Hoá thạch ngón tay Homo sapiens 90.000 tuổi cho thấy sự di cư sớm hơn của con người vào Ả Rập

Bán đảo Ả Rập là một vùng đất rộng lớn nằm ở giao lộ giữa Châu Phi và khu vực Âu-Á. Tuy nhiên, cho đến thập kỷ trước hầu như không có thông tin  về người sớm (early humans) trong khu vực này. Trong vài năm qua, Ts. Huw Groucut t, Đại học Oxford, cùng đồng nghiệp đã có nhiều phát hiện đáng chú ý ở Ả Rập Saudi , nhưng luôn vắng mặt  hóa thạch người .
 
Điều này đã thay đổi khi Huw Groucutt cùng đồng nghiệp phát hiện một xương nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn ở sa mạc Nefud của Ả Rập Saudi cách đây hai năm. Nhóm nghiên cứu giải thích trong một bài báo mới trên tạp chí Tiến hoá và Sinh thái Tự Nhiên (Nature Ecology and Evolution), hóa thạch xương ngón tay người Homo sapiens 90.000 năm tuổi này cho thấy sự di cư của con người vào khu vực Âu-Á xảy ra sớm hơn những gì người ta nghĩ trước đây. Và nó cũng nhấn mạnh vai trò của biến đổi khí hậu đối với những lan toả di cư ban đầu của con người.
 
Trong vài năm qua, Ts. Huw Groucutt đã tiến hành nghiên cứu ở Ả Rập Saudi, với tư cách là đồng điều tra viên và Chủ nhiệm  Dự án  quốc tế “ Các Sa mạc cổ” (Palaeodeserts Project). Năm 2014, họ đã phát hiện ra địa điểm Al Wusta, gần với một địa điểm khảo cổ khác ở phía tây bắc Ả Rập và bắt đầu nghiên cứu thận trọng ở đó vào năm 2016.

                                                         
                                           Nơi đốt ngón tay được tìm thấy. Chụp bởi Julien Louys/Michael Petraglia/Palaeodeserts Project

Họ nhanh chóng tìm thấy hàng trăm hóa thạch động vật và công cụ đá có dấu vết chế tác. Sau đó, phát hiện một hóa thạch nhỏ, một trong những hóa thạch được bảo quản tốt nhất ởđịa điểm này. Nó có hình dạng đặc trưng của một phần xương ngón tay người, nhưng liệu có thực sự sau bao nhiêu năm tìm kiếm, cuối cùng cũng đã tìm thấy một hóa thạch người cổ ?
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật  định niên đại theo chuỗi uranium để xác định xương ngón tay  90.000 năm tuổi. Điều này liên quan đến việc đo lượng uranium tự nhiên rất nhỏ  được tìm thấy trong hóa thạch đã bị phân hủy thành thorium phóng xạ và tìm hiểu xem điều này phải mất bao lâu.
 
Thách thức tiếp theo là xác định loài mà hóa thạch thuộc về. Đó là người Homo sapiens hay là người Neanderthal -  hominin khác duy nhất được biết đến ở Tây Nam Á trong khoảng thời gian này? Hóa ra xương ngón tay thuộc về loài người của chúng ta, Homo sapiens.
 
Phần xương ngón tay mà nhóm nghiên cứu tìm thấy,  là đốt ngón giữa, rất khác nhau ở người Homo sapiens  và người Neanderthal. Về cơ bản, đốt ngón này ởchúng ta dài hơn và mỏng hơn trong khi người Neanderthal ngắn hơn và vuông hơn. Nhóm nghiên cứu cũng đã quét CT hóa thạch Al Wusta để tạo ra một mô hình 3D. Sau đó, sử dụng  phép đo hình học để so sánh các chi tiết nhỏ của hình dạng hóa thạch trên với  đốt ngón giữa của nhiều người Homo sapiens, các hominin đã tuyệt chủng và động vật linh trưởng không phải người để xác nhận nó thực sự là của người cổ.
                                                                                                                              
                                   Hoá thạch đốt ngón tay ( đốt giữa)  của  Homo sapiens cho thấy sự di cư sớm hơn vào Ả Rập .   
                                    Ảnh chụp bởi:  Ian Cartwright/Michael Petraglia/Palaeodeserts Project

