Một số nghiên cứu mới về người Neanderthal

Người Neanderthal đã cư trú ở gần như toàn bộ châu Âu. Khoảng 45.000 cách ngày nay, người Neanderthal là giống người chiếm đa số ở châu Âu. Các phát hiện khảo cổ học chỉ ra rằng, có một số di chỉ cư trú ở Đức được phát hiện trong thời gian đó.
Tuy nhiên, thời kỳ kết thúc của người Neandethal là khá đột ngột. Dựa trên phân tích nghiên cứu của một số di chỉ khảo cổ học chưa biết đến, giáo sư Jürgen Richter từ Trung tâm hợp tác nghiên cứu 806 - Con đường của chúng ta tới châu Âu đã đi đến kết luận rằng, người Neanderthals đã đạt dân số cực đại trước khi giảm một cách nhanh chóng và họ thậm chí đã bị tuyệt chủng.
 nean.jpg
Sọ cổ người Neanderthal
Những người Neanderthal đã sống ở giai đoạn trung kỳ Đá cũ, giai đoạn giữa của thời đại Đá cũ (cổ) bao gồm khoảng thời gian từ khoảng 200.000 tới 40.000 năm trước thời kỳ của chúng ta. Trong bài báo của ông ấy được xuất bản trong Tạp chí Đệ tứ Quốc tế, Richter đã đi đến một số kết luận rằng, hơn 50% trong số một vài di chỉ cư trú của những người Neanderthal có thể có niên đại vào giai đoạn trung kỳ Đá cũ ở Đức. Quan trọng hơn, niên đại của chúng vào khoảng 60.000 tới 43.000 cách ngày nay. Vì vậy, dân số của người Neanderthal dường như đã đạt đỉnh ở thời kỳ này.
 
Số lượng di chỉ, các nghiên cứu đó cùng với các nghiên cứu về loại hình hiện vật phát hiện ở các di chỉ cư trú chỉ ra rằng người Neanderthal ở Đức phụ thuộc vào sự dao động cao độ về nhân khẩu học. Trong giai đoạn Trung kỳ Đá cũ, dường như có một số cư dân di cư, dân số tăng hoặc giảm và tuyệt chủng ở những khu vực đã biết đến đồng thời sau đó có một sự quay trở lại của những người mới đến những khu vực này.
 
Trong khoảng thời gian 110.000 đến 70.000BP, chỉ có bốn di chỉ cư trú được biết đến, trong giai đoạn tiếp theo từ 70.000 tới 43.000BP con số đó là 94 di chỉ. Tuy nhiên, mặc dù có sự gia tăng về nhân khẩu đạt đỉnh khoảng dưới 1000 năm nhưng đã có một sự sụt giảm nhanh và người Neanderthal đã biến mất trong bối cảnh đó. Rõ ràng là tại sao họ là chết hết thì đó vẫn là một vấn đề chưa rõ ràng. Có thể là vì sự đa dạng về gen của họ thấp hoặc cũng có lẽ là sự xuất hiện của Homo spiens. Câu hỏi này vẫn là thách thức với các nhà hoa học. 
Dịch: Phạm Thanh Sơn

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9028275
Số người đang online: 27