Khảo cổ học đã phát hiện được bệnh truyền nhiễm lan rộng cách đây 4000 năm
Xử lí các mộ táng tại di chỉ Mán Bạc, Ninh Bình, Việt Nam. Ảnh chụp bởi Đại học Otago, Newzealand.
Bệnh ghẻ cóc- được gây nên từ cùng một loài vi khuẩn gây bệnh giang mai (Treponema pallidum) - là một bệnh ở trẻ em gây ra các tổn thương da có tính lây nhiễm cao. Nó lây lan qua tiếp xúc từ người sang người và trong những trường hợp nặng có thể khiến người bệnh bị biến dạng xương nghiêm trọng. Mặc dù có thể dễ dàng chữa khỏi ở các giai đoạn đầu, nhưng các biến dạng xương không thể phục hồi được.
Nghiên cứu sinh Khoa Giải phẫu Đại học Otago, Melandri Vlok cho biết:
Căn bệnh này đã được loại trừ khỏi nhiều nơi trên thế giới nhưng vẫn còn phổ biến ở Tây Thái Bình Dương, ảnh hưởng đến khoảng 30.000 người. Một nỗ lực toàn cầu trước đây nhằm xóa bỏ căn bệnh nhiệt đới này đã thất bại ở rào cản cuối vào những năm 1950 và một nỗ lực mới đã bị hạn chế bởi sự bùng phát COVID-19
Luận án tiến sĩ của Melandri Vlok sử dụng khảo cổ học để làm sáng tỏ sự lây lan của dịch bệnh khi các quần thể người khác nhau tương tác lần đầu tiên. Mối quan tâm đặc biệt của Vlok là về cái mà cô gọi là "vùng ma sát" - ở đó những cư dân nông nghiệp cổ gặp những người săn bắn hái lượm.
Năm 2018, Vlok đã đến Việt Nam để nghiên cứu các di cốt người thuộc di chỉ Mán Bạc. Địa điểm Mán Bạc thuộc tỉnh Ninh Bình – phía bắc Việt Nam được khai quật vào năm 2005 và 2007 đã cung cấp một lượng thông tin quí cho các nhà khảo cổ học nhờ vai trò của nó trong bước chuyển từ săn bắn hái lượm sang trồng trọt ở khu vực Đông Nam Á lục địa.
Vlok cho biết: Các di cốt hiện nay đang được lưu giữ tại Viện Khảo cổ học Hà Nội, mặc dù đã được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng chúng chưa được phân tích để tìm bằng chứng về bệnh ghẻ cóc.
Vlok cũng cho hay: Giáo sư hướng dẫn của cô tại Đại học Otago, nhà khảo cổ sinh học nổi tiếng - Giáo sư Hallie Buckley, đã suy nghĩ những gì mà bà nhìn thấy trên một bức ảnh về các di cốt Mán Bạc có thể là bệnh ghẻ cóc. Vì vậy, Hallie đã đi cùng Vlok và cùng làm việc với một nhóm chuyên gia nhiệt huyết thuộc Viện khảo cổ học, họ đã xác nhận những nghi ngờ của mình. Sau đó, Vlok tìm thấy một ví dụ thứ hai về căn bệnh này.
Điều này rất quan trọng, vì địa điểm Mán Bạc có niên đại 4000 năm trước. Cho đến nay, không có bằng chứng chắc chắn về bệnh ghẻ cóc ở châu Á thời tiền sử.Nghiên cứu của Vlok cho thấy rằng bệnh ghẻ cóc đã xuất hiện ở những người săn bắn hái lượm ở Việt Nam hiện đại bởi một nhóm dân nông nghiệp di cư từ Trung Quốc hiện đại về phía nam. Các cư dân săn bắn hái lượm này là hậu duệ của những người đầu tiên rời khỏi châu Phi và vào châu Á, họ là những người dần dần cũng sinh sống ở New Guinea, quần đảo Solomon và châu Úc.
Những cư dân nông nghiệp này đã ở Trung Quốc ít nhất 9000 năm nhưng phải đến khoảng 4000 năm trước, nghề nông mới được du nhập vào Đông Nam Á. Có thể đồng thời sự di chuyển của các cư dân này đã mang đến các bệnh trong đó có bệnh ghẻ cóc
Vlok cho biết khoảng thời gian mà căn bệnh này tồn tại trong khu vực có liên quan khi đề cập đến việc giải quyết mức độ khó như thế nào để diệt trừ nó.
"Vấn đề này rất quan trọng, bởi vì hiểu thêm về căn bệnh trên và sự tiến hóa của bệnh, điều này sẽ thay đổi cách chúng ta hiểu mối quan hệ của con người với nó, giúp chúng ta hiểu tại sao nó lại khó diệt trừ. Nếu nó tồn tại với chúng ta hàng nghìn năm, nó có thể đã phát triển rất phù hợp với con người. "
Đại dịch COVID-19 năm nay đã thu hút sự chú ý của mọi người vào các bệnh truyền nhiễm, và có những bài học cần rút ra từ quá khứ, Vlok nói.
“Khảo cổ học như trên là cách duy nhất để ghi lại thời gian một căn bệnh đã tồn tại với con người và thích nghi với chúng ta như thế nào. Hiện nay, với COVID-19, chúng tôi hiểu rằng virus đó có khả năng thích nghi với con người tuyệt vời như thế nào. Và xoắn khuẩn gây ghẻ cóc đã ở cùng chúng ta lâu hơn nhiều.”
"Vì vậy, điều này cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không hành động với những căn bệnh trên. Đó là một bài học về những gì các bệnh truyền nhiễm có thể gây ra cho một quần thể dân số nếu con người để chúng lây lan rộng rãi. Nó nhấn mạnh sự cần thiết phải can thiệp, bởi vì đôi khi những vi khuẩn, virus này rất giỏi trong việc thích nghi với con người, trong việc lây lan từ người sang người. "
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo:
2. https://www.sciencedaily.com/releases/2020/09/200921091535.htm
3. https://www.otago.ac.nz/news/news/otago744185.html
4.https://whatnext.pl/choroby-zakazne-towarzysza-nam-od-dawna/
5.https://israel.timesofnews.com/political/archaeology-uncovers-infectious-disease-spread.html
6.https://www.odt.co.nz/news/dunedin/ancient-bones-tell-timely-tale
7.https://www.express.co.uk/news/science/1338488/archaeology-news-research-how-ancient-pandemics-spread-coronavirus-news
8.https://revistagalileu.globo.com/Ciencia/noticia/2020/09/bacteria-que-causa-sifilis-ja-circulava-no-sudeste-asiatico-ha-4-mil-anos.html
9.https://es.digitaltrends.com/salud/evidencia-enfermedades-infecciosas/
10.https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2020/09/archaeology-uncovers-infectious-disease.html?utm_source=dlvr.it&utm_medium=twitter