Kết quả khai quật bãi cọc Đầm Thượng xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Năm 2020 Viện Khảo cổ học phối hợp với UBND huyện Thủy Nguyên và Bảo tàng TP Hải Phòng khai quật khẩn cấp trong diện tích 400m2 khu vực thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên (Quyết định Số 356/QĐ-UBND, ngày 18/2/2020). Cuộc khai quật đã thu được một số kết quả bước đầu
1. Vị trí các hố khai quật và thám sát
Vị trí hai hố khai quật (20ĐT.H1và 20ĐT.H2) và 1 hố thám sát (20ĐT.TS1) được mở, với tổng diện tích ban đầu là 147,2m2, trong khu vực ao nhà ông Đào Văn Đến. Do sự xuất lộ của một cọc gỗ lớn (20ĐT.H1.C7) bên dưới chân kè ao và ăn sâu về phía đông, thuộc đất nhà ông Hoàng Văn Hiệp, hố 20ĐT.H1 đã được mở rộng về phía đông thêm một diện tích 50m2 (BN 10 mx ĐT 5m).
Vị trí hai hố đào 20ĐT.H3 và 20ĐT.H4 được mở trong khu vực đất nhà ông Nguyễn Văn Hay. Tuy nhiên, do hố 20ĐT.H3 không xuất lộ dấu tích khảo cổ học, nên chỉ hố 20ĐT.H4 (diện tích 157,5m2).
(Vị trí các hố khai quật)
(Nguồn ảnh: Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước)
2. Kết quả khai quật bước đầu
Hố 20.ĐT.H1 vị trí sát góc đông nam ao cá nhà ông Đào Văn Đến, hình chữ nhật không đều, tổng diện tích 122 2m2. Tổng số có 11 cọc gỗ được phát hiện trong hố H1. Trong đó, hầu hết các cọc có hình dáng tự nhiên. Một số còn dấu vết mắt gỗ, bị cong và thường có mộng khoét sơ sài ở phần dưới chân. 5 cọc có đường kính thuộc loại lớn (26-32cm) dài từ 167-287m. Số còn lại có đường kính từ 9-16cm, chỉ xuất lộ một phần hoặc chỉ dài 50-80cm.
Hố 20ĐT.H2 vị trí ở sát vách nam, lệch về nửa phía đông của ao cá, cách hố 20ĐT.H1 một dải phân cách rộng 1m, diện tích 45m2 (BN 5m x ĐT 9m. Trong hố 20ĐT.H2 xuất lộ 6 cọc gỗ. Cọc còn lại cao nhất và có đường kính lớn nhất hiện biết là cọc C1(xuất lộ ở độ sâu -1,72m theo mốc KCH 2020, ĐK 18cm, phần xuất lộ dài 54cm). Các cọc khác phổ biến xuất lộ ở độ sâu từ -2m, trong lớp bùn xám nhạt lẫn nhiều rễ cây, phân bố chủ yếu ở góc tây nam của hố, không thẳng hàng, cách nhau từ 50cm đến 2m. Các cọc khác mủn, gãy, kích thước nhỏ, đường kính chủ yếu 12-14cm. Phần lớn chỉ còn một đoạn ngắn dưới chân, cắm nông xuống lớp bùn đen.
Hố thám sát 20ĐT.TS1 vị trí ở góc đông bắc ao cá, diện tích 3m2 (BN 2m; ĐT 1,5m). Trong hố xuất lộ 1 cọc gỗ (20ĐT.TS1.C1) ở độ sâu -1,9m, trong lớp bùn đen lẫn nhiều rễ cây, còn dài 55cm, đường kính 10cm, phần đầu cọc bị mục.
Hố khai quật 20ĐT.H4 được mở trong khu đất ở góc tây bắc của ao cá nhà ông Nguyễn Văn Hay, hố có hình chữ L, dài 28,5m, rộng 3-7m, diện tích 157,5m2. Trong hố 20ĐT.H4 đã phát hiện được 19 cọc gỗ và mảnh gỗ, ký hiệu 20ĐT.H4.C1-C19 và 2 mảnh gỗ, ký hiệu 20ĐT.H4.G1-G2.
(Dấu tích cọc tại hố H1)
(Nguồn ảnh: Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước)
(Dấu tích bãi cọc tại hố H4)
(Nguồn ảnh: Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước)
3. Nhận xét sơ bộ
Cho đến hết tuần đầu tháng 3 và nửa tháng 6, với 3 hố khai quật và 1 hố thám sát trong diện tích gần 400m2, đã phát hiện được 37 cọc gỗ và một số cụm gỗ, mảnh gỗ rời rạc. Các cọc gỗ phần lớn đều đã bị mòn vỡ hoặc chặt mất phần đầu trong quá trình đào ao và canh tác. Trên cơ sở các kết quả khai quật và điều tra khảo sát, một số nhận định bước đầu được đưa ra về kích thước và mật độ cọc trong đó điểm đáng chú ý là các cọc lớn thường cách nhau khá xa, trong khoảng 5-7m. Trong khi đó, thường có các cọc kích thước nhỏ hơn được cắm gần đó, trong khoảng 1,5m đến 2,5m.
