Nghệ thuật hang động cổ nhất thế giới được phát hiện ở Indonesia
Một nhóm các nhà khảo cổ học của Đại học Griffith, Úc đã chia sẻ về việc phát hiện bức hoạ hang động cổ nhất được biết đến trên thế giới, có niên đại ít nhất 45.500 năm trước.
Bức tranh lợn (con lợn 1) được định niên đại ít nhất 45. 500 năm trước ở Leang Tedongnge
[Chụp bởi: Maxime Aubert]
Được phát hiện ở Nam Sulawesi trong quá trình nghiên cứu thực địa với trung tâm nghiên cứu khảo cổ hàng đầu của Indonesia, Pusat Penelitian Arkeologi Nasional (ARKENAS), bức hoạ hang động này mô tả tượng hình một con lợn rừng Sulawesi, một loài lợn rừng đặc hữu của hòn đảo Indonesia này.
Giáo sư Adam Brumm từ Trung tâm Nghiên cứu Tiến hóa Người của đại học Griffith, Úc, đồng chủ nhiệm nhóm hợp tác Griffith-ARKENAS cho biết: “Bức tranh lợn rừng Sulawesi mà chúng tôi tìm thấy trong hang động đá vôi Leang Tedongnge, hiện là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu sớm nhất được biết đến trên thế giới,”
“Hang này nằm trong một thung lũng được bao bọc bởi những vách đá vôi dựng đứng và chỉ có thể vào được bằng một lối đi hẹp vào mùa khô vì đáy thung lũng bị ngập hoàn toàn. Cộng đồng Bugis biệt lập sống trong thung lũng ẩn mình này khẳng định nó chưa từng được người phương Tây đến thăm trước đây ”.
Bức tranh lợn rừng Sulawesi có niên đại ít nhất 45.500 năm trước là một phần của bức hoạ trên đá nằm trên một mỏm đá cao dọc theo bức tường phía sau của Leang Tedongnge.
Giáo sư Brumm cho biết: “Nó cho thấy một con lợn có mào lông ngắn dựng đứng và một cặp mụn cóc trên mặt giống như sừng ở phía trước mắt, đặc điểm đặc trưng của lợn đực Sulawesi đực trưởng thành, ”
Được vẽ bằng sắc tố màu đỏ son, con lợn này dường như đang quan sát một cuộc chiến hoặc tương tác giữa hai con lợn khác.
Basran Burhan, một nhà khảo cổ người Indonesia từ miền nam Sulawesi và là nghiên cứu sinh Đại học Griffith, người dẫn đầu cuộc khảo sát tìm ra bức hoạ này, cho biết “Con người đã săn bắt lợn rừng Sulawesi trong hàng chục nghìn năm.”
“Những con lợn này là động vật được miêu tả phổ biến nhất trong nghệ thuật đá thời kỳ băng hà ở hòn đảo này, cho thấy chúng từ lâu đã có giá trị vừa là thức ăn vừa là trọng tâm của tư duy sáng tạo và biểu hiện nghệ thuật”.
Đồng trưởng nhóm, Giáo sư Maxime Aubert, chuyên gia xác định niên đại thuộcTrung tâm Nghiên cứu Văn hóa và Xã hội Griffith, đã lấy mẫu để xác định niên đại chuỗi Uranium, được tiến hành tại Cơ sở Đồng vị Phóng xạ của Đại học Queensland.
Giáo sư Aubert cho biết: “bức hoạ trên đá rất khó để định niên đại ”. “Tuy nhiên, tác phẩm nghệ thuật trên đá được tạo ra trong các hang động đá vôi đôi khi có thể được xác định niên đại bằng cách sử dụng phân tích chuỗi Uranium của các cặn canxi cacbonat (‘ bỏng ngô trong hang động ’) hình thành tự nhiên trên bề mặt vách hang động được sử dụng như một‘ cái phông ’ vẽ.
“Ở Leang Tedongnge, cặn nhỏ can xi cacbonat trong hang động đã hình thành trên chân sau của một trong những hình con lợn sau khi được vẽ, vì vậy khi xác định niên đại, nó cung cấp cho chúng ta tuổi tối thiểu của bức hoạ này.”
Một hình ảnh con lợn rừng Sulawesi thứ hai, từ Leang Balangajia 1, một hang động khác trong khu vực này, được xác định niên đại ít nhất 32.000 năm cách đây bằng phương pháp chuỗi Uranium.
Giáo sư Aubert nói. “Giờ đây, chúng tôi đã xác định được niên đại của nhiều ví dụ về nghệ thuật đá sớm ở Sulawesi, bao gồm mô tả động vật và cảnh tường thuật nổi bật cả về chất lượng vẽ và độ hiếm trên toàn thế giới ”.
Những ‘cảnh’ có thể nhận ra đặc biệt không phổ biến trong nghệ thuật hang động sớm (sơ khai). Bức tranh trên đá có niên đại lâu đời nhất trước đây, ít nhất 43.900 năm tuổi, là bức mô tả những sinh vật nửa người và nửa động vật đang săn lợn rừng Sulawesi và những con bò lùn, được cùng một nhóm nghiên cứu phát hiện tại một địa điểm hang động đá vôi gần đó. Phát hiện đó đã được tạp chí Science xếp hạng là một trong 10 đột phá khoa học hàng đầu của năm 2020.
