Các nhà khoa học phát hiện công cụ xăm cổ nhất ở phía tây Bắc Mỹ
Các nhà khoa học đại học Washington đã phát hiện ra hiện vật xăm cổ nhất ở phía tây Bắc Mỹ
Đây là cận cảnh của công cụ xăm thân xương rồng 2000 tuổi được phát hiện bởi nhà khảo cổ Andrew Gillreath – Brown, đại học Washington. Ảnh chụp bởi : Bob Hubner, đại học Washington
Với một tay cầm bằng gỗ skunkbush (một loài thực vật có hoa trong họ đào lộn hột) và thân xương rồng, công cụ này đã được tạo ra khoảng 2.000 năm trước bởi tổ tiên người Pueblo thời kỳ Basketmaker II ở vùng đông nam Utah ngày nay.
Andrew Gillreath-Brown, nghiên cứu sinh nhân chủng học, đã tình cờ phát hiện công cụ có kích thước bằng cái bút này trong khi kiểm kê các hiện vật khảo cổ đã được lưu trữ trong kho hơn 40 năm.
Ông là tác giả chính của bài báo công cụ xăm được đăng hôm nay trên tạp chí khoa học khảo cổ Journal of Archaeological Science: Reports.
Phát hiện của ông đã đẩy lùi bằng chứng sớm nhất về hình xăm ở phía tây Bắc Mỹ hơn một thiên niên kỷ và cho các nhà khoa học một cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống của người tiền sử mà phong tục và văn hóa của họ phần lớn đã bị lãng quên.
Hình xăm của người tiền sử ở tây Nam không được nói đến nhiều vì chưa có bằng chứng trực tiếp nào chứng minh điều đó, theo ông Gillreath-Brown, 33 tuổi. Công cụ xăm này cung cấp cho chúng tôi thông tin về văn hóa tây Nam thời xưa mà chúng tôi không biết trước đây.
Xăm là một hình thức nghệ thuật và là phương thức biểu đạt phổ biến đối với nhiều nền văn hóa bản địa trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết nó được bắt đầu từ khi nào hoặc tại sao lại thực hiện xăm?
Đây là trường hợp đặc biệt xảy ra ở những nơi như miền tây nam Hoa Kỳ, nơi không có hình xăm nào được xác định trên các di cốt người được bảo quản và không có tài liệu viết cổ nào về thực hành xăm.
Thay vào đó, các nhà khảo cổ học đã dựa vào các mô tả trực quan trong các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa và việc xác định các dụng cụ xăm hình để tìm nguồn gốc của hình xăm trong khu vực này.
Trước đây, các công cụ xăm bằng thân xương rồng được bó và tra chuôi, hoặc có tay cầm đến từ Arizona và New Mexico đã cung cấp các ví dụ khảo cổ tốt nhất về các hình xăm sớm ởTây Nam. Sớm nhất trong số này đã được xác định là giữa năm 1100-1280 sau Công nguyên.
Vì vậy, khi Gillreath-Brown bắt gặp một hình xăm trông rất tương tự trong một di chỉ ở Utah nhưng già hơn 1.000 năm tuổi, ông biết rằng mình đã phát hiện điều gì đó đặc biệt.
Gillreath-Brown cho biết “Khi tôi lần đầu tiên rút nó ra khỏi hộp bảo tàng và nhận ra điều gì có thể đã khiến tôi rất phấn khích”, ông tự đeo một hình xăm tay lớn:mai rùa, voi, nước và rừng ở cánh tay trái của mình.
Công cụ này bao gồm một tay cầm từ bằng gỗ skunkbush 3 inch được buộc ở cuối bằng lá yucca chẻ đôi và giữ hai thân xương rồng song song, được nhuộm màu đen ở đầu của chúng.
Gillreath-Brown cũng cho hay: "Phần nhuộm màu còn lại từ các sắc tố xăm trên đầu dụng cụ là điều ngay lập tức thu hút sự quan tâm của tôi vì có thể là một công cụ xăm hình”
Được khuyến khích bởi Aaron Deter-Wolf, một người bạn và đồng tác giả của nghiên cứu này đã thực hiện xăm hình thời cổ và chỉnh sửa một số cuốn sách về chủ đề này, Gillreath-Brown đã phân tích các dạng bằng kính hiển vi điện tử quét, quang phổ phát quang tia X và phân tán năng lượng. Để có sự đo đạc tốt, ông đã thực hiện một số hình xăm thử nghiệm bằng cách sử dụng một bản sao trên da lợn
Ông nhìn thấy cấu trúc tinh thể của sắc tố và xác định nó có khả năng chứa carbon, một yếu tố phổ biến trong vẽ cơ thể và xăm mình.
Gillreath-Brown cho biết phát hiện này “đã có một ý nghĩa lớn để hiểu cách con người quản lý các mối quan hệ và tình trạng có thể được đánh dấu như thế nào trên con người trong quá khứ trong thời kì khi mật độ dân số gia tăng ở tây Nam.
Nguồn: https://www.heritagedaily.com/2019/02/researcher-discovers-oldest-tattoo-tool-in-western-north-america/122783
Người dịch: Minh Tran
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 14:27
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9252829
Số người đang online: 13