Nông nghiệp cổ phát triển dẫn đến sự hợp tác và bạo lực

 

 
Sự phát triển của nông nghiệp  dẫn đến sự hợp tác chưa từng có trong xã hội loài người nhưng nó cũng dẫn đến sự gia tăng bạo lực, cái nhìn sâu sắc mang đến bài học cho hiện tại.
 
Một nghiên cứu mới trên tạp chí  Khảo cổ học môi trường được đăng bởi  các nhóm nghiên cứu từ Đại học UConn, Đại học Utah, Đại học Troy và Đại học bang California, Sacramento, Mỹ  nghiên cứu sự phát triển của nông nghiệp ở Đông Bắc Mỹ 7.500 đến 5.000 năm trước, và thấy rằng trong khi thuần hóa thực vật  thúc đẩy sự hợp tác mới giữa con người, nó cũng chứng kiến sự gia tăng bạo lực trong nhóm và giữa các nhóm.
Elic Weitzel, nghiên cứu sinh nhân chủng học đại học  UConn cho biết: “ Chúng tôi quan tâm đến lý do tại sao con người tạo nên bước chuyển từ săn bắn,  hái lượm sang trồng trọt”.  “Sau đó, tôi bắt đầu quan tâm đến những gì đã xảy ra trong xã hội sau khi họ thực hiện bước chuyển này và bắt đầu canh tác ở quy mô lớn hơn.”
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình “ phân bố tự do lý tưởng”  để xem xét các mô hình về cách các cá nhân tự phân bố trong một khu vực, nghĩa là những nơi mà mọi  người sẽ bắt đầu chiếm vị trí tốt nhất trước tiên. Một số yếu tố làm cho một khu vực phù hợp hơn như tiếp cận với nguồn thức ăn, nước, nguyên liệu thô và nơi trú ẩn. Để đánh giá  mức độ phù hợp, nhóm nghiên cứu đã xem xét một chỉ số gọi là “sản lượng sơ cấp thuần”, là một phép đo năng lượng có sẵn dựa vào thực vật trong khu vực. Ở các khu vực có sản lượng sơ cấp thuần cao hơn, ở đó có nhiều người tụ lại với nhau hơn - và nhiều xung đột hơn.
Theo ông Weitzel “Nếu bạn đang sống trong một khu vực phù hợp, bạn có thể yêu cầu và mời người khác  sử dụng  những gì bạn có. Điều đó trở thành một quá trình hợp tác, bởi vì một cá nhân  không hiệu quả bằng cả một nhóm bảo vệ một lãnh thổ”.
Dân số ngày càng tăng có thể làm giảm sự phù hợp của một địa điểm theo thời gian, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng có nghĩa là chất lượng cuộc sống giảm sút. Để nghiên cứu vấn đề này, nhóm nghiên cứu cũng đã xem xét khái niệm được gọi là nguyên tắc Allee, trong đó nêu rõ thể lực cá nhân, hoặc khả năng sống sót và sinh sản  tăng lên khi mật độ dân số tăng lên do các hoạt động hợp tác. Weitzel giải thích rằng đối với một vật chẳng hạn như cây trồng, chúng đại diện cho thứ gì đó có giá trị và giá trị của hành vi hợp tác trở nên rõ ràng.
Đồng tác giả Stephen Carmody, thuộc Đại học Troy cho biết: “Sự chuyển đổi từ một xã hội săn bắn, hái lượm sang một xã hội nông nghiệp phụ thuộc vào sự hợp tác”.  “Sự phát triển của nông nghiệp dường như chỉ xảy ra ở 9 địa điểm trên thế giới, do đó Đông Bắc Mỹ là một phần độc nhất của thế giới để nghiên cứu. Nông nghiệp là một trong những bước chuyển hệ quả nhất đã xảy ra trong quá khứ. Nó đã thay đổi toàn bộ tình hình kinh tế của chúng ta.”
Các phát triển như nỗ lực hợp tác để thu hoạch và bảo vệ mùa màng, và thậm chí có thể chia sẻ hạt giống giữa các nhóm, có thể xảy ra với sự hợp tác giữa các cá nhân, dẫn đến cơ hội sống sót cao hơn cho nhóm.
