Di chỉ Hòa Bình cổ nhất được phát hiện tại Tây Nam Trung Quốc

Di chỉ Hòa Bình cổ nhất được phát hiện tại Tây Nam Trung Quốc

 

 

Văn hóa Hòa Bình cổ nhất, một thích nghi kỹ thuật quan trọng bởi những cư dân săn bắn và hái lượm với khí hậu nhiệt đới ẩm và môi trường á nhiệt đới ở Đông Nam Á từ 43.000 năm trước đã được tìm thấy ở Trung Quốc.

Nghiên cứu mái đá Tiêu Nham Động, khu vực tây nam của Trung Quốc (Nguồn:http://www.china.org.cn)

Phát hiện ở mái đá Tiêu Nham Động, là di chỉ của văn hóa Hòa Bình đầu tiên được tìm thấy ở Trung Quốc theo một nhóm nghiên cứu ở Viện Di sản văn hóa và Khảo cổ học Vân Nam.

Văn hóa Hòa Bình (和平文化) lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1920 ở tình Hòa Bình, ở miền Bắc Việt Nam bởi học giả người Pháp M. Colani. Thuật ngữ này được định nghĩa vào năm 1932 trong Hội nghị về Khảo cổ học tiền sử ở Viễn Đông.

Phức hợp kỹ thuật Hòa Bình đặc trưng cho kiểu công cụ cuội một mặt rộng và thon dài, nó được cho là đã được sử dụng trên những vật liệu chủ yếu là gỗ với những địa điểm cư trú trong rừng, gồm những khu vực có cảnh quan núi đá vôi độ dốc lớn và di chỉ Tiêu Nham Động (硝洞岩) cũng phân bố ở kiểu địa hình tương tự như vậy.

Dẫn đầu nhóm nghiên cứu là Ji Xueping đã nói rằng, hầu hết các di chỉ văn hóa Hòa Bình đã được xác định niên đại từ 25.000BP tới 5.000BP và địa điểm cổ nhất là 29.000 cách ngày nay.

Như một sự thích nghi kỹ thuật bởi những cư dân săn bắn hái lượm phải đương đầu với môi trường ẩm ướt của Đông Nam Á, các di chỉ Hòa Bình đã cung cấp những mắt xích quan trọng để hiểu về chiếc lược tồn tại và sự chuyển biến từ cư dân du mục sang xã hội định cư nông nghiệp, Ji nói.

Di chỉ đá cũ Tiêu Nham Động lần đầu được phát hiện năm 1981. Năm 2004, các nhà khảo cổ học tiến hành khảo sát một cách hệ thống đầu tiên ở mái đá này và đã thu thập được một số hiện vật đá.

Từ năm 2007 tới 2015, việc khảo sát tiếp tục được tiến hành tại di chỉ này. Địa tầng dày hơn 4m có chứa trầm tích văn hóa được khai quật. Các mẫu đã khẳng định rằng sự tương đồng với các di chỉ văn hóa Hòa Bình sau khi đã tiến hành so sánh với các loại hình ở khu vực Đông Nam Á. Niên đại carbon cho thấy, cư dân đã có mặt ở đây từ 43.500 tới 24.000 cách ngày nay. Tầng ở đáy là cổ nhất.

Tiêu Nham Động được cho là di chỉ Hòa Bình điển hình, di chỉ lần đầu được tìm thấy ở Trung Quốc và Đông Nam Á hiện lại là cổ nhất. Ji nói, phát hiện mới này có lẽ là dấu hiệu cho thấy các nguồn gốc của sự lan tỏa các di chỉ văn hóa Hòa Bình ở Đông Nam Á có thể là ở khu vực thượng lưu hệ thống sông Mê Công-Lancang ở tây nam Trung Quốc.

“Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thung lũng sông Lancang có thể là nguồn gốc của văn hóa Hòa Bình và nguồn gốc di cư của người hiện đại và sự phát tán của cư dân văn hóa này ra Đông Nam Á”. Ji nói. “Sự thích nghi của cư dân Hòa Bình sớm ở tây nam Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn hậu kỳ Đá cũ tới sơ kỳ Đá mới ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc”.

Đội nghiên cứu đã mất gần 10 năm cho việc điền dã khảo sát trên 10.000 km2, và tiêu tốn nhiều tiền để thăm một số quốc gia châu Á cho nghiên cứu so sánh. Các học giả Pháp và Nam Phi cũng tham gia chương trình nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí "Quaternary International" on Dec. 23.

Nguồn: http://www.china.org.cnhttp://www.yndaily.com

Người dịch: Phạm Thanh Sơn

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9039439
Số người đang online: 18