Các công cụ đá liên quan đến tổ tiên người cổ ở Ả rập gần đây có niên đại đáng ngạc nhiên


Các nhà khoa học đang khai quật di chỉ Saffaqah, Ả rập Saudi. Credit : Palaeodeserts
 
Bắt đầu cách đây hơn 1.5 triệu năm cách ngày nay, những người sớm đã chế tác rìu tay theo kiểu Acheulean – truyền thống chế tác công cụ tồn tại lâu nhất trong thời tiền sử.
Nghiên cứu mới được chỉ đạo bởi viện Khoa học lịch sử con người Max Planck cùng  Ủy Ban  Du lịch và Di sản quốc gia Saudi đã ghi chép sự có mặt của kĩ thuật Acheulean ở Bán đảo Ả rập định niên đại dưới 190.000 năm cách ngày nay, điều này cho thấy kĩ thuật Acheulean Ả rập chỉ kết thúc trước hoặc cùng thời với sự phát tán của người Homo sapiens sớm nhất vào vùng này.
Nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu  để tìm hiểu về sự phát tán của loài người chúng ta – Homo sapiens, đầu tiên vào Châu phi và sau đó di cư tới các khu vực. Trái lại, người ta ít chú ý đến nơi có các nhóm họ hàng tiến hóa gần gũi sống ở Âu Á ngay trước khi Homo sapiens xuất hiện. Hiểu điều này là rất quan trọng bởi vì các đặc điểm không gian và thời gian của các nhóm này cho thấy cảnh quan văn hóa và con người, lần đầu tiên chúng ta đối mặt khi rời khỏi Châu Phi.
 
Di chỉ Acheulean trẻ nhất ở khu vực Đông Nam Á
 
Trong bài báo đăng trên Scientific Reports, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi Viện Khoa học Lịch sử con người Max Planck và Ủy ban Du lịch & Di sản Quốc gia Ả Rập Saudi báo cáo các niên đại ban đầu đạt được từ di chỉ Acheulean ở Ả rập, di chỉ Saffaqah thuộc miền trung Ả rập Saudi. Saffaqah là di chỉ đầu tiên có địa tầng Acheulean được thông báo ở bán đảo Ả rập và các niên đại này cho thấy những người sớm đã  cư trú ở đây cho tới ít nhất khoảng 190.000 năm cách ngày nay. Các niên đại  trên gần đây gây chấn động cho khu vực được biết đến là các ví dụ cổ nhất về môt kĩ thuật như vậy ngoài Châu Phi. Ví dụ, các niên đại từ Levant chỉ ra sự có mặt của Acheulean có từ 1.5 triệu năm cách ngày nay. Trái lại, di chỉ Saffaqah mang đặc điểm các công cụ Acheulean trẻ nhất chưa tìm thấy ở Đông Nam Á.
 
Hơn 500 công cụ đá bao gồm rìu tay và các hiện vật khác được biết đến như là công cụ ghè hai mặt (cleaver)  được  làm lộ ở các các lớp cư trú. Một số mảnh tước được sử dụng làm rìu tay trong điều kiện tại chỗ như vậy đến  nỗi chúng được phát hiện khi vẫn còn trên các hạch đá mà từ đó chúng được phân tách. Các hiện vật này và các hiện vật khác chỉ ra rằng những người sớm đó tạo ra chúng đó là các công cụ chế tác ở di chỉ này.
“Không có gì ngạc nhiên khi những người sớm đến đây để tạo ra các công cụ đá” Ts. Eleanor Scerri thuộc  Viện Khoa học lịch sử con người Max Planck, người đứng đầu nghiên cứu này.
Ts. Eleanor Scerri thuộc  Viện Khoa học Lịch sử con người Max Planck, người đứng đầu nghiên cứu này cho hay: “Không có gì ngạc nhiên khi những người sớm đến đây để tạo ra các công cụ đá”.  Di chỉ này nằm trên khu vực đê nhô lên trên đồng bằng bao quanh. Vị trí vừa là nguồn nguyên liệu thô vừa là vị trí đắc địa để khảo sát khu vực xung quanh, mặt sau  nằm giữa hai hệ thống sông lớn. Vị trí lựa chọn này dường như cũng tiếp tục hấp dẫn đối với những người sớm vào niên đại thậm chí muộn hơn so với niên đại được ghi nhận  trong nghiên cứu này. Các lớp chứa các rìu tay giống hệt nhau cũng được tìm thấy bên trên các lớp cư trú dày đặc đã được xác định niên đại, điều này làm tăng khả năng Saffaqah là một trong những
địa điểm Acheulean trẻ nhất được ghi nhận ở bất cứ đâu.
 