Lịch sử sang trang
 
Ngón tay này không chỉ là một phát hiện thú vị theo đúng nghĩa của nó đồng thời cũng có thể thay đổi hiểu biết của chúng ta về thời điểm loài người lần đầu tiên  ra khỏi những ngôi nhà sớm nhất. Theo quan điểm sách giáo khoa cũ, loài của chúng ta đã tiến hóa ở Châu Phi khoảng 200.000 năm trước. Mặc dù có một thời gian ngắn nhưng không thành công trong việc mở rộng đến rìa khu vực Á-Âu khoảng 100.000 năm trước khi con người lần đầu tiên cố gắng di cư đến các vùng đất ở cuối phía đông của Địa Trung Hải (Levant), chúng ta chỉ di cư thành công ra khỏi châu Phi  cách đây khoảng 60.000 đến 50.000 năm .
Bằng chứng gần đây cho thấy phần lớn câu chuyện này là sai. Những phát hiện ở châu Phi, chẳng hạn như từ địa điểm của Jebel Irhoud ở Maroc, cho thấy Homo sapiens xuất hiện sớm, hơn 300.000 năm trước. Nguồn gốc của chúng ta dường như không chỉ xảy ra ở một khu vực nhỏ, mà trên phần lớn châu Phi.
Những phát hiện ởLevant, gần đây nhất là xác định niên đại xương hàm trên từ Hang Misliya ở Israel, cho thấy loài của chúng ta đã nhiều lần mở rộng ra khu vực rừng rậm ngay bên ngoài châu Phi.  Vẫn chưa biết những người này có sống sót lâu dài ở Levant hay không, đây là một khu vực rất nhỏ. Dường như nhiều khả năng đã có những cuộc di cư lặp đi lặp lại từ châu Phi.
Còn những khu vực bên ngoài Levant thì sao? Các phát hiện gần đây cho thấy loài của chúng ta đã đến Đông Á và Úc sớm hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. Nhưng việc xác định các loài thuộc Tông Người (hominin) hiện có và tuổi của các địa điểm này đang là một thách thức.
 

Hàng trăm công cụ và xương động vật được tìm thấy nhưng chỉ một hoá thạch xương người. Ảnh chụp bởi Klint Janulis/Michael Petraglia/Palaeodeserts Project
 
Hóa thạch ngón tay  đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu một phạm vi thời gian cụ thể hơn để làm việc, tương quan với các bằng chứng khác. Các công cụ bằng đá từ Al Wusta tương tự như các công cụ từ trung kì  Đá cũ ở Levant và đông bắc châu Phi. Chúng gợi ý  sự lan rộng ban đầu của Homo sapiens vào khu vực Âu-Á không gắn liền với một vài loại đột phá kĩ thuật, chẳng hạn như việc phát minh ra  kĩ nghệ đạn như một số học giả đề xuất.
 
Cùng với đó, những phát hiện này cho thấy người Homo sapiens đã lan rộng ra ngoài Levant sớm hơn nhiều so với các quan niệm truyền thống. Đốt ngón  Al Wusta  là hóa thạch có niên đại trực tiếp lâu đời nhất của loài chúng ta bên ngoài châu Phi và Levant, do đó đại diện cho một điểm tham chiếu quan trọng để hiểu vấn đề này.
 
Thách thức  trong tương lai là tìm ra những gì đã tạo nên quần thể dân số mà loài người Al Wusta thuộc về.  Người Al Wusta sống trong cảnh quan môi trường rất khác với sa mạc hiện tại - nơi hoá thạch được tìm thấy. Các hóa thạch động vật và đặc điểm của trầm tích cho thấy địa điểm này đã từng là một hồ nước ngọt trong môi trường thảo nguyên.
Làm thế nào những người cổ này thích ứng với sự thay đổi môi trường mạnh mẽ làm khô cạn các hồ như ở Al Wusta? Làm thế nào họ có quan hệ với các quần thể khác? Nếu chỉ đơn độc  khảo cổ học, di truyền học hoặc cổ sinh học - không thể giải thích rõ ràng sự tiến hóa và lan rộng của loài người. Nhưng bằng cách kết hợp liên ngành, chúng  ta tin rằng có thể đi sâu hơn vào việc tìm hiểu nguồn gốc của loài người trong những năm tới.

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9215188
Số người đang online: 12