Kết quả khai quật khảo cổ học khu di tích Lăng miếu Triệu Tường
Sáng 24-6, tại UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học tại di tích lăng miếu Triệu Tường. Dự buổi lễ có ông Phạm Đăng Quyền (Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa); đại diện lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, Hội đồng Di sản Quốc gia; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo huyện Hà Trung và xã Hà Long; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cơ quan chuyên môn...
Phát biểu của ông Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa
Di tích lăng miếu Triệu Tường - Quốc miếu của nhà Nguyễn tọa lạc trên khu vực địa hình cảnh quan đồng bằng tương đối bằng phẳng với hệ thống núi đồi thấp bao quanh nằm trên địa bàn thôn Gia Miêu xã Hà Long (Hà Trung). Tổng diện tích khai quật khảo cổ tại khu di tích là 4319,8m2 gồm: tường thành và cổng phía Bắc 1070,8m2; tường thành và cổng phía Đông 1082m2; cổng phía Tây 770m2; cổng phía Nam 104,5m2; cầu phía đông 40m2; Nhà Công quán 100m2; Nhà kho 351m2; tường miếu và Nghi môn 534m2; Tây Đường 25m2; Miếu nhỏ 142,5m2; Hồ bán nguyệt 100m2. Trong quá trính khai quật đã phát hiện nhiều di vật, vật liệu xây dựng và nền móng kiến trúc thời Nguyễn.
Kết quả khai quật đã phát lộ nhiều dấu vết kiến trúc của di tích như: Nghi môn nằm phía trước Nguyên Miếu khoảng 63,8m trên trục thần đạo, cổng xây có ba lối, móng cổng dài 13,4m (đông – tây), rộng 4,8m (nam – bắc); móng tường miếu hình chữ nhật, nằm bên trong tường thành và bao xung quanh Nguyên Miếu và Trừng Quốc công miếu; Đông đường và Tây đường là hai kiến trúc nằm bên tả và bên hữu Nguyên miếu; Miếu nhỏ nằm sát bên ngoài tường Nguyên miếu phía nam, bên phải Nghi môn; Hồ bán nguyệt nằm trên trục thần đạo, phía trước Nguyên miếu. Hồ hình chữ nhật, xung quanh đươc kè bằng đá cuội màu xám đen; cùng một số công trình như Nhà kho, cầu…
Kết quả khai quật đã phát lộ nhiều dấu vết kiến trúc của di tích như: Nghi môn nằm phía trước Nguyên Miếu khoảng 63,8m trên trục thần đạo, cổng xây có ba lối, móng cổng dài 13,4m (đông – tây), rộng 4,8m (nam – bắc); móng tường miếu hình chữ nhật, nằm bên trong tường thành và bao xung quanh Nguyên Miếu và Trừng Quốc công miếu; Đông đường và Tây đường là hai kiến trúc nằm bên tả và bên hữu Nguyên miếu; Miếu nhỏ nằm sát bên ngoài tường Nguyên miếu phía nam, bên phải Nghi môn; Hồ bán nguyệt nằm trên trục thần đạo, phía trước Nguyên miếu. Hồ hình chữ nhật, xung quanh đươc kè bằng đá cuội màu xám đen; cùng một số công trình như Nhà kho, cầu…
Tham quan thực địa đã được khai quật khảo cổ
Một số hiện vật tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ.
