Phát hiện nguồn gốc và tính cổ của các bệnh không lây nhiễm ở châu Á
NeNellissa Ling, Siân Halcrow, MarcOxenham, Kate Domett, Hallie Buckley
Các bệnh không lây nhiễm (NCD) là nguyên nhân chính gây tử vong dân số trên toàn thế giới. Nguyên nhân của các bệnh này thay đổi theo các nhóm dân số, và có thể là hậu quả trực tiếp của lối sống bất lợi. Tuy nhiên, khuynh hướng di truyền cũng là một yếu tố góp phần trong một vài quần thể dân số so với những quần thể khác. Các quần thể dân số như Đông Á, Đông Nam Á và Quần đảo Thái Bình Dương cho thấy tỉ lệ cao các bệnh liên quan đến trao đổi chất, và mối liên hệ nguồn gốc mật thiết với nhau gợi ý một khía cạnh di truyền đằng sau sự phổ biến của các bệnh không lấy nhiễm đặc trưng cho vùng rộng lớn này. Như vậy, thật quan trọng để tìm ra các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến các biểu hiện của chúng.
Mục đích của nghiên cứu này là để tìm ra nguồn gốc và tính cổ của các bệnh không lây nhiễm thông qua việc đánh giá hai bệnh lý khớp: bệnh phì đại xương tự phát lan tỏa (DISH) và bệnh ăn mòn khớp (gout). Những bệnh này có mối liên quan duy nhất với hội chứng chuyển hóa và có thể được quan sát thấy trên xương. Các bộ sưu tập xương cho nghiên cứu trên sẽ đến từ các địa điểm khảo cổ ở Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc có niên đại 6.000-5.000 BP đến 1.500-1.600 BP. Nhìn chung, nghiên cứu này thực hiện cách tiếp cận tiến hóa để đánh giá quá trình môi trường và văn hóa cổ góp phần vào sự thích ứng của con người ở mức độ sinh học như thế nào và các phản ứng thích nghi này sau đó được biểu hiện như thế nào ở vấn đề sức khỏe của các nhóm quần thể dân số hiện đại.
Nghiên cứu có những kết quả bước đầu ở hai địa điểm tại Thái Lan : Khok Phanom Di (~2000-1500 BC) và Non Ban Jak (~300-500AD) với tỉ lệ các bệnh ăn mòn khớp lần lượt là 5% và 9 %, bệnh DISH chỉ gặp ở địa điểm Khok Phanom Di với tỉ lệ 7%.
Trong giai đoạn tiếp theo, nghiên cứu sẽ thực hiện ở Vietnam:ConCoNgua (~4000-3000 BC) và ManBac(~1500-1800BC).
và ở Trung Quốc : Yinxu (~1250-1046 BC)
Đồng thời sẽ tìm ra mối liên quan giữa các bệnh DISH, gout với các chỉ số cơ thể như đường kính chỏm xương đùi, chiều dài xương chày và xương đùi, các kích thước đo đốt sống.
1 số biểu hiện của bệnh DISH và gout
Bệnh gai xương phì đại lan tỏa vô căn (DISH).
- Cốt hóa dọc phía bên cột sống
- Biểu hiện dạng “sáp nến”
- đặc biệt liên quan đến vùng đốt sống ngực
- > 4 đốt sống bị ảnh hưởng
- Giữ chiều cao cột sống
- Hình thành dây chằng cột sống
- Đặc biệt ảnh hưởng đến người trưởng thành và nam giới
Bệnh ăn mòn khớp (gout)
- Vỡ phần vỏ xương cứng được xác định rõ, với
các cạnh nhô ra và ranh giới xơ cứng.
- Ảnh hưởng tới các khớp hoạt dịch
- Sự phân bố không đối xứng trên cơ thể (ảnh hưởng chỉ một bên trái hoặc phải)
- Thường ảnh hưởng đến đốt ngón chân cái
- Đặc biệt ảnh hưởng đến nam hoặc nữ cao tuổi
Một số kết quả bước đầu của nghiên cứu
Bệnh ăn mòn khớp (gout)
- Vỡ phần vỏ xương cứng được xác định rõ, với
các cạnh nhô ra và ranh giới xơ cứng.
- Ảnh hưởng tới các khớp hoạt dịch
- Sự phân bố không đối xứng trên cơ thể (ảnh hưởng chỉ một bên trái hoặc phải)
- Thường ảnh hưởng đến đốt ngón chân cái
- Đặc biệt ảnh hưởng đến nam hoặc nữ cao tuổi
Một số kết quả bước đầu của nghiên cứu
Địa điểm | Niên đại (BP) | n | Ăn mòn khớp | DISH |
Non Ban Jak | 1500 | 65 | 9% | 0% |
Khok Phanom Di | 4000 | 59 | 5% | 7% |
Teouma site, Vanuatu | 3000 | 20 | 35%T | - |
45 | - | 42%i | ||
Wairau Bar, New Zealandx | 700 | 41 | 15% | |
Chamorros, Guamy | 700 | - | 5.6% | - |
Wells Cathedral, UK* | 600 | 121 | - | 9% |
Old Royal Mint Site, UK* | 500 | 152 | - | 4% |
Các quần thể dân số hiện đại+ | n | Gout |
Anh | - | 3.22% |
Đài Loan bản địa | - | 11.7% |
Thái Lan | - | 0.16% |
New Zealand Maori | - | 8.8% |
- from Rogers and Waldron (2001), T Buckley (2007), I Foster et al. (2018), x Buckley (2010), + from Kuo et al. (2015), y Rothschild and Heatcote 1995.
Người dịch: Minh Tran
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 14:27
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9305854
Số người đang online: 15