1. Vị trí các hố khai quật và thám sát
Vị trí hai hố khai quật (20ĐT.H1và 20ĐT.H2) và 1 hố thám sát (20ĐT.TS1) được mở, với tổng diện tích ban đầu là 147,2m2, trong khu vực ao nhà ông Đào Văn Đến. Do sự xuất lộ của một cọc gỗ lớn (20ĐT.H1.C7) bên dưới chân kè ao và ăn sâu về phía đông, thuộc đất nhà ông Hoàng Văn Hiệp, hố 20ĐT.H1 đã được mở rộng về phía đông thêm một diện tích 50m2 (BN 10 mx ĐT 5m).
Vị trí hai hố đào 20ĐT.H3 và 20ĐT.H4 được mở trong khu vực đất nhà ông Nguyễn Văn Hay. Tuy nhiên, do hố 20ĐT.H3 không xuất lộ dấu tích khảo cổ học, nên chỉ hố 20ĐT.H4 (diện tích 157,5m2).
(Vị trí các hố khai quật)
(Nguồn ảnh: Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước)
2. Kết quả khai quật bước đầu
Hố 20.ĐT.H1 vị trí sát góc đông nam ao cá nhà ông Đào Văn Đến, hình chữ nhật không đều, tổng diện tích 122 2m2. Tổng số có 11 cọc gỗ được phát hiện trong hố H1. Trong đó, hầu hết các cọc có hình dáng tự nhiên. Một số còn dấu vết mắt gỗ, bị cong và thường có mộng khoét sơ sài ở phần dưới chân. 5 cọc có đường kính thuộc loại lớn (26-32cm) dài từ 167-287m. Số còn lại có đường kính từ 9-16cm, chỉ xuất lộ một phần hoặc chỉ dài 50-80cm.
Hố 20ĐT.H2 vị trí ở sát vách nam, lệch về nửa phía đông của ao cá, cách hố 20ĐT.H1 một dải phân cách rộng 1m, diện tích 45m2 (BN 5m x ĐT 9m. Trong hố 20ĐT.H2 xuất lộ 6 cọc gỗ. Cọc còn lại cao nhất và có đường kính lớn nhất hiện biết là cọc C1(xuất lộ ở độ sâu -1,72m theo mốc KCH 2020, ĐK 18cm, phần xuất lộ dài 54cm). Các cọc khác phổ biến xuất lộ ở độ sâu từ -2m, trong lớp bùn xám nhạt lẫn nhiều rễ cây, phân bố chủ yếu ở góc tây nam của hố, không thẳng hàng, cách nhau từ 50cm đến 2m. Các cọc khác mủn, gãy, kích thước nhỏ, đường kính chủ yếu 12-14cm. Phần lớn chỉ còn một đoạn ngắn dưới chân, cắm nông xuống lớp bùn đen.
Hố thám sát 20ĐT.TS1 vị trí ở góc đông bắc ao cá, diện tích 3m2 (BN 2m; ĐT 1,5m). Trong hố xuất lộ 1 cọc gỗ (20ĐT.TS1.C1) ở độ sâu -1,9m, trong lớp bùn đen lẫn nhiều rễ cây, còn dài 55cm, đường kính 10cm, phần đầu cọc bị mục.
Hố khai quật 20ĐT.H4 được mở trong khu đất ở góc tây bắc của ao cá nhà ông Nguyễn Văn Hay, hố có hình chữ L, dài 28,5m, rộng 3-7m, diện tích 157,5m2. Trong hố 20ĐT.H4 đã phát hiện được 19 cọc gỗ và mảnh gỗ, ký hiệu 20ĐT.H4.C1-C19 và 2 mảnh gỗ, ký hiệu 20ĐT.H4.G1-G2.
(Dấu tích cọc tại hố H1)
(Nguồn ảnh: Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước)
(Dấu tích bãi cọc tại hố H4)
(Nguồn ảnh: Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước)
3. Nhận xét sơ bộ
Cho đến hết tuần đầu tháng 3 và nửa tháng 6, với 3 hố khai quật và 1 hố thám sát trong diện tích gần 400m2, đã phát hiện được 37 cọc gỗ và một số cụm gỗ, mảnh gỗ rời rạc. Các cọc gỗ phần lớn đều đã bị mòn vỡ hoặc chặt mất phần đầu trong quá trình đào ao và canh tác. Trên cơ sở các kết quả khai quật và điều tra khảo sát, một số nhận định bước đầu được đưa ra về kích thước và mật độ cọc trong đó điểm đáng chú ý là các cọc lớn thường cách nhau khá xa, trong khoảng 5-7m. Trong khi đó, thường có các cọc kích thước nhỏ hơn được cắm gần đó, trong khoảng 1,5m đến 2,5m.
