Phát hiện xác ướp ma mút con lâu đời nhất
Phát hiện xác ướp ma mút con lâu đời nhất
Thứ tư, 23 Tháng 6 2010 12:26
Được tìm thấy tại vùng đất đóng băng vĩnh viễn phía nam Siberia, xác ướp voi ma mút con Khroma là mẫu vật lịch sử vô cùng quý hiếm.
Những chú voi ma mút, như chúng ta thường thấy trên những chương trình khoa học giả tưởng hay phim ảnh, là loài vật hiền lành, chậm chạp và không hề ăn thịt người. Tuy nhiên, phát hiện trên có thể mở ra hướng đi mới về quá khứ phát triển của loài này, với đời sống không như con người vẫn nghĩ, đặc biệt trong giai đoạn người tối cổ xuất hiện.
Khoma, tên chú voi con, là một trong 6 xác ướp được tìm thấy tại Siberia trong suốt 200 năm qua. Theo chuyên gia động vật học người Pháp, ông Bernad Buigues, đối với xác ướp loại này, chúng ta không thể áp dụng phương pháp đồng vị các bon 14 để giám định niên đại, nó chỉ cho sự chuẩn xác với thời gian dưới 50.000 năm. Với khoảng thời gian lâu hơn, phương pháp này tỏ ra không chính xác.
Theo phân tích ban đầu, các nhà khoa học chưa xác định được, Khoma là chú voi con đực hay cái, nhưng đã chết khi mới khoảng 6 - 7 tháng tuổi. Một người thợ săn đã tìm thấy nó khi lớp băng vĩnh cửu tan ra trên bờ sông Khroma, cách phía Bắc Yakutsk (gần Bắc Băng Dương) khoảng 2.000 km. Một phần đầu và vòi của chú voi ma mút đã bị cáo tuyết ăn mất.
Bằng phương pháp phân tích vi sinh ban đầu, các nhà khoa học nhận thấy, có khả năng, Khoma nhiễm loại bệnh dịch nào đó, có thể là bệnh than, vì phổi của chúng bị đen. Chính điều này yêu cầu một sự đề phòng nghiêm ngặt đối với việc tiếp xúc xác ướp nhằm ngăn chặn sự lây lan và cho các cuộc nghiên cứu sau.
Hiện Khoma được bảo quản trong băng đá, đựng trong một thùng chứa đặc biệt và gửi tới phòng thí nghiệm tại Grenoble, nơi duy nhất có phương pháp chẩn trị bằng tia gamma. Kỹ thuật này được sử dụng nhiều đối với các đối tượng của khảo cổ học hay tiền sử.
Nhà vật lý hạt nhân, Laurent Cortella phát biểu: “Chúng tôi đã sử dụng tia gamma để nghiên cứu xác ướp vua Ramsess II năm 1977. Xác ướp này này có tuổi thọ dưới 1.800 năm và bị một loại nấm tấn công. Đối với xác ướp voi ma mút con, nó chịu chịu tác động của việc chiếu 20.000 tia gamma trong suốt ba, bốn ngày”.
Cortella cho biết thêm: “Chúng tôi chưa từng xử lý những đối tượng hay hóa thạch được khai quật từ các khu bị đóng băng vĩnh viễn”. Sau khi phân tích, Khoma sẽ chuyển tới Puy-en-Valley, trung tâm nước Pháp để nghiên cứu, mổ xẻ để nghiên cứu thêm.
- 07/07/2010 13:54 - Hóa thạch đa bào cổ xưa nhất
- 07/07/2010 13:53 - Tìm thấy hóa thạch cá voi lớn nhất thế giới
- 07/07/2010 13:51 - Phát hiện nữ võ sĩ giác đấu ở Anh
- 07/07/2010 13:50 - Tìm thấy dấu chân khủng long ở Công viên kỷ Giu-ra
- 25/06/2010 13:48 - Phát hiện nghĩa địa khủng long lớn nhất thế giới
- 23/06/2010 12:24 - Phát hiện thành cổ 3.500 tuổi dưới lòng đất Ai Cập
- 23/06/2010 11:55 - Phát lộ di chỉ hiến tế người từ thời Tây Chu
- 23/06/2010 11:53 - Phát hiện đôi giày cổ nhất thế giới
- 23/06/2010 11:51 - Israel: Phát hiện cổ vật 3.500 năm tuổi
- 23/06/2010 11:50 - Australia: Phát hiện bức tranh trên đá 40.000 tuổi