Đồng tác giả nghiên cứu và chuyên gia nghệ thuật đá Indonesia Adhi Agus Oktaviana, nhà nghiên cứu ARKENAS đang làm tiến sĩ tại Griffith cho biết:
“Chúng tôi đã tìm thấy và ghi lại nhiều hình ảnh nghệ thuật trên đá ở Sulawesi vẫn đang chờ xác định niên đại khoa học. Chúng tôi hy vọng nghệ thuật đá sơ khai của hòn đảo này sẽ mang lại nhiều khám phá quan trọng hơn nữa ”.
Bức hoạ trên đá Sulawesi được định niên đại, đại diện cho một số bằng chứng khảo cổ học sớm nhất, có lẽ là sớm nhất về con người hiện đại trong khu vực rộng lớn của các đảo đại dương nằm giữa châu Á và Úc-New Guinea - được biết đến là ‘Wallacea’.
Theo giáo sư Aubert “Loài người chúng ta phải vượt qua Wallacea bằng tàu thủy để đến Úc ít nhất 65.000 năm trước. “Tuy nhiên, các đảo Wallacean chưa được khám phá nhiều và hiện tại bằng chứng khảo cổ học sớm nhất được khai quật từ khu vực này có tuổi còn trẻ hơn nhiều”.
Nhóm nghiên cứu Griffith kỳ vọng rằng nghiên cứu trong tương lai ở miền đông Indonesia sẽ dẫn đến việc phát hiện bức hoạ trên đá cổ hơn và bằng chứng khảo cổ khác, có niên đại ít nhất 65.000 năm và có thể sớm hơn.
Giáo sư Brumm cho biết: “Phát hiện này nhấn mạnh sự cổ xưa đáng chú ý của nghệ thuật đá ở Indonesia và ý nghĩa to lớn trong việc tìm hiểu lịch sử sâu sắc của nghệ thuật cũng như vai trò của nó trong câu chuyện sơ khai của nhân loại.” .
Phát hiện được đăng trên tạp chí Science Advances.
Nguồn tham khảo:
https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2021/01/worlds-oldest-cave-art-discovered-in.html
Người dịch: Minh Trần
Bức tranh lợn (con lợn 1) được định niên đại ít nhất 45. 500 năm trước ở Leang Tedongnge
[Chụp bởi: Maxime Aubert]
Được phát hiện ở Nam Sulawesi trong quá trình nghiên cứu thực địa với trung tâm nghiên cứu khảo cổ hàng đầu của Indonesia, Pusat Penelitian Arkeologi Nasional (ARKENAS), bức hoạ hang động này mô tả tượng hình một con lợn rừng Sulawesi, một loài lợn rừng đặc hữu của hòn đảo Indonesia này.
Giáo sư Adam Brumm từ Trung tâm Nghiên cứu Tiến hóa Người của đại học Griffith, Úc, đồng chủ nhiệm nhóm hợp tác Griffith-ARKENAS cho biết: “Bức tranh lợn rừng Sulawesi mà chúng tôi tìm thấy trong hang động đá vôi Leang Tedongnge, hiện là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu sớm nhất được biết đến trên thế giới,”
“Hang này nằm trong một thung lũng được bao bọc bởi những vách đá vôi dựng đứng và chỉ có thể vào được bằng một lối đi hẹp vào mùa khô vì đáy thung lũng bị ngập hoàn toàn. Cộng đồng Bugis biệt lập sống trong thung lũng ẩn mình này khẳng định nó chưa từng được người phương Tây đến thăm trước đây ”.
Bức tranh lợn rừng Sulawesi có niên đại ít nhất 45.500 năm trước là một phần của bức hoạ trên đá nằm trên một mỏm đá cao dọc theo bức tường phía sau của Leang Tedongnge.
Giáo sư Brumm cho biết: “Nó cho thấy một con lợn có mào lông ngắn dựng đứng và một cặp mụn cóc trên mặt giống như sừng ở phía trước mắt, đặc điểm đặc trưng của lợn đực Sulawesi đực trưởng thành, ”
Được vẽ bằng sắc tố màu đỏ son, con lợn này dường như đang quan sát một cuộc chiến hoặc tương tác giữa hai con lợn khác.
Bức tranh lợn (con lợn 1) được định niên đại ít nhất 45. 500 năm trước ở Leang Tedongnge [Chụp bởi: AA Oktaviana] |
Basran Burhan, một nhà khảo cổ người Indonesia từ miền nam Sulawesi và là nghiên cứu sinh Đại học Griffith, người dẫn đầu cuộc khảo sát tìm ra bức hoạ này, cho biết “Con người đã săn bắt lợn rừng Sulawesi trong hàng chục nghìn năm.”
