Tục chôn người chết trong bình gốm của người Ai Cập cổ đại

Phong tục chôn người chết trong bình gốm của người Ai Cập cổ đại tượng trưng cho sự tái sinh ở thế giới bên kia.

Nhiều quốc gia trên thế giới trong thời cổ đại, bao gồm Ai Cập, chôn xác chết của người thân trong bình gốm hoặc bình đựng hài cốt, theo Ancient Origins. Giới khoa học trước đây cho rằng việc chôn cất trong bình gốm chủ yếu được dùng cho đối tượng người dân nghèo, đặc biệt là trẻ em, nhưng một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Antiquity tháng 12/2016 cho thấy nhận định trên là không chính xác.

Người Ai Cập cổ đại chôn xác chết của người thân trong bình gốm.
Người Ai Cập cổ đại chôn xác chết của người thân trong bình gốm. (Ảnh: Ancient Origin).

Ronika Power, nhà khảo cổ sinh học, và Yann Tristant, nhà Ai Cập học, tại Đại học Macquarie, Australia, xem xét những ngôi mộ bình gốm tại 46 địa điểm khảo cổ gần sông Nile. Chúng có niên đại từ năm 3300 trước Công nguyên đến năm 1650 trước Công nguyên. Các bình gốm được đập vỡ hoặc cắt một cách cẩn thận để đặt vừa cơ thể người chết.

Kết quả cho thấy, hơn một nửa số địa điểm khảo cổ chứa hài cốt của người trưởng thành. Các bình đựng hài cốt trẻ em không phổ biến như nhận định trước đây. Trong số 476 hài cốt trẻ em, trẻ sơ sinh và bào thai, có 338 người được chôn trong quan tài bằng gỗ và 329 người được chôn trong bình gốm. Đa số trẻ em còn lại nằm trong giỏ hoặc đồ đựng làm bằng vật liệu lau sậy hoặc đá vôi.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy bằng chứng của sự giàu có trong nhiều ngôi mộ. Một số bình gốm đựng hài cốt chứa vàng, trang sức, ngà voi, chuỗi hạt làm từ vỏ trứng đà điểu và quần áo.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, người Ai Cập cổ đại cố ý chọn lựa bình gốm để chôn cất người thân vì nó tượng trưng cho tử cung của người mẹ, mang hình ảnh biểu tượng cho sự tái sinh vào thế giới bên kia.

Theo khoahoc.tv

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9027826
Số người đang online: 27