Phát hiện xương người cổ nhất Đông Nam Á

Phát hiện xương người cổ nhất Đông Nam Á

 

 

Các nhà khảo cổ học tại Philippines đã khai quật được một mẩu xương người có niên đại lên tới 67 ngàn năm, mẩu xương người cổ nhất Đông Nam Á từng được biết đến với.

Phát hiện xương người cổ nhất Đông Nam Á

Mẩu xương chân được cho là của người Callao có niên đại 67 ngàn năm được khai quật tại quần thể hang động Callao gần khu vực Penablanca thuộc đảo Luzon, cách thủ đô Manila (Philippines) 340km về phía bắc.

Phát hiện này đã chứng minh rằng khu vực đảo Luzon của Philippines có người sinh sống sớm hơn 20 ngàn năm so với nhận định trước đây. Những nghiên cứu trước đây cho rằng người Tabon sống cách đây 47 ngàn năm, là những người đầu tiên xuất hiện tại Philippines.

"Cho tới nay đây có thể là hóa thạch xương người sớm nhất được tìm thấy tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương”, giáo sư Armand Mijares, thuộc trường đại học Philippines Diliman và là người đứng đầu nhóm khảo cổ, nói. "Sự xuất hiện của con người trên đảo Luzon chứng tỏ rằng những người nguyên thủy đã biết cách chế tạo thuyền trong thời kỳ đầu này".

Giáo sư Armand Mijares cho biết mẩu xương trên là những bằng chứng cho thấy người Callao hay tổ tiên của họ đã tới định cư trên đảo Luzon bằng thuyền vào thời kỳ mà các chuyên gia vẫn nghĩ rằng con người chưa có khả năng đi xa bằng đường biển.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ cũng phát hiện những vết cắt trên xương nai và lợn rừng được tìm thấy xung quanh mẩu xương người 67 ngàn năm tuổi. Điều này chứng tỏ rằng người Callao từng là những thợ săn, cho dù không dụng cụ đi săn nào được tìm thấy tại địa điểm khai quật.

Nhóm khảo cổ của ông Mijares giờ đây đang lên kế hoạch xin giấy phép để thực hiện một cuộc khai quật quy mô lớn hơn tại quần thể hang động Callao với hy vọng phát hiện thêm bằng chứng để chứng minh các giả thuyết của họ.

Năm 2007, các nhà khảo cổ học thuộc trường đại học Philippines và Viện bảo tàng quốc gia cũng đã phát hiện một mẩu xương bàn chân phải trên đảo Luzon, nhưng họ phải mất 3 năm sau đó để xác định được niên đại của mẩu xương này.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Trịnh Khắc Mạnh - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2024 - Số trang: 999tr - Khổ sách: 17 x 24cm
- Tác giả: Đỗ Thị Bích Tuyền - Nxb: Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2024 - Số trang: 467tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Nhiều tác giả - Nxb: Mỹ Thuật - 2023 - Số trang: 285tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Phan Thế Vinh - Nxb: Xây dựng - 2023 - Số trang: 268tr - Khổ sách: 19 x 27cm
- Tác giả: Phạm Long, Trần Hậu Yên Thế - Nxb: Đại học Sư phạm - 2024 - Số trang: 347tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Đoàn Văn Kiệt - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2023 - Số trang: 367tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: KTS. Lê Phục Quốc - Nxb: Xây dựng - 2023 - Số trang: 360tr - Khổ sách: 20 x 24cm
- Tác giả: Huỳnh Công Bá - Nxb: Thuận Hóa - 2019 - Số trang: 943tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Đình Thi, Trần Quốc Bảo, Tôn Thất Đại và nnk - Nxb: Xây dựng - 2024 - Số trang: 446tr - Khổ sách: 19 x 27cm

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9624773
Số người đang online: 13