Công cụ cuội chế biến thức ăn đầu tiên trên thế giới cách đây khoảng 350.000 năm, được tìm thầy gần Haifa, miền bắc Israel

Công cụ chế biến thức ăn là công cụ cuội mài cổ nhất được tìm thấy.
                                            
Công cụ mài cổ nhất được tìm thấy khoảng 350.000 năm được phát hiện ở hang Tabun trên nui Carmel (chụp bởi: COURTESY DR. IRIS GROMAN-YAROSLAVSKI)
 
Các nhà nghiên cứu đã xác định công cụ mài cổ nhất khoảng 350.000 năm, phát hiện trong hang Tabun trên núi Carmel ở miền bắc Israel, gần Haifa, và được cho rằng để sử dụng chế biến thực phẩm.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Tiến hóa Loài Người của tiến sĩ Ron Shimelmitz, tiến sĩ Iris Groman-Yaroslavski, giáo sư Mina Weinstein-Evron và giáo sư Danny Rosenberg thuộc Viện Khảo cổ học Zinman tại Đại học Haifa đã xác định được công cụ cổ nhất được sử dụng để mài mòn các vật liệu khác nhau khoảng 350.000 năm trước, trước khi người Homo sapiens xuất hiện.
Công cụ này là  một viên cuội dolomit tròn chứa các vết mài mòn vi thể, được tìm thấy trong hang Tabun trên núi Carmel, một trong những di chỉ thời tiền sử quan trọng ở Israel và trên thế giới. Công cụ này có trước khoảng 150.000 năm tất cả các công cụ khác được tìm thấy cho đến nay có dấu hiệu mài mòn.
“Mặc dù chúng tôi không thể liên kết chắc chắn công cụ trên với quá trình chế biến thức ăn, nhưng rất có thể nó được sử dụng cho mục đích này. Dù thế nào đi nữa, đối với  các nhà nghiên cứu  khảo cổ học ẩm thực và các phương pháp chế biến thực phẩm trong các thời kỳ khác nhau - từ thời tiền sử đến thời hiện đại - viên cuội nhỏ này ở Tabun  có tầm quan trọng to lớn. Nó cho phép chúng tôi khám phá nguồn gốc sớm nhất của hoạt động mài và xem khả năng nhận thức và vận động phát triển như thế nào trong quá trình tiến hóa của con người cuối cùng đã dẫn đến những hiện tượng tiếp tục trở thành quan trọng trong văn hóa nhân văn hiện đại. Những quá trình này bắt đầu từ sự mài mòn và trong sự phát triển của kỹ thuật chế biến thực phẩm,  mở rộng sang các lĩnh vực như chuyển đổi sang các khu định cư lâu dài, nông nghiệp, chăn nuôi, gia tăng tính phức tạp về kinh tế và xã hội, ”theo Rosenberg, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Công cụ đá và công nghệ chế biến thực phẩm cổ.
Các nhà nghiên cứu kết luận trong bài báo rằng, “Phát hiện đột phá từ Hang Tabun cho thấy hominin đã xử lý các vật liệu khác nhau bằng cách mài mòn từ rất sớm khoảng 350.000 năm trước. Nói cách khác, ở giai đoạn rất sớm, họ đã thêm một kĩ thuật quan trọng vào bộ công cụ của mình cho thấy rằng họ đều sẵn sàng và có thể xử lý vật liệu theo nhiều cách khác nhau để tối đa khả năng khai thác các nguồn tài nguyên tìm thấy xung quanh . "
Hang Tabun, là một phần của các Di tích UNESCO về  Tiến hóa Loài người trên núi Carmel, hang động Nahal Me'arot / Wadi el-Mughara, và đây cũng là địa điểm duy nhất do một chuỗi khoảng 100 lớp khảo cổ xếp chồng lên nhau đã lộ ra trong đó, được kiểm chứng các  hoạt động của hominin hơn 500.000 năm qua.
Trong vòng 90 năm, địa điểm này đã là trọng tâm cho  nghiên cứu sự tiến hóa loài người. Phát hiện mang tính đột phá đã được mở ra như một phần của dự án mới do Shimelmitz đứng đầu, cùng với Weinstein-Evron và các đối tác từ Israel và quốc tế. Dự án khiến các nhà khoa học phải xem xét lại những phát hiện từ các cuộc khai quật trước đó tại địa điểm này như một phần của dự án được hỗ trợ bởi Quỹ Khoa học Israel, Quỹ Gerda Henkel và Quỹ Dan David.
Trong quá trình phân tích các phát hiện trong cuộc khai quật tại hang vào những năm 1960 của Giáo sư Arthur Jelinek thuộc Đại học Arizona mà trước đó chưa được nghiên cứu hoặc công bố, Shimelmitz nhận thấy rằng một trong những hòn đá có vết mài mòn rõ ràng. Những vết này tương tự như các vết được tìm thấy trên các công cụ đá sau này, nhưng chưa từng thấy trên các công cụ có niên đại xa như vậy.
Việc phân tích kĩ lưỡng công cụ này trong các phòng thí nghiệm của Viện Khảo cổ học Zinman đã cung cấp một hồ sơ hệ thống về các vết  mòn do sử dụng trên bề mặt hòn đá. Nghiên cứu được thực hiện cùng với Rosenberg, và Groman-Yaroslavski, người đứng đầu Phòng thí nghiệm phân tích vết mòn do sử dụng, tập trung vào việc giám định hiển vi đối với viên cuội này.
Để hiểu và giải thích các dạng được nhìn thấy dưới kính hiển vi, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt thí nghiệm mài mòn có kiểm soát bằng cách sử dụng các viên cuội dolomit tự nhiên được thu thập trên núi Carmel có đặc điểm tương tự như viên cuội được tìm thấy trong hang Tabun. Trong quá trình thí nghiệm, các vật liệu khác nhau bị mài mòn trong các khoảng thời gian khác nhau bằng cách sử dụng các viên cuội này, chúng ngay lập tức được kiểm tra bằng kính hiển vi để xác định các dạng mài mòn được tạo ra trong các thí nghiệm. “Mặc dù kết quả không cho thấy mối tương quan đầy đủ giữa các kiểu mài mòn nhìn thấy trên viên cuôi độc nhất này và những gì  ghi lại trong các thí nghiệm , chúng tôi nhận thấy mức độ tương đồng cao với các vết mài mòn được tìm thấy sau quá trình mài mòn da động vật. Theo đó, chúng tôi kết luận rằng công cụ đá cổ này được sử dụng để mài mòn các vật liệu mềm, mặc dù chúng tôi vẫn chưa biết chính xác loại vật liệu nào, ”Groman-Yaroslavski giải thích.
 
