Chế độ dinh dưỡng của các cộng đồng Tiền – Comlubia ở khu vực Amazon, Brazil được tái hiện

Một nghiên cứu quốc tế được thực hiện bởi Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (ICTA-UAB) và Khoa Tiền sử của Đại học tự trị Bacelona (UAB) đã tái hiện chế độ ăn của các nhóm người tiền Colombia trên bờ biển Amazon của Brazil, cho thấy nông lâm nhiệt đới có thể thay đổi theo khu vực.
 
Mộ táng với gốm khắc vạch thuộc di chỉ Bacanga ở đảo Sao Luas [Credit: André Colonese]

Trong một vài thập kỉ qua, có nhiều sự quan tâm đến nguồn gốc và sự phát triển của các nền kinh tế tiền Colombia ở Amazon. Tuy nhiên, rất hiếm các di cốt người trong thời kỳ này đã hạn chế hiểu biết của chúng ta về sự đóng góp của thực vật, động vật trên cạn và cá vào khẩu phần ăn cá nhân và do đó, vai trò của chúng trong việc hỗ trợ tăng trưởng dân số và thay đổi văn hóa ở khu vực này trước khi tiếp xúc với châu Âu.
 Nghiên cứu mới này, được công bố trên tạp chí Scientific Reports, đã sử dụng phân tích đồng vị bền  (stable isotopic analysis)và Mô hình hỗn hợp Bayes để tái hiện lại chế độ ăn của những cư dân Brazil sống dọc theo bờ biển Amazon từ 1.000 đến 1.800 năm trước.
 
 Mặc dù  gần gũi với các nguồn tài nguyên biển và có bằng chứng đánh bắt cá, nhưng chế độ dinh dưỡng chủ yếu dựa trên thực vật và động vật trên cạn. Động vật có vú và thực vật trên cạn là nguồn cung cấp calo chính. Động vật trên cạn cũng là nguồn cung cấp protein chính trong khẩu phần, so với cá.
 
Di chỉ khảo cổ học Bacanga ở đảo Sao Luas [Ảnh chụp bởi: André Colonese]
 
Trong số các loài động vật được phân loại, họ tìm thấy các loài gặm nhấm như chuột nhím paca, cavia hoặc cutia,  hươu và cá da trơn. Vào giai đoạn Holocen muộn, nhiều loại thực vật hoang dã và các cây trồng như sắn, ngô, bí, và những loại khác đã được tiêu thụ.
 
Colonese cho biết: “Các kết quả trên đặt ra câu hỏi về giả thuyết phổ biến rằng cá là thành phần kinh tế chính và là nguồn cung cấp protein lớn nhất trong các quần thể tiền Colombia sống gần các môi trường thủy sinh ở vùng thung lũng Amazonia”. Ông cũng cho biết thêm:  kết quả trên cho thấy các quần thể người này đã dành những nỗ lực đáng kể cho việc săn bắn, quản lý rừng và trồng trọt.
 
"Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thông tin định lượng chưa từng có về mức độ mà các loại thực ăn khác biệt từ các hệ thống nông lâm kết hợp đáp ứng các yêu cầu về calo và protein của các quần thể dân số ở Amazon trong giai đoạn tiền Colombia, đồng thời chứng thực sự đồng thuận ngày càng tăng đó là các phương thức sinh kế  đa dạng này đã thúc đẩy các biến đổi về văn hóa, nhân khẩu học và môi trường ở phía đông lưu vực sông Amazon trong giai đoạn Holocen muộn. "
 
Người dịch: Minh Trần

Nguồn tham  khảo:
 https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2020/10/diet-of-pre-columbian-societies-in.html

Source: Autonomous University of Barcelona [October 06, 2020]
 
 

 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9037812
Số người đang online: 14