 
Đây là các rìu tay ở di chỉ Saffaqah, Ả rập Saudi. CREDIT
Palaeodeserts (Ian R. Cartwright)
 
Các quần thể thuộc tông Người (Hominin) sống ở rìa
Niên đại  mới cho thấy cả sự bảo lưu muộn của kĩ thuật Acheulean ở Bán đảo Ả rập cũng như chỉ ra rằng các quần thể  thuộc tông Người (Hominin) chưa được xác định đang sử dụng mạng lưới các con sông hiện đã tuyệt chủng để phân tán vào trung tâm Ả Rập trong thời gian lượng mưa tăng trong khu vực. Điều này cho thấy những  hominin này có thể sống ở rìa các vùng cư trú và tận dụng các giai đoạn phủ xanh tương đối ngắn trong một khu vực nhìn chung là khô cằn. Sự phân tán của các hominin này vào trung tâm Ả Rập cũng có thể giúp giải thích sự bảo lưu muộn đáng ngạc nhiên của Acheulean, vì nó cho thấy mức độ cô lập.
Tiến sĩ Scerri cho biết thêm: “Các loài trong tông Người (Hominin) rất tháo vát và thông minh. Chúng phân tán trên một khu vực sống đầy thử thách bằng cách sử dụng kĩ thuật phổ biến thường được phản ánh là thiếu sáng tạo. Thay vì tiếp nhận Acheulean theo cách này, chúng ta thực sự nên bị ấn tượng bởi tính linh hoạt và  thành công của kĩ thuật này như thế nào.”
 
Khoa học tiên tiến
Để định niên đại các trầm tích thuộc địa điểm Saffaqah, các nhà nghiên cứu trên đã sử dụng tổ hợp các kỹ thuật xác định niên đại được gọi là  các phương pháp phát quang (luminescence methods), bao gồm một qui trình xác định niên đại phát xạ hồng ngoại huỳnh quang (Infrared - radiofluorescence: IR-RF) mới được phát triển cho các fenspar giàu Kali. Phương pháp này dựa vào khả năng của các khoáng chất  như vậy để lưu trữ năng lượng gây ra bởi hoạt động phóng xạ tự nhiên và giải phóng năng lượng này dưới dạng ánh sáng. “Ứng dụng của việc định niên đại phát xạ hồng ngoại huỳnh quang ( IR-RF) cho phép chúng tôi có được ước tính tuổi từ các trầm tích mà trước đây có  niên đại khó tin cậy được”, Marine Frouin -  Đại học Oxford, một trong những nhà nghiên cứu tham gia định niên đại,  đã giải thích.
Những phát hiện và phương pháp này dẫn đến nghiên cứu mới. -  Giáo sư Michael Petraglia thuộc Viện Khoa học Lịch sử Con người Max Planck, giám đốc của dự án dẫn đến những phát hiện tại Saffaqah cho biết:
 “Một trong những câu hỏi lớn nhất  của chúng tôi đó là: liệu có bất kỳ tổ tiên tiến hóa và anh em gần của loài người chúng ta gặp  Homo sapiens hay không, và nếu có thì điều này có thể xảy ra ở đâu đó ở Ả Rập Saudi.  Công việc trong tương lai sẽ được dành để tìm hiểu các trao đổi sinh học  và văn hóa có thể trong giai đoạn quan trọng này”.
 
 
                                                                                      Người dịch: Minh Tran
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9025540
Số người đang online: 26