó ngay gần bàn uống nước của công nhân. Còn ở trên mái, 3 - 4 công nhân đang “treo mình” khoan, cắt, đục để đưa những cột bê tông vào vị trí, gạch vữa rơi bồm bộp.
Tuy nhiên, xót xa nhất phải kể đến phía trong đình Lương Xá. Ngôi đình trống rỗng, bên trong xếp đầy giàn giáo xây dựng. Ngay kế đình là nhà văn hóa, hàng chục chiếc cột gỗ cũ bị tháo dỡ, xếp chỏng chơ phơi nắng, mưa. Có lẽ, người ta không quan tâm những cột gỗ với đủ thứ họa tiết cầu kỳ ấy bằng những cột bê tông cứng đơ và sáng bóng. Một người dân trong làng cho biết: “Mỗi khẩu trong làng phải đóng 800.000 đồng nên nhà nào đông con cháu thì lên đến cả chục triệu đồng. Mà khổ nỗi là “phép vua thua lệ làng” nhiều nhà không có tiền vẫn phải cố gắng xoay xở cho đủ không lại bị hàng xóm, làng giềng nói”.
|
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
06 Th12 2024 10:30
04 Th12 2024 17:52
15 Th11 2024 16:09
15 Th11 2024 14:46
18 Th10 2024 14:35
18 Th10 2024 11:50
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9307719
Số người đang online: 16