TOẠ ĐÀM KHOA HỌC “CON DẤU TRONG VĂN HÓA HOA LỘC”

TOẠ ĐÀM KHOA HỌC “CON DẤU TRONG VĂN HÓA HOA LỘC”

 

 

Sáng 27/02/2015 tại Hội trường Viện Khảo cổ học đã diễn ra buổi Toạ đàm khoa học với chủ đề “Con dấu trong văn hoá Hoa Lộc”. TS. Judith Cameron (Đại học Quốc gia Úc) đã trình bày về quá trình phát hiện và nghiên cứu con dấu gốm tại Việt Nam, khu vực Đông Nam Á lục địa (Thái Lan, Lào), những kết quả nghiên cứu so sánh với Pakistan, Thổ Nhĩ Kì…

Cuối năm 1973, di tích Hoa Lộc (Xã Hoa Lộc nằm ở phía đông của huyện Hậu Lộc) là di tích đầu tiên được phát hiện và cũng là di tích điển hình cho nền văn hoá này. Các di chỉ văn hóa Hoa Lộc phân bố trên các đồi cát cao chạy dài ven biển bắc Thanh Hoá, từ huyện Hậu Lộc đến huyện Nga Sơn. Văn hóa Hoa Lộc nằm cùng bình tuyến và có mối quan hệ giao lưu văn hoá với các văn hoá sơ kì đồ đồng khác ở vùng Trung Bộ và Bắc Bộ Việt Nam là văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Hạ Long và nhóm di tích văn hóa Cồn Chân Tiên, Mả Đống. Niên đại của văn hoá Hoa Lộc trong khoảng từ 4.000 – 3.200 năm cách ngày nay. Trong các di tích văn hoá Hoa Lộc, đồ đá phong phú, đa dạng chủ yếu là công cụ lao động. Đồ gốm nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình. Ngoài các đồ gia dụng như nồi, bình, bát, chậu, vật hình hộp, đồ gốm có chân nhọn... còn có các đồ trang sức như vòng, hạt chuỗi, khuyên tai bằng đất nung, những con dấu in hoa văn đặc trưng cho văn hoá này. Đồ gốm được trang trí văn thừng, khắc vạch, in dấu lưng và miệng sò, ấn vũm, trổ lỗ. Các cách tạo hoa văn này được phối hợp với nhau, tạo nên phong cách rất riêng cho đồ gốm Văn hóa Hoa Lộc. Đồ đồng hiếm, mới tìm thấy mảnh vòng, rìu, mảnh đồng. Thời gian tồn tại của Văn hóa Hoa Lộc vào khoảng trên dưới 4.000 năm cách ngày nay.

Con dấu gốm là một loại hình hiện vật rất đặc trưng phát hiện nhiều trong văn hoá Hoa Lộc. Tại địa điểm Hoa Lộc đã phát hiện được 54 con dấu bằng gốm thô khác với các mảnh gốm có hoa văn trong di tích. 42 con dấu đã được tác giả nghiên cứu cho thấy các motip hoa văn âm bản không con dấu nào giống nhau. Về hình dáng có dạng hình chữ nhật, hình tròn…

Con dấu gốm cũng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như vùng đông bắc Thái Lan (di tích Bản Chiềng, Bản Na Di, Bản Non Wat), Lào (di tích Lao Pakeo), Pakistan. Xa hơn nữa, con dấu gốm tương tự được tìm thấy trong khá nhiều di tích khảo cổ học giai đoạn Đá mới ở Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Âu. Di tích phát hiện được con dấu gốm có niên đại sớm nhất là di tích Taxila (Thổ Nhĩ Kỳ), có niên đại khoảng 7.000 năm cách ngày nay. Qua nghiên cứu so sánh tác giả cho biết các con dấu gốm ở các nơi khác nhau nhưng khá tương đồng về hình dáng và một số motip hoa văn. Công năng của loại hình hiện vật này đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết khác nhau: dùng đề in hoa văn trên vải, trên cơ thể người, trên đồ gốm, trên tường…

Bản đồ các di tích khảo cổ có con dấu gốm ở Đông Nam Á và Thổ Nhĩ Kỳ (nguồn: Dr Judith Cameron)

Từ những nghiên cứu về mặt niên đại, Tiến sĩ Judith Cameron đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu: Con dấu gốm Hoa Lộc có thể là vật dùng của các thương nhân. Vào giai đoạn cuối hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Đồng thau, Việt Nam đã tham gia vào mạng lưới thương mại trong một khu vực lớn của Châu Á. Các con dấu gốm có thể được sử dụng như để in thương hiệu của hàng hoá một khu vực nào đó. 

Có mặt tại buổi toạ đàm khoa học, các nhà nghiên cứu đã thảo luận nhiều về hệ thống buôn bán trao đổi sớm, sự phân bố của con dấu gốm, công năng của chúng. Tổng kết buổi toạ đàm, PGS.TS Bùi Văn Liêm (Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học) đánh giá “đây là một nghiên cứu chuyên sâu rất thú vị. Nó gợi mở nhiều vấn đề khoa học rất lý thú đòi hỏi sự nghiên cứu hợp tác của nhiều nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hy vọng chương trình hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Đại học Quốc gia Úc và các nhà Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các văn hoá khảo cổ khác tại Việt Nam”.

Một số hình ảnh buổi Toạ đàm:

PGS.TS Bùi Văn Liêm khai mạc buổi toạ đàm

Các nhà khoa học tham gia buổi toạ đàm

PGS.TS Tống Trung Tín troa đổi với diễn giả

TS Nguyễn Gia Đối trao đổi với diễn giả

TS Lê Thị Liên trao đổi tại buổi toạ đàm

(Nguyễn Thơ Đình)

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9254739
Số người đang online: 23