CÁC NHÀ KHẢO CỔ HỌC CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN ĐỂ KHÁM PHÁ DI CHỈ CỦA NGƯỜI NEANDERTHAL

CÁC NHÀ KHẢO CỔ HỌC CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN ĐỂ KHÁM PHÁ DI CHỈ CỦA NGƯỜI NEANDERTHAL

 

 

Các nhà khảo cổ học Đại học Southampton đang làm việc để giữ lại những di tồn quan trọng thời đại Đá cũ ở một di chỉ hiếm có của người Neanderthal, trước khi chúng bị biến mất vì sức mạnh của tự nhiên.

Di chỉ ở Baker’s Hole ở Ebbsfleet, Kent là khu vực đầu tiên với bằng chứng niên đại ngược trở lại thời gian khi mà nước Anh bị chiếm bởi những cư dân Neanderthals niên đại khoảng 250.000 năm cách ngày nay.

Các nhà nghiên cứu bây giờ đang đối mặt một cuộc chạy đua với thời gian để khai quật và kiểm tra những di tồn còn tồn tại trước những mối đe dọa từ sự xói mòn, hang ngách của động vật, dễ cây sẽ làm hư hại đến di chỉ.

Cuộc khai quật được sử ủng hộ của Tổ chức bảo tồn Di sản Anh. Công việc ở giai đoạn gần đây nhất, tiến sĩ  Francis Wenban-Smith, đại học Southampton đã tiến hành xác định khu vực chứa những trầm tích có tính chất quan trọng vẫn còn tồn tại và phát hiện những gì có thể nói cho chúng ta về thời kỳ đó.

Các mẫu trầm tích được lấy để tìm kiếm những di tồn cổ môi trường như vỏ ốc và xương của những loài thú nhỏ có vú giống như chuột đồng.

Những di tồn sinh học này có thể kể cho chúng ta rất nhiều điều về môi trường ở giai đoạn sớm mà những người Neanderthanl đã sống ở đó, tiến sĩ Wenban-Smith nói. Chúng ta có thể nói liệu khí hậu lúc đó ấm hay lạnh, liệu khu vực đó là rừng hay đầm lầy, hoặc các tác nhân khác có thể giúp chúng ta thấy được bối cảnh ở những nơi mà họ đã sống. Chúng cũng có thể giúp xác định niên đại của di chỉ một cách chính xác.

Chúng ta chỉ có từ 1 tới 2 năm để kiểm tra khu vưc này và thực hiện một kế hoạch quản lý mới để bảo vệ sự tồn tại của nó, mặt khác các di tồn đó sẽ bị xói mòn hoặc là sẽ bị phá hủy bởi các loài động vật hay thực vật, vì thế việc làm cốt yếu như vậy cần phải tiến hành ngay bây giờ.

Các công cụ đá, răng voi Mammoth và những hóa thạch khác như hươu khổng lồ, gấu và sư tử trước đó đã được phát hiện ở Baker’s Hole.

Các di chỉ từ giai đoạn này thường hiếm hơn những di chỉ sớm hơn, có niên đại 400.000 năm cách ngày nay và có mối liên hệ phổ biến ở khu vực Swanscombe.

Clare Charlesworth, cố vấn chính của Tổ chức bảo tồn Di sản Anh với Di sản có nguy cơ ở Đông Nam nói rằng: “Di chỉ khảo cổ học Baker’s Hole được thêm vào danh sách đăng ký Di sản có nguy cơ của Tổ chức bảo tồn Di sản Anh năm ngoái bởi vì những hang hốc của động vật và cây bụi đang gây nguy hiểm cho di chỉ khảo cổ học. Di tồn hệ động vật cũng đang bị suy giảm vì tác hại của môi trường. 

Nguồn: http://www.nationalgeographic.com

(Dịch: Phạm Thanh Sơn)

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9025527
Số người đang online: 23