Đền thờ tiên đoán tương lai của người cổ đại

Đền thờ tiên đoán tương lai của người cổ đại

 

 

Các nhà khoa học khai quật ba đền thờ, có thể là nơi phục vụ cho hoạt động chiêm tinh thời cổ đại, trong một pháo đài trên đỉnh đồi ở Cộng hòa Armenia.

Theo nhóm khảo cổ, các đền thờ có niên đại khoảng 3.300 năm. Tầng lớp thống trị từng sử dụng chúng cho nghi thức dự đoán tương lai. Mỗi đền thờ là một căn phòng đơn lẻ có lòng chảo trũng bằng đất sét, chứa các bình gốm và tro.

Đền thờ tiên đoán tương lai của người cổ đại
Dấu vết ngôi đền thờ được khai quật tại một pháo đài ở Geghrot, Armenia. (Ảnh: Adam Smith/Cornell)

Nhiều di chỉ khảo cổ khác cũng được phát hiện tại đây, như tượng thần có sừng bằng đất sét, con dấu, lư bình dùng để đốt vật liệu dùng cho nghi lễ và xương động vật có dấu khắc. Con người thời kỳ này thường đốt các đồ vật và uống rượu trong khi thực hiện nghi lễ.

"Theo logic của hoạt động chiêm tinh, quá khứ, hiện tại và tương lai có mối liên kết với nhau, mở ra khả năng kết nối giữa tình hình hiện tại và các kết quả có thể được thay đổi", Adam Smith và Jeffrey Leon viết trên American Journal of Archaeology.

Tại đây, Smith và Leon còn phát hiện bằng chứng về ba nghi thức đoán trước tương lai. Trong đó, Osteomancy là hình thức dự đoán bằng nghi lễ với xương động vật như xương khuỷu chân bò, cừu và dê. Cách thứ hai là Lithomancy, sử dụng các viên sỏi nhiều màu sắc. Trong đền thờ còn lại, nhóm khảo cổ phát hiện dụng cụ để nghiền bột trong nghi thức Aleuromancy.

Đền thờ tiên đoán tương lai của người cổ đại
Các con dấu khai quật được bên trong ngôi đền. Theo các nhà khảo cổ, chúng được dùng để in hình lên đất sét trước nghi thức bói tương lai. (Ảnh: messagetoeagle.com)

Theo Live Science, pháo đài ở Gegharot là một trong những thành trì được xây dựng ở Armenia và có thể là trung tâm tín ngưỡng của chế độ cai trị trong thời kỳ này. Tuy nhiên, tên gọi và những người đứng đầu của thể chế đó vẫn còn là một bí ẩn.

(Theo: Khoahoc.tv)

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9038685
Số người đang online: 16