Weitzel cho biết: Như đã nói, nhiều bàn tay giúp công việc được giảm bớt và nghiên cứu này về sự hợp tác và cạnh tranh cùng một lúc.
Ông cũng cho hay: “Khi một nguồn tài nguyên như cây trồng thuần hóa dày đặc và có thể dự đoán được, đó là khi chúng ta kỳ vọng rằng nó sẽ có thể bảo vệ được. Ví dụ, các nhóm khác có thể muốn khai thác vụ mùa của bạn trong trường hợp vụ mùa của họ thất thu. Có sự hợp tác và có các khía cạnh của cạnh tranh. Thu hoạch và bảo vệ.”
Weitzel giải thích rằng khoảng thời gian này  7.500 đến 5.000 năm trước - không chỉ là giai đoạn các nhà nghiên cứu tìm thấy những người sống tụ tập và hợp tác ở các địa điểm có lợi thế, mà còn là thời điểm họ nhìn thấy một sự gia tăng  bạo lực giữa các nhóm, như được chỉ ra bởi bằng chứng di cốt cho thấy ảnh hưởng   “giành chiến lợi phẩm”.
Theo ông Weitzel: “Tất nhiên có những dấu hiệu bạo lực trong suốt lịch sử, nhưng việc “giành chiến lợi phẩm”  là một loại bạo lực khác. Người chiến thắng loại bỏ một phần cơ thể của kẻ thua cuộc như một tín hiệu họ đã thắng. Họ lột da đầu, tay, chân, đầu của đối thủ - bằng chứng đầu tiên dường như đã xảy ra cùng lúc với quản lý cây trồng”.
Điều này phản ánh hạn chế của Nguyên tắc Allee: một điểm tại đó mật độ dân số vượt qua một con số tối ưu và kết quả là sự phù hợp sẽ giảm xuống.
Weitzel nói : “Bởi vì phân bố tự do lý tưởng và hiệu ứng Allee dự đoán, tại một thời điểm nhất định, lợi ích của sự hợp tác bắt đầu suy yếu dần và bạn sẽ thấy sự phân tán trở lại.  Có nhiều ưu đãi xung quanh những người khác, nhưng không phải cho quá nhiều người”.
Sau khi tăng đột biến trong bạo lực giành chiến lợi phẩm, đã có một khoảng thời gian dân số phân tán một lần nữa, mặc dù dân số vẫn còn tụ tập. Trong thời kỳ phân tán, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự giảm tương ứng trong bạo lực giành chiến lợi phẩm.
 Carmody nói “Chúng tôi thấy rất nhiều điều có vẻ hiện đại đối với chúng ta, ví dụ như sự bất bình đẳng xã hội và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đây là những quá trình cơ bản và các vấn đề quy mô lớn. Rất nhiều trong số những vấn đề này gắn liền với nguồn gốc của nông nghiệp.”
Weitzel nói rằng:  Bằng cách hiểu các tương tác của người sớm, kiến thức này có thể giúp con người hiểu về hiện tại  và thậm chí ảnh hưởng đến cách chúng ta nghĩ về tương lai.
Ông cũng cho biết: “Đây là một trong những cách, khảo cổ học có liên quan đến xã hội đương đại và tương lai.  Mô hình hóa các hành vi của con người trong xã hội và các mối quan hệ của con người có thể giúp chúng ta khắc phục các vấn đề hành động tập thể hiện nay. Tất cả chúng ta đều tốt hơn nếu chúng ta hợp tác.
          
                                                                                                                                                                                                                                                                                                           
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tài liệu:
https://www.heritagedaily.com/2020/03/as-ancient-farming-developed-so-did-cooperation-and-violence/126090
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9186957
Số người đang online: 11