Phát hiện kho cổ vật trong cung điện Nữ hoàng Cleopatra dưới đáy biển

Phát hiện kho cổ vật trong cung điện Nữ hoàng Cleopatra dưới đáy biển

 

 

Khi lặn xuống vùng biển ngoài khơi cảng Alexandria, Ai Cập, các thợ lặn đã phát hiện nhiều cổ vật quý từ đống đổ nát của một khu phức hợp đền thờ và cung điện thuộc về Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra - một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời cổ đại.

 Phát hiện kho cổ vật trong cung điện Nữ hoàng Cleopatra dưới đáy biển

Đội thợ lặn quốc tế đã cẩn thận khai quật một trong những địa điểm khảo cổ tráng lệ nhất dưới đáy biển và phát hiện nhiều cổ vật từ triều đại cuối cùng trị vì Ai Cập cổ đại trước khi chế đế La Mã thôn tính nó vào năm 30 trước Công nguyên.
 
Sử dụng công nghệ tiên tiến, đội thợ lặn dẫn đầu là nhà khảo cổ học dưới nước người Pháp Franck Goddio đã nghiên cứu Khu phố Hoàng gia của thành phố Alexandria cổ đại, khu vực bên dưới lớp trầm tích của bến cảng và xác nhận tính chính xác những miêu tả của các nhà địa lý và sử gia Hi Lạp về một thành phố tồn tại cách đây hơn 2.000 năm.
 
Họ đã phát hiện nhiều cổ vật, từ tiền xu, các vật dụng hàng ngày… cho tới những bức tượng lớn bằng đá granite mô phỏng các vị Vua Ai Cập và các ngôi đền bị chìm vốn xưa kia là nơi tôn thờ vị thần. “Đó là một khu vực độc nhất vô nhị trên thế giới”, ông Goddiom, người dành 20 năm để tìm kiếm các xác tàu đắm và các thành phố bị thất lạc dưới đáy biển, nói.
 
Khu phố Hoàng gia của thành phố Alexandria - bao gồm các cảng, một mũi đất, các hòn đảo với nhiều điện thờ, cung điện và các khu quân sự - đã bị chìm dưới đáy biển sau các trận động đất kinh hoàng vào khoảng thế kỷ thứ 4 và thứ 8. Nhóm nghiên cứu của ông Goddio đã tìm thấy thành phố chìm vào năm 1996. Nhiều trong số các kho báu của nó vẫn còn nguyên vẹn, được bao bọc trong lớp trầm tích giúp bảo vệ chúng khỏi nước biển mặn.
 
Ngày 25/5, các thợ lặn đã khám phá khu điện thờ và cung điện ngổn ngang nơi Cleopatra, vị vua Pharaông cuối cùng của Ai Cập, quyến rũ vị Tướng La Mã Mark Antony trước khi cặp đôi tự sát sau khi Ai Cập bị La Mã xâm chiếm.
 
Các thợ lặn đã phát hiện nơi Cleopatra và Antony từng sống. Họ còn phát hiện một bức tượng đầu lớn bằng đá được tin là thuộc về Caesarion, con trai Cleopatra và người tình cũ Julius Caesar, và hai tượng nhân sư - một trong số đó có thể mô phỏng cha của Cleopatra, Ptolemy XII, cùng nhiều cổ vật khác.
 
Những cổ vật được phát hiện dọc bờ biển Ai Cập sẽ được đem trưng bài tại Viện Franklin ở Philadelphia từ 5/6/2010-2/1/2011 trong một cuộc triển lãm mang tựa đề: “Cleopatra: Cuộc tìm kiếm Nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập”.

Xem thêm về các cổ vật được tìm thấy từ cung điện Nữ hoàng Cleopatra dưới đáy biển ở nguồn: dantri.com.vn.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9255370
Số người đang online: 23