Hội thảo quốc tế: “Nhà nước sớm và mối quan hệ văn hóa ở Đông Nam Á lục địa”

Từ ngày 12/11/2016 đến ngày 16/11/2016, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Mối quan hệ văn hóa ở Đông Nam Á (CRMA Research Centre), dưới sự tài trợ của Qũy Nghiên cứu Thái Lan (Thailand Research Fund), Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam, Hội đồng Các Tổ chức Học thuật Hoa Kỳ (Center for Educational Exchange with Vietnam, American Council of Learned Societies) và Dự án Hành lang Văn hóa Đông Tây, tổ chức hội thảo quốc tế: “Nhà nước sớm và mối quan hệ văn hóa ở Đông Nam Á lục địa” tại với Trung tâm Nghiên cứu CRMA, tỉnh Nakhorn Nayok, Thái Lan.
Tham dự hội thảo về phía Việt Nam có PGS.TS. Nguyễn Giang Hải - Viện trưởng Viện Khảo cổ học cùng các nhà nghiên cứu đến từ Viện Khảo cổ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội. Về phía Thái Lan có Ngài Vinut Intarasuwan, Học viện Quân đội Hoàng gia Chulachomklao, TS. Silaporn Buasai, Ban Giám đốc Qũy Nghiên cứu Thái Lan, Trung tâm Nghiên cứu CRMA, TS Tej Bunnag, Giám, đốc Trung tâm Nghiên cứu CRMA, cùng đông đảo các nhà nghiên cứu đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Úc, Cambodia , Malaysia, Myanmar.
phat_bieu_khai_mac_cua_pgs.ts._nguyen_giang_hai.jpg
PGS.TS Nguyễn Giang Hải phát biểu khai mạc hội thảo
toan_canh.jpg
Toàn cảnh hội thảo
cac_dai_bieu_tham_du_hoi_thao.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Phát biểu khai mạc chào mừng Hội thảo, Ngài Vinut Intarasuwan, TS. Silaporn Buasai, TS Tej Bunnag, PGS.TS. Nguyễn Giang Hải đều đánh giá cao vai trò và ý nghĩa của chương trình hợp tác nghiên cứu về mối quan hệ văn hóa khu vực Đông Nam Á được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Cambodia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, nhấn mạnh hội thảo là dịp để các học giả trao đổi, thảo luận, chia sẻ kết quả nghiên cứu và tìm kiếm, tăng cường cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, giáo dục về di sản văn hóa cho thế hệ trẻ khu vực Đông Nam Á. 
Trong hai ngày làm việc tại Hội trường, Hội thảo đã thảo luận các vấn đề “Nhà nước sớm ở khu vực Đông Nam Á lục địa, Mối quan hệ văn hóa ở Đông Nam Á lục địa, Hành lang văn hóa Đông Tây”. Nhiều báo cáo cụ thể liên quan đến các vấn đề này đã được trình bày và thảo luận sôi nổi như Nghề luyện kim cổ trong đế chế Khơ me: Một phát hiện mới về khu lò luyện sắt Angkor-Salakravan; Những di tích khảo cổ học dọc hệ thống đường giao thông cổ ở miền nam Myanmar, Nghiên cứu bước đầu những di tích lò gốm và di vật của nó thời kỳ nhà nước Môn, Myanmar, Mạng lưới trao đổi thương mại thời Pyu qua tài liệu gốm sứ, Hành lang văn hóa Đông Tây thời trung đại: Phương pháp tiếp cận Thông tin địa lý; Mối quan hệ văn hóa ở Đông Nam Á thời kỳ sớm: Nghiên cứu trường hợp Thái Lan…
Các đại biểu Việt Nam tham dự hội thảo đã có 05 tham luận với các chủ đề “Điêu khắc Ấn Độ giáo và vai trò của những trung tâm thương mại ở Đông Nam Á lục địa, Văn hóa Sa Huỳnh và vấn đề hình thành nhà nước sớm ở miền Trung Việt Nam; Di vật khảo cổ từ cuộc khai quật thành Cổ Loa; Những vấn đề liên quan đến vấn đề nhà nước sớm ở Việt Nam; Nhà nước sớm ở Bắc Việt Nam; Vương quốc Champa từ thế kỷ 4-7: Quá trình hình thành nhà nước sớm ở miền Trung Việt nam dưới tiếp cận khảo cổ học cảnh quan”.
Bên cạnh đó cũng có báo cáo giới thiệu việc ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật trong việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn như Khảo sát 3D Di sản lịch sử văn hóa sử dụng flycam: Nghiên cứu trường hợp đền Sulamani, Bagan, Myanmar.
Tổng kết hội thảo, PSG.TS Nguyễn Giang Hải, PGS.TS Surat Lertum nhấn mạnh hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu trao đổi thảo luận, cũng như mở rộng tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quốc gia, giáo dục văn hóa cho khu vực Đông Nam Á lục địa.
 Kết thúc thời gian làm việc tại hội trường, Hội thảo tiếp tục bằng những chương trình đi khảo sát thực tế tại một số bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa tại Thái Lan và Campuchia trong các ngày 14-16/11/2016.
tham_di_chi_khao_co_hoc_mahosot_tai_thai_lan.jpg
Các đại biểu tham quan di chỉ khảo cổ học Mahosot tại Thái Lan
tham_quan_di_chi_khao_co_hoc_batambang_tai_campuchia_.jpg
Các đại biểu tham quan di chỉ khảo cổ học Batambang tại Campuchia
                                                                      Bùi Văn Hiếu - Thu Hiền

Thư viện

- Tác giả: George Soulie De Morant - Nxb: Mỹ Thuật - Năm xb: 2023 - Số trang: 381tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền - Nxb: Thế Giới - Năm xb: 2021 - Số trang: 527tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Viên Như - Nxb: Hồng Đức - Năm xb: 2022 - Số trang: 335tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Vũ Huyễn Trang - Nxb: Thế giới - Năm xb: 2022 - Số trang: 266 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Marcel Bernanose - Nxb: Mỹ Thuật -Năm xb: 2023 - Số trang: 238 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải - Nxb: Đại học Sư phạm - Năm xb: 2023 - Số trang: 848 - Khổ: 18.5 x 26.5...
- Tác giả: Trần Minh Nhựt - Nxb: Dân Trí -Năm xb: 2022 - Số trang: 261 - Khổ: 20.5 x 27.5 cm - Bìa: mềm
- Tác giả: Đinh Khắc Thuân - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2021 - Số trang: 752 tr - Khổ sách: 16x24tr - Hình thức bìa: cứng
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường - Nxb: Khoa học xã hội - 2020 - Số trang: 522 tr - Khổ sách: 16x24tr

Tạp chí


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7557135
Số người đang online: 17