10 phát hiện khảo cổ học thế giới nổi bật năm 2014 (Phần 1): Bên dưới Stonehenge

10 phát hiện khảo cổ học thế giới nổi bật năm 2014 (Phần 1): Bên dưới Stonehenge

 

 

Một cuộc khảo sát viễn thám chưa từng có trong lịch sử, bao gồm quét không ảnh, chụp cắt lớp đất và các phương pháp khảo sát viễn thám địa vật lý khác, đã phát hiện ra rằng Stonehenge, di tích cự thạch 5000 năm tuổi này, chỉ là một phần của một di tích có tính chất nghi lễ lớn hơn nhiều lần có niên đại thời kỳ Đá mới.

10 phát hiện khảo cổ học thế giới nổi bật năm 2014

Đợt khảo sát này đã phát hiện được 17 di tích mới cùng hàng nghìn hiện tượng khảo cổ học bí ẩn khác như những công trình tưởng niệm nhỏ, gò mộ, những hố đất đen lớn, trải rộng trên một diện tích rộng gần 5 dặm vuông vùng đồng bằng Salisbury. Kết quả khảo sát được công bố trong Hội nghị Khoa học Anh Quốc diễn ra vào tháng 9 năm 2014.

10 phát hiện khảo cổ học thế giới nổi bật năm 2014


Đợt khảo sát này đồng thời cũng cung cấp những nhận thức mới về các kết quả nghiên cứu trước đây. Ví dụ như, khảo sát địa vật lý ở di tích Cursus - một gò đất dài 2 dặm phía bắc Stonehenge, đã xác định được hai hố lớn mà nó nằm trên cùng một trục thiên văn với Stonehenge, cùng với một loạt những khoảng trống. Vincent Gaffney, Đại học Bradford cho rằng, những hố này cho thấy Cursus, công trình được xây dựng trước Stonehenge 400 năm, đã ảnh hưởng như thế nào đến vị trí của Stonehenge. "Chúng tôi cho rằng, những khoảng trống ở Cursus, có thể có vai trò định hướng sự di chuyển của các dòng người khi họ tiến hành hành lễ ở Stonehenge, đối lập với những suy nghĩ trước đây cho rằng chỉ có một số ít người tiếp cận Stonehenge". Thêm vào đó, khảo sát viễn thám ở di tích Durrington, một di tích có tính chất tín ngưỡng rộng 1 dặm gần với Stonehenge, đã phát hiện ra rằng nó đã có mối liên hệ với 60 di tích cự thạch lớn khác, mà ngày nay một vài trong số đó chìm dưới lòng đất. Graffney nói "Trước đây, chúng ta nghĩ rằng Stonehenge đứng một mình biệt lập, đơn lẻ, nhưng thực tế không phải vậy. Nó thật sự vĩ đại" 

Bùi Văn Hiếu lược dịch

(Nguồn: archaeology.com)

 

 

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Trịnh Khắc Mạnh - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2024 - Số trang: 999tr - Khổ sách: 17 x 24cm
- Tác giả: Đỗ Thị Bích Tuyền - Nxb: Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2024 - Số trang: 467tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Nhiều tác giả - Nxb: Mỹ Thuật - 2023 - Số trang: 285tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Phan Thế Vinh - Nxb: Xây dựng - 2023 - Số trang: 268tr - Khổ sách: 19 x 27cm
- Tác giả: Phạm Long, Trần Hậu Yên Thế - Nxb: Đại học Sư phạm - 2024 - Số trang: 347tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Đoàn Văn Kiệt - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2023 - Số trang: 367tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: KTS. Lê Phục Quốc - Nxb: Xây dựng - 2023 - Số trang: 360tr - Khổ sách: 20 x 24cm
- Tác giả: Huỳnh Công Bá - Nxb: Thuận Hóa - 2019 - Số trang: 943tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Đình Thi, Trần Quốc Bảo, Tôn Thất Đại và nnk - Nxb: Xây dựng - 2024 - Số trang: 446tr - Khổ sách: 19 x 27cm

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9593669
Số người đang online: 16