Ai Cập phát hiện đền thần mèo
Ai Cập phát hiện đền thần mèo
Thứ bảy, 23 Tháng 1 2010 15:38
Hội đồng tối cao khảo cổ học Ai Cập hôm qua thông báo, các nhà khảo cổ nước này đã phát hiện một ngôi đền 2.000 năm tuổi có thể là nơi thờ thần mèo thời Ai Cập cổ đại - Bastet.
Tàn tích của ngôi đền thời Ptolemaic được phát hiện tại Alexandria - thành phố cảng nằm dọc theo bờ Địa Trung Hải được Alexander Đại Đế sáng lập vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Ngôi đền tọa lạc ở khu Kom el-Dekkah gần nhà ga chính của thành phố, nơi có giảng đường thời La Mã và những bức khảm còn nguyên vẹn.
Thành phố này từng trung tâm văn hóa dưới triều đại nói tiếng Hi Lạp Ptolemaic, thống trị Ai Cập trong khoảng 300 năm cho tới khi Nữ hoàng Cleopatra tự sát.
Tuyên bố của Hội đồng tối cao khảo cổ học Ai Cập cho hay, ngôi đền được tin là thuộc về Nữ hoàng Berenice, vợ của Vua Ptolemy III, người trị vì Ai Cập trong thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
Mohammed Abdel-Maqsood, nhà khảo cổ học Ai Cập dẫn đầu đoàn khai quật, cho biết phát hiện trên có thể là dấu tích đầu tiên về vị trí đóng đô của triều đại Ptolemaic tại Alexandria mà các nhà khảo cổ vẫn tìm kiếm lâu nay.
Ông Abdel-Maqsood cho hay, rất nhiều bức tượng mô phỏng thần mèo Bastet đã được tìm thấy trong ngôi đền, điều đó chứng tỏ đây có thể là ngôi đền đầu tiên thời Ptolemaic thờ thần mèo được phát hiện ở Alexandria.
Phát hiện cũng chỉ ra rằng thần mèo của người Ai Cập cổ đại vẫn được tôn thờ trong suốt thời đại Ptolemaic, vốn bị ảnh hưởng bởi Hi Lạp. Tượng về các vị thần Ai Cập cổ khác cũng được phát hiện tại đây.
Nhà khảo cổ Ai Cập Zahi Hawass cho rằng ngôi đền sau đó có thể đã biến thành một mỏ đá, dựa vào bằng chứng là sự biến mất của rất nhiều khối đá.
Thành phố Alexandria ngày nay được xây dựng trên đống đổ nát của thành phố thời cổ đại và nhiều ngôi đền lớn, các cung điện và thư viện của thành phố cổ vẫn chưa được phát hiện.
Thành phố này từng trung tâm văn hóa dưới triều đại nói tiếng Hi Lạp Ptolemaic, thống trị Ai Cập trong khoảng 300 năm cho tới khi Nữ hoàng Cleopatra tự sát.
Tuyên bố của Hội đồng tối cao khảo cổ học Ai Cập cho hay, ngôi đền được tin là thuộc về Nữ hoàng Berenice, vợ của Vua Ptolemy III, người trị vì Ai Cập trong thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
Mohammed Abdel-Maqsood, nhà khảo cổ học Ai Cập dẫn đầu đoàn khai quật, cho biết phát hiện trên có thể là dấu tích đầu tiên về vị trí đóng đô của triều đại Ptolemaic tại Alexandria mà các nhà khảo cổ vẫn tìm kiếm lâu nay.
Ông Abdel-Maqsood cho hay, rất nhiều bức tượng mô phỏng thần mèo Bastet đã được tìm thấy trong ngôi đền, điều đó chứng tỏ đây có thể là ngôi đền đầu tiên thời Ptolemaic thờ thần mèo được phát hiện ở Alexandria.
Phát hiện cũng chỉ ra rằng thần mèo của người Ai Cập cổ đại vẫn được tôn thờ trong suốt thời đại Ptolemaic, vốn bị ảnh hưởng bởi Hi Lạp. Tượng về các vị thần Ai Cập cổ khác cũng được phát hiện tại đây.
Nhà khảo cổ Ai Cập Zahi Hawass cho rằng ngôi đền sau đó có thể đã biến thành một mỏ đá, dựa vào bằng chứng là sự biến mất của rất nhiều khối đá.
Thành phố Alexandria ngày nay được xây dựng trên đống đổ nát của thành phố thời cổ đại và nhiều ngôi đền lớn, các cung điện và thư viện của thành phố cổ vẫn chưa được phát hiện.
Tin mới hơn:
- 04/03/2010 16:23 - Phát hiện hóa thạch rắn ăn thịt khủng long
- 10/02/2010 16:07 - Phát hiện hơn 3.000 dấu chân khủng long
- 02/02/2010 16:01 - Phát hiện hóa thạch bọ cạp cách đây 415 triệu năm
- 02/02/2010 15:58 - Phát hiện phế tích kiến trúc cách đây 1.400 năm
- 25/01/2010 15:57 - Phát hiện kho tiền cổ cách đây 1.300 năm
Tin cũ hơn:
- 19/01/2010 15:38 - Phát hiện khảo cổ đáng chú ý về đế chế Kushite tại Sudan
- 19/01/2010 15:35 - Khai quật nền văn minh bị `chôn vùi` ở Amazon
- 19/01/2010 15:33 - “Kim tự tháp Ai Cập không phải do nô lệ xây dựng”
- 09/01/2010 15:10 - Ai Cập phát hiện thành phố 3.500 năm tuổi
- 08/01/2010 15:31 - Phát hiện lăng mộ lớn trong nghĩa địa cổ ở Ai Cập
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
05 Th12 2022 10:59
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9022078
Số người đang online: 35