Thông tin mới nhất về cuộc khai quật hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Ngày 26/3, tại hiện trường khai quật thuyền cổ thuộc khu phố Công Hà (phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

thong tin them ve 2 chiec thuyen co vua phat hien o bac ninh hinh anh 4
Hai chiếc thuyền gỗ cổ nằm sâu dưới lòng ao của người dân

Hội thảo với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học thảo luận đóng góp ý kiến tập trung vào hai vấn đề: Nhận định, đánh giá bước đầu về giá trị di tích; đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích thuyền cổ.

img
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Báo cáo tại hiện trường, TS. Phạm Văn Triệu, Chủ trì Đoàn khai quật cho biết: Thuyền cổ phát hiện có kích thước chiều dài 16,2m, rộng 2,25m, sâu khoảng 2,15m, chia thành 6 khoang, đáy độc mộc, trên ghép ván bằng mộng và chốt gỗ.

Hai lòng thuyền được kết nối chắc chắn với nhau ở phần mũi. Kết cấu thuyền rất đặc biệt với liên kết kiên cố, kỹ thuật ghép mộng trình độ cao, toàn bộ đinh đóng thuyền bằng gỗ, hoàn toàn không có sự tham gia của kim loại. 

Quan sát thực tế, nhiều người cho rằng loại gỗ đóng thuyền là gỗ Táu mật. Hiện chưa xác định chính xác niên đại vì còn chờ kết quả phân tích mẫu Carbon - C14 (sau khoảng 20-25 ngày) và các nghiên cứu liên quan.

img
Di vật thu được trong lòng thuyền hầu hết là các loại hạt quả.

Mặc dù chưa có kết luận chính thức, song qua nghiên cứu hiện trường và đối chiếu so sánh nhiều nguồn tư liệu, các nhà khoa học đánh giá đây là phát hiện vô cùng giá trị, quý hiếm, độc đáo nhất trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam.

Đây có thể là 1 thuyền 2 đáy (còn gọi thuyền hai lòng hay thuyền song thân), kết cấu thuyền cực kỳ độc đáo không chỉ phạm vi trong nước mà với cả thế giới.

Để xác định quy mô, cấu trúc tổng thể và tính chất sử dụng thuyền cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu toàn diện, mở rộng phạm vi khai quật, xác định không gian cảnh quan xung quanh, tìm hiểu mối liên hệ với không gian lân cận để nhận diện giá trị, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích phù hợp. 
PGS. TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam nhấn mạnh, đây là 2 con thuyền chưa từng thấy ở Việt Nam, từ vật liệu, kỹ thuật, cách đóng tàu cho đến cấu trúc, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu, mở rộng để đánh giá thật sâu sắc, nhận diện giá trị của nó, đồng thời đưa ra giải pháp bảo tồn để biết được giá trị của lịch sử văn hóa Việt Nam.

PGS.TS Bùi Minh Trí - Trung tâm Khảo cổ học dưới nước (Viện Khảo cổ học) đề xuất bảo tồn tại chỗ đối với 2 chiếc thuyền cổ và đưa hình ảnh 3D tái hiện về di tích để phục vụ du khách, người dân.

Vị trí xuất lộ dấu tích thuyền cổ nằm trên dòng sông Dâu, là một nhánh của sông Thiên Đức - sông Đuống, chảy sát với bờ thành phía tây của thành Luy Lâu, cách thành Luy Lâu khoảng 1 km, cách chùa Dâu khoảng 600 m về phía Đông Bắc và cách chùa Tổ (thờ Phật Mẫu Man Nương) khoảng 500 m theo đường chim bay.
Hiện tại, phương án tối ưu nhất được các nhà khoa học gợi mở là bảo tồn cấp thiết tại chỗ, đồng thời tiếp tục mở rộng nghiên cứu.

Nguồn: Tổng hợp

 

Thư viện

- Tác giả: Nguyễn Đình Thi, Trần Quốc Bảo, Tôn Thất Đại và nnk - Nxb: Xây dựng - 2024 - Số trang: 446tr - Khổ sách: 19 x 27cm
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang - Nxb: Thế giới - 2022 - Số trang: 20 tr - Khổ sách: 20 x 20cm
- Tác giả: Trần Anh Dũng, Lý Mạnh Thắng - Nxb: Thế giới - 2023 - Số trang: 48 tr - Khổ sách: 20 x 20cm
- Tác giả: Trần Anh Dũng, Lý Mạnh Thắng, Nguyễn Đức Bình - Nxb: Thế giới - 2023 - Số trang: 196 tr - Khổ sách: 14,8 x 21cm
- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9525420
Số người đang online: 22