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Mặc dù công cụ này có vẻ ngoài 'đơn giản', sự xuất hiện của nó vào giai đoạn sớm  như vậy và thực tế là nó không song song  trong những phát hiện từ giai đoạn sớm của quá trình tiến hóa  người, điều này có nghĩa là nó có tầm quan trọng toàn cầu", các nhà nghiên cứu giải thích rằng sự xuất hiện của kĩ thuật mài nhấn mạnh chiều sâu và độ phức tạp của chuỗi đổi mới kĩ nghệ gắn liền với sự tiến hóa con người, chẳng hạn như khi nào và ở đâu hominin bắt đầu mài thức ăn và các vật liệu khác.
“Về bản chất, sự phát triển của kĩ thuật biểu hiện trong các công cụ đá là sự phản ánh trực tiếp các kiểu thay đổi trong khả năng thích nghi với  môi trường của các hominin cổ, ”Shimelmitz giải thích, lưu ý rằng khoảng thời gian 400.000 - 200.000 năm trước đã chứng kiến một số  đổi mới kĩ thuật quan trọng nhất và những thay đổi đáng kể trong hành vi của con người. “Ví dụ, việc sử dụng lửa trở thành một phần thói quen hàng ngày, cũng như việc sử dụng các trại căn cứ mà từ đó các hominin ra ngoài cho các hoạt động khác nhau. Do đó, kĩ thuật mài  không xuất hiện riêng lẻ, mà là một phần của mạng lưới các thay đổi rộng lớn hơn, ở mức độ  nào đó có thể đoán trước được hành vi phức tạp hơn mà chúng ta quen thuộc với các hominin sau này như người Neanderthal và Homo sapiens”.
 
Bằng chứng tiếp theo về việc sử dụng kĩ thuật mài chỉ xuất hiện sau khoảng 150.000 năm, khiến các nhà nghiên cứu suy đoán liệu khả năng này đã bị mất trong gần 200.000 năm và sau đó được tìm lại. Đây sẽ là một trong những câu hỏi mà các nhà khảo cổ sẽ tập trung giải quyết khi họ tiếp tục nghiên cứu về loại đá này.
Tài liệu tham khảo:
https://www.jpost.com/archaeology/worlds-first-food-processor-from-350000-years-ago-found-near-haifa-655428
 
Người dịch: Minh Trần

 
 
 

Thư viện

- Tác giả: George Soulie De Morant - Nxb: Mỹ Thuật - Năm xb: 2023 - Số trang: 381tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền - Nxb: Thế Giới - Năm xb: 2021 - Số trang: 527tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Viên Như - Nxb: Hồng Đức - Năm xb: 2022 - Số trang: 335tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Vũ Huyễn Trang - Nxb: Thế giới - Năm xb: 2022 - Số trang: 266 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Marcel Bernanose - Nxb: Mỹ Thuật -Năm xb: 2023 - Số trang: 238 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải - Nxb: Đại học Sư phạm - Năm xb: 2023 - Số trang: 848 - Khổ: 18.5 x 26.5...
- Tác giả: Trần Minh Nhựt - Nxb: Dân Trí -Năm xb: 2022 - Số trang: 261 - Khổ: 20.5 x 27.5 cm - Bìa: mềm
- Tác giả: Đinh Khắc Thuân - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2021 - Số trang: 752 tr - Khổ sách: 16x24tr - Hình thức bìa: cứng
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường - Nxb: Khoa học xã hội - 2020 - Số trang: 522 tr - Khổ sách: 16x24tr

Tạp chí


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7469593
Số người đang online: 24