Phát hiện nghĩa địa khủng long lớn nhất thế giới

Phát hiện nghĩa địa khủng long lớn nhất thế giới

 

 

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện một khu nghĩa địa khủng long có diện tích lên đến 3,7 km2 với hàng ngàn bộ xương hóa thạch của loài khủng long sừng nhọn Centrosaur tại phía nam tỉnh Alberta, Canada.

Phát hiện nghĩa địa khủng long lớn nhất thế giới

David Eberth, chuyên gia cổ sinh vật học và địa chất học thuộc Bảo tàng Royal Tyrell cho biết, kho tàng này cho chúng ta những chứng cứ chắc chắn rằng số lượng của các đàn khủng long lớn hơn nhiều so với chúng ta nghĩ trước đây, có thể là hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con mỗi đàn.

Trên thực tế, khu nghĩa địa này được phát hiện vào năm 1997 tuy nhiên, những số liệu chắc chắn về diện tích của nó thì chỉ mới được công bố vào đầu tháng này trong tác phẩm “Các nhìn mới về loài khủng long có sừng”.

Đi tìm lời giải thích cho sự tồn tại của khu nghĩa địa khủng long khổng lồ này, các nhà khoa học cho rằng các đàn khủng long sừng nhọn Centrosaur sinh sống tại Alberta cách đây 76 triệu năm đã bị tiêu diệt bởi một thiên tai thảm khốc.

Cách các hóa thạch nằm cạnh nhau trong một lớp đất nơi tìm thấy các hố hóa thạch cho thấy cả đàn Centrosaurs đã bị tiêu diệt cùng một lúc.

Thủ phạm được đưa ra trong giả thiết này là một cơn bão cực mạnh có thể nhanh chóng đưa mực nước lũ đạt đến mức 3,6 – 4,6m. “Nước lũ có thể đã ngập đến hàng trăm kilomet tính từ bờ biển. Và toàn bộ vùng đất này đã bị ngập trong nước”, Eberth giải thích.

Khu vực bằng phẳng như Arberta không có bất cứ nơi nào có thể tránh được nước lũ. Và nó khiến cho hàng ngàn động vật trong đó có loài khủng long chết chìm trong dòng nước lũ đang dâng lên.

"Với kích thước quá lớn của mình, loài khủng long không thể thoát khỏi dòng nước lũ ven biển và có thể chúng đã bị giết với số lượng lớn," Eberth giải thích.

"Trong khi đó, cá, bò sát nhỏ, động vật có vú, và các loài chim có thể đã có thể thoát khỏi thảm họa như vậy bằng cách tìm đến vùng nước yên tĩnh, cây cối, hang hốc an toàn hoặc đơn giản chỉ bằng cách bay đi".

Những cơn bão cũng có thể giúp giải thích vì sao vùng đất cằn cỗi phía tây Canada lại rất giàu các hóa thạch, “và tại sao chúng lại thường được tìm thấy trong tình trạng rất hoàn hảo", Eberth nói.

Các nhà khoa học hy vọng rằng, bài học ở khu nghĩa địa khủng long lớn nhất thế giới tại Alberta có thể giúp họ so sánh với những nơi khác trên thế giới trong nỗ lực tìm kiếm và xác định những dấu hiệu của các thảm họa trong quá khứ.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9022988
Số người đang online: 42