Phát hiện hố chôn tập thể của đấu sĩ La Mã

Phát hiện hố chôn tập thể của đấu sĩ La Mã

 

 

Các nhà khảo cổ học Anh tìm thấy phần thi thể 2.000 năm tuổi của 80 người đàn ông trẻ đã mất một phần thân thể bởi chấn thương, ở khu dân cư thành phố York, phía Bắc nước Anh.

Phát hiện hố chôn tập thể của đấu sĩ La Mã

Theo một số chuyên gia, đây là phần mộ chôn những nạn nhân của một cuộc hành hình tập thể. Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học khác khẳng định, những vết thương của 80 người này, gồm có bị chặt đầu và cả vết hổ cắn, cho thấy họ có thể là những đấu sĩ La Mã cổ, đã phải chiến đấu đến chết để mua vui cho khán giả.

Các nhà sử học cho rằng, hố chôn mới được khai quật này là phần mộ đấu sĩ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới hiện nay. Người Roma đã đưa đấu sĩ của mình tới Anh gần 2.000 năm trước và cho xây dựng đấu trường, đài giác đấu ở những thành phố chính, bao gồm cả London và Chester.

Theo kết quả nghiên cứu, những người này khỏe mạnh và cao lớn, phần xương cho thấy họ đều trải qua một quá trình luyện tập nhiều với vũ khí.

Tiến sĩ Michael Wysocki, giảng biên môn nhân chủng học biện luận, cho biết: “Sự xuất hiện của các vết cắn là một trong những bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy sự liên hệ với đấu trường La Mã. Không có lẽ nào những người này bị hổ tấn công khi về nhà từ một quán rượu tại York, 2.000 năm trước”.

Phần hố chôn tìm thấy ở York có tuổi đời từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên cho tới thế kỷ thứ 4, khi đế chế Roma bị sụp đổ ở Anh.


Phân tích các mẫu xương cho thấy họ đến từ nhiều vùng địa lý khác nhau, cả châu Phi và Địa Trung Hải, có nghĩa là người Roma đã tuyển chọn kỹ lưỡng những đấu sĩ điêu luyện từ nhiều nơi.
Kurt Hunter-Mann, thuộc Tổ chức Khảo cổ học York, nhận định, những người đàn ông này đã phải chịu rất nhiều vết thương, gồm vết búa tạ giáng vào đầu, một phương pháp và các đấu sĩ cổ xưa thường dùng để hạ gục đối thủ.

Rất nhiều người trong số họ được chôn cất trong danh dự do trước đó đã tạo dựng được danh tiếng đáng nể. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một bộ xương của đấu sĩ tuổi 18 - 23 được chôn cùng bốn con ngựa, và một số lợn, bò.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9035407
Số người đang online: 29