Đặc điểm địa tầng nguyên thủy của cọc được cắm sâu vào lớp bùn đầm lầy từ khoảng 60-90cm. Có thể suy luận các cọc khác với đường kính tương tự đều đã được cắm từ bề mặt lớp bùn nguyên thủy tới độ sâu trong khoảng trên dưới 1m. Đối với các cọc lớn hơn, được cắm rất sâu qua lớp bùn đầm lầy tới lớp bùn có ít dấu tích thực vật màu xám hồng, sâu nhất tới khoảng 2 đến 2,8m
Cách thức đóng cọc hầu hết các cọc đều được cắm thẳng đứng xuống đầm lầy. Độ nghiêng rất nhỏ của các cọc có thể được tạo ra do tư thế của người đóng.
Hiện trạng di tích có mặt của các cọc đã xác định cho thấy bãi cọc hiện biết phân bố ít nhất trong phạm vi 100m theo chiều đông tây và 90m theo chiều bắc nam.
4. Nhận định bước đầu chức năng của bãi cọc trong cảnh quan chung
Đặc điểm của các cọc cho thấy đây không phải là cọc kiến trúc, cũng không phải cọc đáy, cọc kè đê hay phục vụ cho các mục đích dân sinh khác. Cũng chưa phát hiện thấy các dấu hiệu và di vật của di chỉ cư trú, bến cảng, kiến trúc v.v. trong phạm vi khai quật.
Từ kết quả khảo sát cảnh quan và địa hình khu vực, có thể thấy bãi cọc nằm ở vị trí chiến lược, án ngữ phía sau nút thắt tạo ra bởi các núi đá trên sông Đá Bạc và các núi đá trên sông Kinh Thầy. Có thể thấy rõ tính chất quân sự của bãi cọc này. Sự có mặt của các cọc lớn, xen lẫn các cọc nhỏ, được đóng rất chắc chắn xuống vùng đầm lầy ở phần giáp ngã ba, trong khi các cọc nhỏ hơn được đóng phía sau, trong phạm vi rất rộng, cho thấy tính chất một trận địa vừa nhằm mục đích phòng thủ, ngăn chặn, vừa nhằm tiêu diệt sinh lực địch. Với giả thiết đặt ra đây là một bãi cọc trong một trận thủy chiến, các cọc phải nhô lên khỏi mặt bùn ít nhất 1-2m để phát huy tác dụng, có thể dự đoán các cọc lớn tối thiểu dài 4-5m và việc bà con thông tin các cọc dài tới 6-7m là có khả năng.
Cách thức đóng cọc hầu hết các cọc đều được cắm thẳng đứng xuống đầm lầy. Độ nghiêng rất nhỏ của các cọc có thể được tạo ra do tư thế của người đóng.
Hiện trạng di tích có mặt của các cọc đã xác định cho thấy bãi cọc hiện biết phân bố ít nhất trong phạm vi 100m theo chiều đông tây và 90m theo chiều bắc nam.
4. Nhận định bước đầu chức năng của bãi cọc trong cảnh quan chung
Đặc điểm của các cọc cho thấy đây không phải là cọc kiến trúc, cũng không phải cọc đáy, cọc kè đê hay phục vụ cho các mục đích dân sinh khác. Cũng chưa phát hiện thấy các dấu hiệu và di vật của di chỉ cư trú, bến cảng, kiến trúc v.v. trong phạm vi khai quật.
Từ kết quả khảo sát cảnh quan và địa hình khu vực, có thể thấy bãi cọc nằm ở vị trí chiến lược, án ngữ phía sau nút thắt tạo ra bởi các núi đá trên sông Đá Bạc và các núi đá trên sông Kinh Thầy. Có thể thấy rõ tính chất quân sự của bãi cọc này. Sự có mặt của các cọc lớn, xen lẫn các cọc nhỏ, được đóng rất chắc chắn xuống vùng đầm lầy ở phần giáp ngã ba, trong khi các cọc nhỏ hơn được đóng phía sau, trong phạm vi rất rộng, cho thấy tính chất một trận địa vừa nhằm mục đích phòng thủ, ngăn chặn, vừa nhằm tiêu diệt sinh lực địch. Với giả thiết đặt ra đây là một bãi cọc trong một trận thủy chiến, các cọc phải nhô lên khỏi mặt bùn ít nhất 1-2m để phát huy tác dụng, có thể dự đoán các cọc lớn tối thiểu dài 4-5m và việc bà con thông tin các cọc dài tới 6-7m là có khả năng.
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
06 Th12 2024 10:30
04 Th12 2024 17:52
15 Th11 2024 16:09
15 Th11 2024 14:46
18 Th10 2024 14:35
18 Th10 2024 11:50
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9222823
Số người đang online: 26