Khảo cổ học cộng đồng: Xu hướng mới bảo tồn di sản

Khảo cổ học cộng đồng: Xu hướng mới bảo tồn di sản

 

 

“Khảo cổ học (vì lợi ích) cộng đồng giúp nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, người dân hiểu biết địa phương hơn, di sản được quản lý tốt hơn, sinh lợi nhiều hơn” - TS Nguyễn Giang Hải - Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học VN - nói trong hội thảo “Khảo cổ học vì lợi ích cộng đồng: Chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia” diễn ra tại Thanh Hoá từ 20-22.12.

alt

Ảnh hưởng toàn cầu hoá nhìn từ Pang Mapha

Giống như các khu vực khác trên thế giới, toàn cầu hoá, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, đã có tác động mạnh đến nền kinh tế Thái Lan trong những năm gần đây. Chính quyền ở cao nguyên Pang Mapha (Thái Lan) đã có một chính sách sử dụng các nguồn lực tự nhiên và khảo cổ để thu hút khách du lịch. Vì vậy, khu vực này ngày càng được dù khách biết đến, như một địa điểm du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm. Họ tới đây để thám hiểm hang động, leo núi và tham quan các di chỉ khảo cổ được phát lộ.

Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch tại Pang Mapha đã làm nảy sinh nhiều vấn đề. Phần lớn các địa điểm khảo cổ là các khu mộ táng, các địa điểm chế tác đồ đá, các địa điểm có thạch họa và các phế tích. Một số bộ tộc thiểu số (chẳng hạn người Lahu đen ở làng Jabo) tin rằng các vị thần linh của bộ tộc ngự trị tại các địa điểm này, đặc biệt là tại các khu mộ táng - nơi có các quan tài bằng thân cây. Vài năm trước, một số cộng đồng đã không cho phép các nhà khảo cổ làm việc tại những địa điểm trong làng của họ, bởi họ sợ rằng dân làng sẽ có người bị chết. Tuy nhiên, thái độ này đang thay đổi nhanh chóng do ảnh hưởng của du lịch.

“Đầu tiên, chúng tôi phải lôi kéo sự tham gia của cộng đồng” - TS Rasmi Shoocongdep (Thái Lan) nhớ lại. “Chúng tôi họp rất nhiều cuộc họp với dân làng, lấy ý kiến của họ, cùng họ suy nghĩ về cách quản lý các địa điểm này. Chúng tôi lấy ý kiến phản hồi của họ về các quá trình bảo tồn và trưng bày cũng như việc phát triển địa điểm này thành điểm du lịch. Sau chúng tôi xác định được các nhóm người quan tâm đến dự án của chúng tôi tuyển dụng trẻ em, giáo viên và một số người lớn làm việc cùng và trong giai đoạn tiếp theo, các mô hình, phục dựng được thực hiện, từ cảnh quan, đến hàng rào, thanh chắn. Tre và nguyên liệu địa phương được sử dụng trong xây dựng thiết kế các khu trưng bày. Việc phục dựng cơ bản các di vật và các hạng mục khai quật do nhóm dự án đảm nhận. Như thế, chúng tôi đã có một khu bảo tàng trưng bày riêng” - TS Rasmi nói.

Giờ đây, Pang Mapha đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn với du khách, còn bảo vệ di sản khảo cổ trở thành điều người dân luôn tâm niệm, tự hào. Họ đã yêu di sản của mình hơn sau khi hiểu thêm về nó và càng yêu hơn nữa khi sự tồn tại của di sản mang lại cho họ ổn định kinh tế. Khảo cổ học cộng đồng ở Pang Mapha đã phát huy giá trị của mình.

Khảo cổ học cộng đồng ở Việt Nam

“Khi chúng tôi đến Bạch Đằng khai quật những cọc gỗ trong trận chiến Bạch Đằng năm xưa, rất nhiều người đã đến. Họ giúp đỡ chúng tôi đào, người già thì ngồi hát và kể rất nhiều chuyện về những sự tích liên quan đến bãi cọc. Có những câu chuyện đã trở thành bài hát nói. Và điều quan trọng, sau những cuộc trò chuyện như thế, họ càng tự  hào về bãi cọc hơn. Khi chúng tôi đi khỏi, đã có những người đến, hỏi mua cọc gỗ với giá hàng triệu đồng  mỗi cọc. Nhưng người dân cương quyết không bán và bảo vệ bãi cọc đến cùng. Điều đó là gì nếu không là khảo cổ học cộng đồng” - TS Lê Thị Liên (Viện Khảo cổ) “bật mí”.

Có nghĩa là, khảo cổ học cộng đồng không phải điều quá xa vời. “Ở góc độ giáo dục, tinh thần khảo cổ học cộng đồng cũng được phản ánh trong những bài viết về khảo cổ học trên báo chí VN, nhất là những năm gần đây, những bộ phim về phổ biến kiến thức văn hoá khảo cổ, hay vấn đề khảo cổ do VTV2 và một số đài địa phương thực hiện, phổ biến. Tuy vậy, với tư cách là một chuyên ngành của khảo cổ học với phương pháp, chiến lược và đường hướng phát triển riêng, thì khảo cổ học cộng đồng ở VN chỉ mới hình thành” - PGS-TS Lâm Thị Mỹ Dung nói.
Chính vì thế, theo bà Dung, khó khăn của chúng ta nằm ở những điểm như: Chưa có chuyên gia về lĩnh vực này, chưa xác định được chiến lược thực hiện, chưa có những đảm bảo vững chắc về pháp lý và thực sự tất cả chúng ta - cả cộng đồng các nhà khảo cổ - chưa nhận thức được tầm quan trọng của khảo cổ học cộng đồng.

Và cũng vì thế, giáo dục trở thành điều quan trọng trong phát triển khảo cổ học cộng đồng. “Trong những workshop của trẻ em, các em được cung cấp những dữ liệu khảo cổ và được yêu cầu xâu chuỗi rồi kể chúng thành những câu chuyện” - TS Rasmi chia sẻ.

TS Phạm Minh Huyền (Viện Khảo cổ) cũng cho rằng, việc đưa giáo dục khảo cổ học vào chương trình ngoại khoá, chính khoá cho học sinh phổ thông không quá phức tạp mà còn giúp các em yêu lịch sử hơn. Về điều này, TS Kwon Sujin - đại diện Quỹ Văn hoá - giáo dục Toyota - cho biết: “Là một tổ chức đã 30 năm hoạt động vì các di sản văn hoá, tài trợ các dự án văn hoá, chúng tôi sẵn sàng cung cấp kinh phí cho dự án giáo dục khảo cổ học cộng đồng tại VN. Đề nghị các bạn gửi sớm hồ sơ để quỹ có thể xét duyệt hỗ trợ cho năm tới”.

Khảo cổ học (KCH) cộng đồng có thể được hiểu một cách đơn giản là KCH của mọi người, dành cho mọi người, bằng nhiều biện pháp và cách thức đơn giản dễ hiểu, dễ tiếp nhận để đẩy mạnh sự tương tác giữa người nghiên cứu khảo cổ với công chúng và phổ biến kiến thức khảo cổ cho mọi người. KCHCĐ nỗ lực phục vụ cộng đồng bằng cách mở rộng sự tiếp cận của họ với tri thức khảo cổ và khuyến khích sự tham gia của người dân vào những nghiên cứu, bảo tồn khảo cổ học và phát huy giá trị khảo cổ địa phương.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023762
Số người đang online: 16