Phát hiện "tiểu Pompeii" ở Na-uy
Phát hiện "tiểu Pompeii" ở Na-uy
Thứ sáu, 15 Tháng 10 2010 15:49
Các nhà khảo cổ học Na-uy vừa phát hiện ra một thành phố "tiểu Pompeii" thuộc thời kỳ đồ đá tại một khu vực gần biển Bắc.
Được phát hiện ở Hamresanden, không xa sân bay Kristiansand ở Kjevik, miền nam Na-uy, khu định cư này đã "ngủ yên" trong 5.500 năm, bị chôn vùi dưới các lớp cát.
"Chúng tôi đã chỉ dám hi vọng tìm thấy một công trình thời kỳ đồ đá "bình thường" của người X-căng-đi-na-vi. Nhưng thay vào đó, chúng tôi đã phát hiện ra một công trình độc đáo, bị chôn vùi dưới lớp cát dày", ông Lars Sundström, công tác tại Bảo tàng lịch sử văn hóa thuộc trường ĐH ở Oslo, trưởng nhóm khai quật cho biết.
Đào khoảng 80m từ đường biển, ở mũi biển được tạo thành bởi sông Topdalselva và biển Bắc, nhóm các nhà khảo cổ học do ông Lars Sundström chỉ huy đã lần đầu khai quật được những thứ xuất hiện như là phế tích của một công trình có tường bao quanh.
Công trình này được tạo thành bởi những khối đá lớn và chiều dài của công trình hiện vẫn còn chưa xác định được hết do giới hạn của rãnh khai quật.
"Chúng chắc hẳn đã được vận chuyển từ một nơi xa tới đây, bởi thời điểm đó ở khu vực này không có đá tự nhiên", ông Sundström cho biết.
Khá giống với một khu tập trung theo mùa vụ thường được đặt giữa sông và biển, khu định cư này đầy những mảnh vỡ của những chiếc vại có hình dáng cốc vại, nhiều trong số này có thể được phục hồi lại nguyên trạng.
Được trang trí tinh xảo với việc sử dụng các con dấu, phần lớn các dây thừng được sử dụng để tạo hoa văn, các đồ gốm này thuộc về thời kỳ sơ khai nhất của thời kỳ Trichterrandbecherkultur, hay còn gọi là Văn hóa cốc vại hình phễu. Đây là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đá trải rộng ở vùng trung bắc châu Âu từ năm 4000 đến năm 2700 trước Công nguyên.
"Những đồ gốm cho phép chúng tôi xác định niên đại của khu vực này là từ năm 4000-3600 trước công nguyên. Chúng tôi đã phát hiện ra nó ở tầng cao nhất của lớp văn hóa ảnh hưởng đến sự kiện cuối cùng của thời hạn cư ngụ", ông Sundström nói.
Theo các nhà khảo cổ học, cách mà các đồ gốm được tìm thấy gợi mở rằng, những người định cư theo thời vụ ở thời kỳ đồ đá đã bỏ những chiếc bình của mình lại với mục đích sẽ lại dùng nó khi họ quay trở lại.
Nhưng đột nhiên, một sự kiện thảm khốc đã chôn vùi mọi thứ.
"Sự tạo thành của lớp cao hơn vẫn còn lưu lại một chút gì bí ẩn. Khu vực này có thể thình lình bị ngập lụt và bị bao phủ bởi cát từ con sông gần kề. Không có bất cứ dấu hiệu nào của sự cư ngụ bên trong lớp cát dày này. Đó là một chỉ dẫn quan trọng về một quá trình tương đối nhanh", ông Sundström nói.
Được bao bọc giữa lớp cát và một lớp bùn và đất sét bên dưới, công trình này thực sự chưa bị ai động đến.
Các nhà khảo cổ học, hiện đã đào được khoảng 500m2 trong số khoảng 700m2, hi vọng sẽ khám phá ra nhiều thứ hơn trong những tháng tới.
"Công trình này đang nằm trên lớp bùn và đất sét mà chúng ta biết là để bảo vệ gỗ, vì vậy, chúng ta có thể hi vọng vào việc tìm thấy gỗ bị chôn vùi trong giai đoạn cư ngụ sau đó từ cuộc khai quật", ông Sundström cho biết.
- 21/10/2010 16:03 - Phát hiện hóa thạch rùa 45 triệu năm ở Nam Cực
- 21/10/2010 16:01 - Phát hiện cánh cửa thời kỳ Đồ đá 5.100 tuổi
- 20/10/2010 15:58 - Phát hiện mộ của 1 giáo sỹ cổ cách đây 4.000 năm
- 18/10/2010 15:56 - Hóa thạch loài thực vật cổ nhất thế giới
- 18/10/2010 15:50 - Phát hiện một nền văn minh thời kỳ đồ đồng ở Nga
- 15/10/2010 15:47 - Xét nghiệm AND và nhưng bí mật về đế quốc Viking
- 15/10/2010 15:46 - Pháp xác nhận thêm một mỏ hóa thạch khủng long
- 15/10/2010 15:44 - Tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ
- 13/10/2010 15:28 - Phát hiện bức tượng vị vua quyền lực của Ai Cập cổ
- 15/09/2010 15:26 - Phát hiện quả trứng nguyên vẹn sau cả ngàn năm