Lưỡi câu cổ nhất thế giới tại Đông Timor

Lưỡi câu cổ nhất thế giới tại Đông Timor

 

 

Các nhà khoa học vừa phát hiện được những lưỡi câu bằng xương được chế tạo từ 42.000 năm trước đây tại một hang động ở Đông Timor, bằng chứng cho thấy con người đã đánh cá ngoài biển sâu lâu hơn nhiều so với những ước tính trước đây.

Các cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy rằng những người tiền sử đã có khả năng vượt qua những vùng biển sâu từ khoảng 50 nghìn năm trước đây, như họ đã từng làm khi xâm chiếm Australia. Tuy nhiên, cho tới nay các nhà khoa học mới chỉ phát hiện được những chứng cứ cho thấy rằng việc đánh bắt cá ở những vùng biển sâu mới chỉ bắt đầu từ khoảng 12 nghìn năm trước.

Bà O’Connor và các đồng nghiệp của mình vừa phát hiện được dấu vết của một số công cụ đánh cá thời tiền sử và xương của những con cá lớn như cá ngừ tại một hang động có tên là Jerimalai, (Đông Timor).

Tại địa điểm khai quật này, các nhà khoa học đã phát hiện được có các mũi lao bằng xương, các chuỗi hạt làm từ vỏ sò và khoảng 38.000 chiếc xương cá thuộc 23 loài khác nhau, trong đó có các loài cá sống ở các vùng nước sâu như cá ngừ hoặc cá vẹt. Trong đó, đáng chú ý nhất là những chiếc lưỡi câu được làm bằng xương có niên đại khoảng 42.000 năm. Cho đến nay, đây là những chiếc lưỡi câu được chế tạo sớm nhất trên thế giới. Bà O’Connor nói: “Rất có thể người ta đã đánh bắt cá ngừ tại các luồng nước sâu ngoài khơi của hang Jerimalai”. Bà phỏng đoán rằng, do các đảo thuộc Đông Timor có rất ít động vật trên cạn và các loài chim, bởi vậy có thể là những người dân cổ đại đã phải tăng cường việc đánh bắt cá để sinh sống.

Có khoảng một nửa các bộ xương phát hiện được tại địa điểm khảo cổ là xương của các loài cá lớn sống ở các vùng biển xa như cá ngừ. Đây là những loài cá sống ở sâu dưới nước và có tốc độ rất nhanh và để bắt được những loài cá như vậy đòi hỏi phải có kỹ năng và công nghệ đánh bắt cá phức tạp. Điều này cho thấy rằng có thể những người tiền sử đã có được những kỹ năng này sớm hơn so với những nghiên cứu trước đây. Bà O’Connor nói: “Tôi nghĩ rằng những chứng cứ phát hiện được ở Đông Timor cho thấy rằng con người đã có khả năng đánh bắt cá xa bờ từ rất sớm”.

Một số nhà khoa học có thể cho rằng hầu hết các xương cá dường như là của những con cá còn nhỏ, và do đó chúng có thể bị đánh bắt dễ dàng ở gần bờ chứ không phải là ở những vùng biển xa. Tuy nhiên, bà O’Connor phản bác: “Dù có như thế đi chăng nữa, thì cũng không dễ dàng gì để đánh bắt những con cá ngừ, bởi việc đó đòi hỏi người ta phải đặt lưới ở sâu dưới biển”.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9024530
Số người đang online: 24