“Những con lợn này là động vật được miêu tả phổ biến nhất trong nghệ thuật đá thời kỳ băng hà ở hòn đảo này, cho thấy chúng từ lâu đã có giá trị vừa là thức ăn vừa là trọng tâm của tư duy sáng tạo và biểu hiện nghệ thuật”.
Đồng trưởng nhóm, Giáo sư Maxime Aubert, chuyên gia xác định niên đại thuộcTrung tâm Nghiên cứu Văn hóa và Xã hội Griffith, đã lấy mẫu để xác định niên đại chuỗi Uranium, được tiến hành tại Cơ sở Đồng vị Phóng xạ của Đại học Queensland.
Giáo sư Aubert cho biết: “bức hoạ trên đá rất khó để định niên đại ”. “Tuy nhiên, tác phẩm nghệ thuật trên đá được tạo ra trong các hang động đá vôi đôi khi có thể được xác định niên đại bằng cách sử dụng phân tích chuỗi Uranium của các cặn canxi cacbonat (‘ bỏng ngô trong hang động ’) hình thành tự nhiên trên bề mặt vách hang động được sử dụng như một‘ cái phông ’ vẽ.
“Ở Leang Tedongnge, cặn nhỏ can xi cacbonat trong hang động đã hình thành trên chân sau của một trong những hình con lợn sau khi được vẽ, vì vậy khi xác định niên đại, nó cung cấp cho chúng ta tuổi tối thiểu của bức hoạ này.”
Đây là cặn khoáng, sau khi được Giáo sư Aubert loại bỏ cẩn thận, được định niên đại Uranium và có tuổi ít nhất 45.500 năm, cho thấy rằng bức hoạ trên đá kia đã được vẽ trước đó.
Cửa hang Leang Tedongnge ( Chụp bởi: AA Oktaviana]. |
Một hình ảnh con lợn rừng Sulawesi thứ hai, từ Leang Balangajia 1, một hang động khác trong khu vực này, được xác định niên đại ít nhất 32.000 năm cách đây bằng phương pháp chuỗi Uranium.
Giáo sư Aubert nói. “Giờ đây, chúng tôi đã xác định được niên đại của nhiều ví dụ về nghệ thuật đá sớm ở Sulawesi, bao gồm mô tả động vật và cảnh tường thuật nổi bật cả về chất lượng vẽ và độ hiếm trên toàn thế giới ”.
Những ‘cảnh’ có thể nhận ra đặc biệt không phổ biến trong nghệ thuật hang động sớm (sơ khai). Bức tranh trên đá có niên đại lâu đời nhất trước đây, ít nhất 43.900 năm tuổi, là bức mô tả những sinh vật nửa người và nửa động vật đang săn lợn rừng Sulawesi và những con bò lùn, được cùng một nhóm nghiên cứu phát hiện tại một địa điểm hang động đá vôi gần đó. Phát hiện đó đã được tạp chí Science xếp hạng là một trong 10 đột phá khoa học hàng đầu của năm 2020.
Đồng tác giả nghiên cứu và chuyên gia nghệ thuật đá Indonesia Adhi Agus Oktaviana, nhà nghiên cứu ARKENAS đang làm tiến sĩ tại Griffith cho biết:
“Chúng tôi đã tìm thấy và ghi lại nhiều hình ảnh nghệ thuật trên đá ở Sulawesi vẫn đang chờ xác định niên đại khoa học. Chúng tôi hy vọng nghệ thuật đá sơ khai của hòn đảo này sẽ mang lại nhiều khám phá quan trọng hơn nữa ”.
Bức hoạ trên đá Sulawesi được định niên đại, đại diện cho một số bằng chứng khảo cổ học sớm nhất, có lẽ là sớm nhất về con người hiện đại trong khu vực rộng lớn của các đảo đại dương nằm giữa châu Á và Úc-New Guinea - được biết đến là ‘Wallacea’.
Theo giáo sư Aubert “Loài người chúng ta phải vượt qua Wallacea bằng tàu thủy để đến Úc ít nhất 65.000 năm trước. “Tuy nhiên, các đảo Wallacean chưa được khám phá nhiều và hiện tại bằng chứng khảo cổ học sớm nhất được khai quật từ khu vực này có tuổi còn trẻ hơn nhiều”.
Nhóm nghiên cứu Griffith kỳ vọng rằng nghiên cứu trong tương lai ở miền đông Indonesia sẽ dẫn đến việc phát hiện bức hoạ trên đá cổ hơn và bằng chứng khảo cổ khác, có niên đại ít nhất 65.000 năm và có thể sớm hơn.
Giáo sư Brumm cho biết: “Phát hiện này nhấn mạnh sự cổ xưa đáng chú ý của nghệ thuật đá ở Indonesia và ý nghĩa to lớn trong việc tìm hiểu lịch sử sâu sắc của nghệ thuật cũng như vai trò của nó trong câu chuyện sơ khai của nhân loại.” .
Phát hiện được đăng trên tạp chí Science Advances.
Nguồn tham khảo:
https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2021/01/worlds-oldest-cave-art-discovered-in.html
Người dịch: Minh Trần
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
05 Th12 2022 10:59
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023812
Số người đang online: 25