Quá trình khai quật khảo cổ cũng thu được số lượng lớn di vật thuộc 4 nhóm: vật liệu xây dựng; gốm sứ; sành và kim loại. Ở nhóm vật liệu xây dựng thì có đá, gạch ngói (một số viên có in chữ Hán về nơi sản xuất và cúng tiến); Gần 3000 hiện vật sứ, sành chủ yếu là mảnh bát, đĩa, nậm, vại, bình, vò…với các dòng men nâu, men trắng vẽ lam có niên đại từ thế kỷ XVI đến XX; đồ kim loại là những chiếc đinh sắt một đầu nhọn và hai đồng tiền nhỏ (một đồng niên hiệu Gia Long Thông Bảo 1802 – 1945)…
Căn cứ vào các đặc trưng di tích, di vật, thư tịch cổ, văn bia, truyền thuyết dân gian…các nhà khoa học đã xác định dấu tích kiến trúc xuất lộ tại Lăng miếu Triệu Tường thuộc thời Nguyễn. Di tích đã đươc tu bổ, sửa chữa trong nhiều triều đại nhà Nguyễn, khẳng định giá trị khu di tích trên nhiều phương diện: kiến trúc; hệ thống di vật và lịch sử văn hóa. Bước đầu so sánh, di tích Lăng miếu Triệu Tường của Hoàng tộc Nguyễn có nét tương đồng với Thế miếu ở kinh thành Huế. Nếu Thế miếu là nơi thờ các chúa, vua nhà Nguyễn thì Lăng miếu Triệu Tường lại là nơi thờ gốc tổ nhà Nguyễn ở đất cố hương…
Với những kết quả đã đạt được trong quá trình khai quật khảo cổ, PGS.TS Tống Trung Tín - Ủy viên hội đồng Di sản quốc gia, Chủ tịch hội Khảo cổ học Việt Nam khẳng định: “Cuộc khảo cổ học đã làm rõ quy mô, cấu trúc, kiến trúc tổng thể của di tích. Quá trình khảo cổ cũng làm rõ được kỹ thuật, vật liệu xây dựng thời bấy giờ...Qua đó, các nhà khoa học và cơ quan chức năng sẽ có cơ sở cho việc tìm ra phương án tối ưu nhất để bảo tồn, phát huy giá trị di tích”.
Căn cứ vào các đặc trưng di tích, di vật, thư tịch cổ, văn bia, truyền thuyết dân gian…các nhà khoa học đã xác định dấu tích kiến trúc xuất lộ tại Lăng miếu Triệu Tường thuộc thời Nguyễn. Di tích đã đươc tu bổ, sửa chữa trong nhiều triều đại nhà Nguyễn, khẳng định giá trị khu di tích trên nhiều phương diện: kiến trúc; hệ thống di vật và lịch sử văn hóa. Bước đầu so sánh, di tích Lăng miếu Triệu Tường của Hoàng tộc Nguyễn có nét tương đồng với Thế miếu ở kinh thành Huế. Nếu Thế miếu là nơi thờ các chúa, vua nhà Nguyễn thì Lăng miếu Triệu Tường lại là nơi thờ gốc tổ nhà Nguyễn ở đất cố hương…
Với những kết quả đã đạt được trong quá trình khai quật khảo cổ, PGS.TS Tống Trung Tín - Ủy viên hội đồng Di sản quốc gia, Chủ tịch hội Khảo cổ học Việt Nam khẳng định: “Cuộc khảo cổ học đã làm rõ quy mô, cấu trúc, kiến trúc tổng thể của di tích. Quá trình khảo cổ cũng làm rõ được kỹ thuật, vật liệu xây dựng thời bấy giờ...Qua đó, các nhà khoa học và cơ quan chức năng sẽ có cơ sở cho việc tìm ra phương án tối ưu nhất để bảo tồn, phát huy giá trị di tích”.
Mô hình phục dựng khu lăng miếu Triệu Tường
Ghi nhận những nỗ lưc, cố gắng và kết quả khai quật khảo cổ học đã đạt được, ông Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đề nghị Viện Khảo cổ học hoàn thiện báo cáo chính thức làm cơ sở trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu di tích Lăng miếu Triệu Tường được sớm triển khai. Đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh cũng đề nghị Sở VHTT&DL phối hợp với huyện Hà Trung bảo quản, bảo vệ tốt hiện vật, di vật đã đươc tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ…
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
06 Th12 2024 10:30
04 Th12 2024 17:52
15 Th11 2024 16:09
15 Th11 2024 14:46
18 Th10 2024 14:35
18 Th10 2024 11:50
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9222246
Số người đang online: 11