Đà Nẵng: Phát lộ phế tích tháp Chăm Pa 1.000 năm tuổi

Đà Nẵng: Phát lộ phế tích tháp Chăm Pa 1.000 năm tuổi

 

 

Sau hơn nửa tháng khai quật, một ngôi đền tháp Chăm Pa có niên đại sau thế kỷ thứ 10 đã được phát lộ. Ngôi đền tháp Chăm Pa này tại tổ 3, làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).

Đà Nẵng: Phát lộ phế tích tháp Chăm Pa 1.000 năm tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp theo đợt khai quật khẩn cấp một di tích khảo cổ Chăm Pa giữa năm 2011 tại địa chỉ này, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm một vùng di tích rộng lớn có một phế tích là khu tháp Chăm Pa cách đây khoảng 1.000 năm.

Tại quần thể phế tích này đáng chú ý nhất là một ngôi đền tháp Chăm Pa đã được các nhà khảo cổ phát hiện. Ông Võ Văn Thắng - Giám đốc Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng - cho biết, đơn vị này đã phối hợp với các nhà khảo cổ ở ĐH KHXH&NV (ĐH QG Hà Nội) tiếp tục khai quật để làm rõ tòa tháp Chăm Pa này. Qua đó có kế hoạch bảo vệ nhằm phục vụ công tác bảo tồn, giáo dục và du lịch.

Hiện tại ở khu di tích này, các nhà khoa học đang tiến hành khai quật trên tổng diện tích khoảng 500m2 để tiến hành làm rõ diện tích của ngôi tháp.

Qua xác định ban đầu, ngôi đền tháp Chăm Pa này có diện tích khoảng 16x16m với 4 góc tháp, 3 cửa phụ, 1 cửa chính. Hiện các nhà khảo cổ cũng đã xác định vị trí tháp chính, kích thước, vị trí trung tâm nơi đặt bệ thờ…

Trực tiếp chỉ huy việc khai quật tại khi tháp, ông Nguyễn Xuân Mạnh, các bộ giảng dạy bộ môn khảo cổ học (ĐH KHXH&NV-ĐH QG Hà Nội) cho biết, công việc sắp đến sẽ  xác định các bậc lên xuống ở các cửa tháp, độ dày của tường tháp, xác định độ rộng của tường tháp, kết cấu nền móng dưới tháp… Sau khi xác định rõ ngôi đền tháp thì việc bảo tồn cũng sẽ được dễ dàng hơn.


Giám đốc Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng - ông Võ Văn Thắng cho biết: “Ở khu phế tích này không phát hiện các hiện vật quý giá như lần khai quật trước mà chỉ phát hiện dấu tích nền móng của khu đền tháp rất to lớn”.

Ông Thắng cũng cho biết, mục đích của việc khai quật lần này là để tìm hiểu, xác định quy mô bổ sung vào hồ sơ xây dựng và bảo vệ di tích theo luật di sản. Hướng sắp đến là vừa bảo tồn, khai thác vừa phục vụ giáo dục và du lịch.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9038191
Số người đang online: 12