Khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)

Khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)

 

 

Trung tâm Quản lý di sản TP Đà Nẵng phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam tiếp tục khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc, nằm trong khuôn viên đình làng Khuê Bắc, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.

Khai quật tại di chỉ khảo cổ Khuê Bắc
Khai quật di chỉ khảo chỉ học tại vườn đình Khuê Bắc (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)
Khai quật di chỉ khảo chỉ học tại vườn đình Khuê Bắc (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)

Diện tích khai quật lần này là 100m2 (5mx20m), cách hố khai quật lần đầu tiên vào năm 2001 khoảng 10m về hướng Nam. Chủ trì khai quật: Ông Phạm Văn Triệu, Viện Khảo cổ học. Thời gian khai quật từ ngày 25/4/2015 đến ngày 30/6/2015 (theo Quyết định 1314/QĐ-BVHTTDL).

Qua hiện vật khai quật ban đầu (bao gồm mảnh đồ gốm, đá) các nhà khảo cổ học đánh giá có nhiều nét tương đồng với các lần khai quật trước. Bước đầu có thể xác định địa tầng di chỉ vườn đình Khuê Bắc có hai lớp văn hóa sớm muộn. Lớp trên là lớp văn hóa Champa sớm, có niên đại thế kỷ II, III sau Công nguyên. Lớp dưới mang tính chất di chỉ xen mộ táng, thuộc giai đoạn văn hóa tiền Sa Huỳnh có niên đại 2.500 - 3.000 năm cách ngày nay.

Thạc sỹ Phạm Văn Triệu, Phó trưởng phòng Khảo cổ học lịch sử, Viện khảo cổ học cho biết lần khai quật này có quy mô rộng hơn nhằm xác định lại giá trị đã đạt được tại lần khai quật vào năm 2001, xác định địa hình ban đầu trước khi người Sa Huỳnh sinh sống; đồng thời tìm hiểu thêm đời sống văn hóa của cư dân tại đây, đặc biệt tìm ra mối liên kết, sự chuyển tiếp từ giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh lên Champa, khỏa lấp khoảng trống còn bỏ ngõ bấy lâu nay: người Champa đến từ đâu?

 Các hiện vật ban đầu được tìm thấy trong đợt khai quật
Tiền đồng và gốm sứ phát hiện ở lớp trên của cuộc khai quật

Trong đợt khai quật này, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy các hiện vật là các đồng tiền xu có niên hiệu Nguyên Phong (đời Tống), muộn nhất là thời Hồng Vũ (Minh Thành Tổ) và các mảnh gốm sứ cho thấy việc người Trung Quốc sang giao thương ở khu vực này vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII.

Josdar

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9293934
Số người đang online: 17