Phát hiện sư tử đá 3000 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ
Phát hiện sư tử đá 3000 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ
Thứ hai, 15 Tháng 8 2011 09:18
Các nhà khảo cổ học hàng đầu làm việc tại Đại học Toronto, Canada, đã phát hiện ra một cổng thành phức hợp (ở khu vực đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, trong dự án khảo cổ học Tayinat), được trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc đá, bao gồm cả một con Sư tử đá được chạm khắc tuyệt đẹp. Cổng thành phức hợp này chính là con đường dẫn vào kinh thành Kunulua, của người Hittite, thuộc Vương quốc Patina, (ca. 950-725 TCN), phát hiện này làm gợi nhớ đến sự kiện cổng thành (dẫn vào thành phố hoàng gia Carchemish, của người Hittite.) được khai quật bởi nhà khảo cổ người Anh, Sir Leonard Woolley vào năm 1911.
Dự án khảo cổ học Tayinat cung cấp cái nhìn mới, sâu sắc giá trị của sự sáng tạo nhân vật và sự tinh tế của các sản phẩm thủ công thuộc thời kỳ đồ sắt, vốn phát triển mạnh ở khu vực phía Đông, Địa Trung Hải, sau sự sụp đổ của các cường quốc văn minh đồ đồng ở cuối Thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên.
"Con Sư tử đá vẫn còn nguyên vẹn, khoảng 1,3 mét chiều cao và 1,6 m chiều dài, sẵn sàng trong tư thế ngồi, với đôi tai vểnh về phía sau, vuốt mở rộng và đang gầm rống," theo Timothy Harrison, giáo sư khảo cổ thuộc Viện nghiên cứu các nền văn minh Trung Cận Đông, giám đốc dự án Khảo cổ Tayina của đại học Toronto, Canada.
"Một mảnh thứ hai tìm thấy gần đó miêu tả một nhân vật con người, hai bên là Sư tử, vốn là một biểu tượng gần của văn hóa phương Đông được gọi là người chủ và con vật nuôi. Nó tượng trưng cho việc áp đặt trật tự văn minh trong lực lượng hỗn loạn của thế giới tự nhiên."
"Sự hiện diện của Sư tử, hoặc Nhân sư, và các bức tượng khổng lồ mang hình dáng con người và động vật tại các cổng thành của người Hittite. Đồng thời nhấn mạnh vai trò mang tính biểu tượng của người Hittite ở khu vực ranh giới, và vai trò của nhà vua là tối thượng, là người giám hộ, cho cả cộng đồng," theo Harrison. Cổng thành phức hợp được trang trí công phu, nhằm phô trương uy danh của triều đại, hợp pháp hóa quyền lực của giai cấp thống trị.
Cổng thành phức hợp đã bị phá hủy sau cuộc chinh phục của người Assyria (năm 738 TCN), sau đó khu vực này được mở rộng hơn và được chuyển đổi thành một nơi thờ phụng thiêng liêng của người Assyria.
Các đặc điểm của con Sư tử này gần giống với đôi sư tử được tìm thấy trong những năm 1930 ở lối vào một trong những ngôi đền vốn là khu vực thờ phụng thiêng liêng của người Assyria, Harrison nói. "Cho dù sử dụng lại hoặc chạm khắc trong sự chiếm đóng của người Assyria, những bằng chứng khảo cổ đã cho thấy con Sư tử này được chế tác bởi truyền thống điêu khắc địa phương của người Hittite, tồn tại trước khi có sự xuất hiện của người Assyria, và đây không phải là sản phẩm chịu ảnh hưởng của văn hóa của người Assyria như các học giả từ lâu đã giả định."
TAP là một dự án quốc tế, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ hơn 20 viện nghiên cứu và trường đại học của hàng chục quốc gia. Dự án có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa Thổ Nhĩ Kì, và đem lại nhiều cơ hội nghiên cứu, đào tạo cho cả sinh viên đại học cũng như các nhà khoa học. Dự án nhận được tài trợ từ Hội đồng Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn Canada và Viện Tiền sử Aegean (INSTAP), cũng như sự hỗ trợ từ đại học Toronto, Canada.
- 15/09/2011 09:17 - Hóa thạch sinh vật cổ xưa nhất
- 15/09/2011 09:15 - Phát hiện hóa thạch tê giác có lông 3,6 triệu năm
- 15/09/2011 09:14 - Phát hiện đấu trường La Mã ở Áo
- 15/09/2011 09:12 - Phát hiện hộp sọ tổ tiên loài người cách 2 triệu năm
- 15/08/2011 09:20 - Phát hiện vết chân khủng long 105 triệu năm trước
- 12/08/2011 09:22 - Tìm thấy hóa thạch hộp sọ vượn niên đại 20 triệu năm
- 12/08/2011 09:21 - Phát hiến dấu tích đại bàng đuôi nhọn thời tiền sử
- 28/07/2011 09:23 - Dấu răng khủng long lớn nhất thế giới
- 11/07/2011 09:25 - Lộ diện thú ăn thịt nguy hiểm nhất thế giới
- 07/07/2011 09:27 - Phát hiện hóa thạch gấu cổ đại tại Australia