PHÁT HIỆN NGHỆ THUẬT CỔ TRÊN ĐÁ Ở CHÂU Á

PHÁT HIỆN NGHỆ THUẬT CỔ TRÊN ĐÁ Ở CHÂU Á

 

 

 

Nghiên cứu chỉ ra rằng, những cư dân sớm nhất rất thành thạo tạo ra các bức tranh về động vật ở các mái đá từ khu vực Tây Nam của Trung Quốc tới Indonesia. Bên cạnh các quốc gia này, những di chỉ sớm cũng ghi nhận sự tồn tại đó ở Thái Lan, Campuchia và Malaysia. Những bức tranh cổ nhất được phát hiện qua phân tích sự chồng đè bởi những phong cách khác nhau cũng như niên đại. Điều đó xác nhận rằng, ở một số khu vực, nghệ thuật cổ xưa nhất chủ yếu bao gồm các hình ảnh về tự nhiên của những loài động vật hoang dã hoặc là mẫu tô dựa trên hình dáng bàn tay. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng, 35.000-40.000BP với một số hang động ở Sulawesi, Indonesia được thông báo vào tháng 10 bởi các chuyên gia nghiên cứu lâu năm của đại học Griffith là một điều không bình thường. Thay vì các thói quen đó lan rộng sang khu vực.

Giáo sư Tacon đã nói rằng, cùng với nghệ thuật sớm ở Châu Âu, những hình ảnh cổ ở Đông Nam Á thường có sự tương đồng và được đặt trong mối liên hệ với đặc tính tự nhiên của bề mặt đá. Điều này chỉ ra rằng một sự hứa hẹn có mục đích với những nơi mà những cư dân xa xưa đến với những lý do về biểu tượng và nghi thức thực hành. Vấn đề có ý nghĩa cốt lõi là, họ đã nhân cách hóa những bối cảnh ở những nơi mà họ đến, chuyển tải chúng từ các khu vực tự nhiên thành các bối cảnh văn hóa.

Đây là sự khởi đầu của một quá trình mà nó vẫn được tiếp tục đến hôm nay. Nhưng không giống ở châu Âu, sự tồn tại của nghệ thuật trên đá cổ xưa nhất ở Đông Nam Á thường thường được phát hiện ở các mái đá hơn là trong các hang động sâu. Điều đó có ý nghĩa cho sự thay đổi những tranh luận về nguồn gốc để tạo ra nghệ thuật và sự ủng hộ những ý tưởng đó rằng hành vi chủ yểu của con người bắt đầu từ đa số tổ tiên cổ xưa ở châu Phi hơn là châu Âu.

Các kết quả đã có những gợi ý không chỉ cho hiểu biết của chúng ta về nghệ thuật đá ở châu Âu và Đông Nam Á mà còn ở Úc, bởi vì các khu vực khác ở phía Bắc của nước Úc và khu vực Kakadu-Arnhem có sự tồn tại sớm nhất nghệ thuật đá và trên đó chứa hình động vật trong tự nhiên và mẫu tô dựa trên hình dáng bàn tay.

Nguồn: http://news.nationalgeographic.com

Dịch: Phạm Thanh Sơn

 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9038866
Số người đang online: 16