Kết quả khai quật Hào thành phía Đông và Tây thành Nhà Hồ năm 2019

 
        Thực hiện quyết định số 3718/QĐ-BVHTTDL ngày 28/10/2019 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản thành Nhà Hồ tiếp tục khai quật di tích Hào thành phía Đông và Tây với tổng diện tích hơn 7.000m2 nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về kiến trúc Hào thành khu vực thành Nhà Hồ. Đánh giá vị trí khu vực Hào thành với mối tương quan giữa kiến trúc Hào và hệ thống tường thành phía trên. Kết quả khai quật bước đầu đã làm rõ cấu trúc Hào thành phía Đông và Tây thành Nhà Hồ với hai bờ kè trong và ngoài.
       Kiến trúc Hào thành phía Tây có nền kiến trúc gia cố chân thành rộng từ 75m đến 80m và hệ thống Hào thành gia cố bằng đá khối kích thước nhỏ, vừa và đất sét đầm lẫn nhiều sạn sỏi, phần thành lòng Hào rộng từ 50m đến 55m, sâu nhất tới trên -725cm so với cos 0.

                          Kiến trúc hào thành phía Tây thành Nhà Hồ (Ảnh: Hà Mạnh Thắng)


                          Khu vực kè hào thành góc Tây Bắc thành Nhà Hồ (Ảnh: Hà Mạnh Thắng)
          Kiến trúc Hào thành phía Đông có một nền gia cố chân thành phía Đông rộng từ 75m đến 80m; Hệ thống kè Hào được gia cố bằng đá khối kích thước nhỏ, vừa và đất sét lẫn nhiều sạn sỏi laterite đầm chặt, phần lòng Hào thành rộng từ 50m đến 55m, độ sâu tới trên -680cm so với cos 0.

                                       Kiến trúc hào thành phía Đông thành Nhà Hồ (Ảnh: Hà Mạnh Thắng)
         Dựa trên những kết quả đã khai quật  chúng ta có thể hình dung được kết cấu hào thành Đông và Tây -thành Nhà Hồ. Đưa ra những cứ liệu khoa học về hình dáng, kích thước, kết cấu, chức năng, sự tồn tại và vai trò của Hào thành trong lịch sử hình thành tồn tại và phát triển của thành Nhà Hồ. Từ kết quả đạt được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất vấn đề cần sớm khôi phục lại khu vực Hào thành nhằm dựng lại hệ thủy trong khu vực thành Nhà Hồ. Tạo nên bức tranh tổng thể về môi trường, văn hóa, lịch sử để thu hút phát triển du lịch, đưa giá trị khu di tích tới đông đảo mọi người.
Nguyễn Thắng

 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9222790
Số người đang online: 20