Dữ liệu khảo cổ học đòi hỏi những cách tiếp mới để bảo tồn đa dạng sinh học
Phong cảnh ruộng bậc thang gần Pokhara, Nepal ( nguồn: Erle Ellis)
Nhóm nghiên cứu liên ngành, bao gồm các nhà khảo cổ học, sinh thái học, nhân chủng học và quản lý bảo tồn, đã tái tạo lại dân số cổ và việc sử dụng đất để cho thấy rằng cách đây 12.000 năm, con người đã định hình lại phần lớn sinh quyển trên cạn. Nghiên cứu được đứng đầu bởi Giáo sư Nicole Boivin, Giám đốc Khoa Khảo cổ học tại Viện Max Planck về Khoa học Lịch sử con người ở Jena, Đức, nhằm xem xét các tác động của việc sử dụng đất trong quá khứ cho các nỗ lực bảo tồn đương đại. Dữ liệu của họ thách thức ý tưởng: bảo tồn là trả lại các vùng đất về trạng thái tự nhiên và nguyên sơ của chúng.
Giáo sư Boivin nhận xét: "Phần lớn diện tích đất mà chúng ta coi là 'hoang sơ” ngày nay thực tế đã được định hình bởi hàng thiên niên kỷ hoạt động của con người". "Nhưng không phải tất cả các hoạt động của con người đều 'xấu.' Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra mối tương quan chặt chẽ giữa các khu vực đa dạng sinh học cao và các khu vực do cư dân Bản địa và truyền thống chiếm đóng một thời gian dài. "
Bắt đầu từ hàng nghìn năm trước, xã hội loài người từ lâu đã định hình lại cảnh quan thông qua các hoạt động đốt cháy, quản lý, nông nghiệp và thuần hóa động thực vật. Những hoạt động này đã làm cho cảnh quan trở nên năng suất hơn cho con người. Nhưng rõ ràng là trong nhiều trường hợp, các hoạt động này đã hỗ trợ mức độ phong phú loài cao và làm phong phú đa dạng sinh học.
Giáo sư Boivin lưu ý "Vấn đề không phải là do con người sử dụng". "Vấn đề là loại hình sử dụng đất mà chúng ta thấy trong các xã hội công nghiệp hóa - được đặc trưng bởi các hoạt động nông nghiệp không bền vững và việc khai thác và chiếm dụng một cách không kiểm soát”.
Công việc này có ý nghĩa lớn đối với các hoạt động bảo tồn. Thay vì cố gắng trả lại đất đai ở trạng thái 'nguyên sơ' không thể đạt được, các tác giả chứng minh rằng nỗ lực bảo tồn sẽ đạt được nhiều hơn như thế nào bằng cách trao quyền cho các xã hội bản địa và truyền thống cũng như hỗ trợ quản lý hệ sinh thái bền vững cộng đồng, địa phương.
Bằng cách so sánh hàng thiên niên kỷ sử dụng đất toàn cầu với mức độ đa dạng sinh học hiện tại, các nhà khoa học chứng minh di sản văn hóa và thiên nhiên thường song hành với nhau như thế nào. Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Erle C. Ellis thuộc Đại học Maryland, Baltimore, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Bảo tồn có thể gạt hái được nhiều thành công từ việc hợp tác chặt chẽ hơn với các nhà khảo cổ , các nhà nhân chủng học để hiểu được lịch sử lâu dài của các khu vực mà họ đang nghiên cứu.
Giáo sư Boivin khẳng định: “Một số nỗ lực bảo tồn trước đó tập trung vào việc tách con người khỏi vấn đề phức tạp đối với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, hoặc để cảnh quan do con người thay đổi trở lại trạng thái nguyên sơ của chúng. "Chúng ta đang tranh cãi về một điều gì đó khác biệt. Chúng ta cần nhận ra một số hoạt động của con người - đặc biệt là các hoạt động quản lý đất đai truyền thống hơn mà chúng ta thấy trong hồ sơ khảo cổ hoặc được nhiều cư dân bản địa thực hiện ngày nay – chúng thực sự hỗ trợ đa dạng sinh học. Vì vậy, chúng ta cần thúc đẩy và đưa nó vào thực tiễn . "
Tài liệu tham khảo:
https://www.eurekalert.org/pub_releases/2021-04/mpif-add041521.php
Người dịch: Minh Trần.
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
05 Th12 2022 10:59
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023872
Số người đang online: 21