Phát hiện bí mật chôn giấu bên dưới 887 bức tượng Moai trên đảo Phục Sinh

Đảo Phục Sinh là hòn đảo biệt lập và huyền bí nhưng xinh đẹp vào bậc nhất thế giới. Nơi đây có lưu giữ 887 bức tượng Moai mà cho đến ngày nay, vẫn chưa có ai lý giải được vì sao và bằng cách nào chúng nằm rải rác khắp hòn đảo.

Người ta vẫn tin tưởng rằng, những bức tượng này chỉ có phần đầu hoặc có thêm phần vai. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đã phát hiện phần thân chìm bên dưới, trong đó chứa đựng nhiều bí ẩn và căn cứ quan trọng về nền văn minh trên hòn đảo này.

tuongcodai4.jpg

Đảo Phục Sinh còn có tên gọi là Rapa Nui, nghĩa là hòn đảo xa vắng. Những bức tượng Moai là tác phẩm của người Rapa Nui, cư dân đầu tiên trên đảo (từ những năm 300-400) tạc vào giữa những năm 1250-1500, tại địa điểm được cho là vua Rapa Nui đệ nhất Hoto-Matua lần đầu neo thuyền ở khu vực Aneka. Đây cũng là một trong những bãi biển hiếm hoi của hòn đảo vốn gập gềnh tảng đá.
Bà Jo Anne Van Tilburg, giám đốc dự án tượng đảo Phục Sinh cho biết, năm 2010 nhóm của bà đã đào được 2 phần thân bị chôn vùi. Theo đo đạc, những bức tượng Moai có trọng lượng 75 tấn, cao khoảng 10 mét, cá biệt có những bức nặng 270 tấn và cao 21 mét. Phần lớn thân của các bức tượng bị chôn vùi dưới lòng đất, trên thân có những dòng chữ đươc gọi là tranh đá. Có giả thuyết rằng, những chi tiết cổ như vòng xoáy và hình thắt nút là tượng trưng cho chiếc xuồng của người dân Polynesia địa phương.

Điều đáng chú ý là trong những cuộc khai quật, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy dấu vết của sợi dây thừng thắt chặt, chứng tỏ bức tượng đã được lôi hoặc kéo đi. Họ còn tìm thấy hơn 500 công cụ chạm khắc đá, rất có thể đó là công cụ chạm khắc những bộ phận khác nhau của cơ thể bức tượng. Ngoài ra còn có các công cụ để trang trí và mài nhẵn bề mặt thân tượng.

tuongcodai2.jpg

Những bức tượng này được tạc nguyên khối từ núi đá lửa, trên thân lại khắc chữ tượng hình. Những bức tượng như vậy được tạo ra để làm gì? Bằng cách nào họ có thể mang chúng đi chôn khắp hòn đảo?

Những câu hỏi như vậy đến nay vẫn làm đau đầu các nhà khoa học. Người ta tin rằng những bức tranh đá được mã hóa ký tự ấy chính là lời giải cho những bí mật bấy lâu nay về tượng Moai cũng như hòn đảo Phục Sinh.

(daikynguyenvn.com)

tuongcodai9.jpg

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9028161
Số người đang online: 17