ADN từ răng sữa 31000 năm tuổi hé lộ về nhóm mới người cổ Siberia

ADN từ răng sữa 31000 năm tuổi hé lộ về nhóm mới người cổ Siberia.
Răng sữa của hai trẻ em chôn sâu ở di chỉ khảo cổ  hẻo lánh thuộc phía Đông Bắc Siberia đã hé lộ nhóm người chưa biết trước đây sống ở đó trong suốt Kỉ băng hà cuối cùng.
 
 
Phát hiện này là một phần trong nghiên cứu rộng hơn cũng đã phát hiện được các di cốt người cổ 10000 năm ở một di chỉ khác thuộc Siberia có mối quan hệ di truyền với người Mỹ bản địa – lần đầu tiên các mối quan hệ di truyền gần gũi như vậy được phát hiện bên ngoài nước Mỹ.
Nhóm các nhà khoa học  quốc tế, dẫn đầu bởi giáo sư Eske Willerslev,  trường St John, Đại học Cambridge, và  là giám đốc Quĩ Lundbeck  Trung tâm Địa di truyền Đại học Copenhagen, đã đặt tên cho nhóm người mới  này là “ Người Siberian phía bắc cổ” đông thời đã mô tả sự tồn tại của họ như là một phần quan trọng của lịch sử loài người”.
ADN được phục chế chỉ trên các di cốt người được phát hiện trong giai đoạn này – 2 răng sữa nhỏ bé – được tìm thấy trong một di chỉ khảo cổ rộng lớn ở Nga gần sông Yana. Di chỉ này, được biết là di chỉ  sừng tê giác Yana (Yana Rhinoceros Horn Site =RHS) được tìm thấy vào năm 2001 và có hơn 2.500 hiện vật từ xương động vật và ngà voi cùng với các công cụ bằng đá và bằng chứng về sự cư trú của con người.
 


ADN được khôi phục chỉ trên các di cốt người được phát hiện trong suốt kỉ này – 2 răng sữa bé (Russian Academy of Sciences - Học viện khoa học Nga)


Di chỉ -  nơi răng được tìm thấy gần sông Yana ở phía bắc Nga (Elena Pavlova)

Phát hiện này được công bố  vào 5/6/2019 là một phần trong nghiên cứu rộng hơn trên tạp chí Nature và chỉ ra những người Siberians phía bắc cổ chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt  ở khu vực này 31000 năm cách ngày nay  và tồn tại bằng săn bắt voi ma mút lông, tê giác lông và bò rừng. Giáo sư Willerslev nói: “những người này là một phần quan trọng của lịch sử loài người, họ đa dạng hóa gần như cùng thời gian  với tổ tiên của người châu Á và châu Âu thời hiện đại và có khả năng rằng tại một thời điểm , họ chiếm các vùng rộng lớn ở bán cầu bắc.
Tiến sĩ Martin Sikora, thuộc quĩ Lundbeck Trung tâm Địa Di truyền và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết thêm: “Họ  thích nghi với môi trường khắc nghiệt rất nhanh và có tính cơ động cao. Những phát hiện này đã thay đổi rất nhiều những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã biết về lịch sử dân số của vùng đông bắc Siberia mà cũng là những gì chúng ta biết về lịch sử di cư của loài người nói chung.”
Các nhà nghiên cứu ước tính số lượng dân số ở di chỉ này khoảng 40 người với một quần thể rộng hơn khoảng 500 người. Phân tích di tích truyền răng sữa đã cho biết trình tự gen của hai cá thể và chỉ ra không có bằng chứng cho sự lai (hòa huyết) diễn ra trong các quần thể người Neanderthan đang giảm đi cùng thời gian này.
Sự phát triên dân số phức tạp trong giai đoạn này và so sánh di truyền với các nhóm người khác, cả nhóm dân số cổ  và hiện đại,  được ghi nhận như một phần của nghiên cứu rộng hơn đã phân tích 34 mẫu bộ gen người được tìm thấy ở các địa điểm khảo cổ cổ đại ở khắp miền bắc Siberia và miền trung nước Nga.
 
Giáo sư Laurent Excoffier, Đại học Bern, Thụy Sĩ, nói: “Đáng chú ý, người Siberian phía bắc cổ gần gũi  với người châu Âu hơn là người châu Á và dường như di cư tất cả các con đường từ phía Tây Âu - Á ngay sau khi tách biệt giữa người châu Âu và châu Á.
Các nhà khoa học tìm thấy người Siberian phía bắc cổ đã tạo thành cấu trúc di truyền khảm của những người đương đại sống ở một khu vực rộng lớn trên khắp phía bắc Âu – Á và châu Mỹ - cung cấp liên kiết còn thiếu về sự hiểu biết di truyền của tổ tiên người Mỹ bản địa.
Người ta chấp nhận rộng rãi rằng con người lần đầu tiên đến châu Mỹ từ Siberia vào Alaska thông qua một cây cầu trên đất liền qua eo biển Bering, bị nhấn chìm vào cuối kỷ băng hà cuối cùng. Các nhà nghiên cứu đã có thể xác định một số những người tổ tiên này là các nhóm người châu Á  hòa huyết với người Bắc Siberia cổ đại.
Giáo sư David Meltzer, Đại học  Methodist phía Nam, Dallas, một trong những tác giả của bài báo, giải thích: “Chúng tôi đã thu được cái nhìn sâu sắc quan trọng về sự cô lập dân số và sự hòa huyết  diễn ra trong  các độ sâu kỉ  Băng hà cực đại cuối cùng - thời điểm lạnh nhất và khắc nghiệt nhất của Kỷ băng hà - và cuối cùng, tổ tiên của những người  này sẽ phát triển  từ thời đó với tư cách là tổ tiên của người dân bản địa châu Mỹ
Phát hiện trên dựa trên phân tích ADN của một di cốt nam 10.000 tuổi được tìm thấy tại một địa điểm gần sông Kolyma ở Siberia. Cá thể này có nguồn gốc tổ tiên từ sự hòa huyết giữ  ADN người Siberia phía bắc cổ và ADN  Đông  Á, rất giống với ADN tìm thấy ở người Mỹ bản địa. Đây là lần đầu tiên  các di cốt  người liên quan mật thiết đến dân số người Mỹ bản địa được phát hiện bên ngoài nước Mỹ.
 
Giáo sư Willerslev cho biết thêm: “Những di cốt này về mặt di truyền rất gần với tổ tiên của những người nói tiếng Paleo - Siberia và gần với tổ tiên của người Mỹ bản địa. Đây là một phần quan trọng trong  câu đố  tìm hiểu về  tổ tiên của người Mỹ bản địa khi bạn có thể thấy chữ ký Kolyma trong người Mỹ bản địa và người Paleo-Siberia. Cá nhân này là mắt xích còn thiếu của tổ tiên người Mỹ bản địa.

Trích nguồn: https://www.heritagedaily.com/2019/06/dna-from-31000-year-old-milk-teeth-leads-to-discovery-of-new-group-of-ancient-siberians/123905
https://www.independent.co.uk/news/science/ice-age-milk-teeth-dna-hunters-siberia-prehistoric-cambridge-university-a8945221.html

Người dịch: Minh Trần

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9134494
Số người đang online: 28