Khai quật khảo cổ di tích chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm - Hà Nội)

Khai quật khảo cổ di tích chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm - Hà Nội)

 

 

Bộ VH-TT&DL đã ban hành Quyết định số 1592/QĐ-BVHTTDL, cho phép Sở VH-TT&DL Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

 Theo đó, thời gian tiến hành khai quật từ 20/5 đến 20/11/2015 trên diện tích 600m2. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải tạm nhập vào Bảo tàng Hà Nội để giữ gìn, bảo quản, báo cáo Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL phương án bảo vệ, phát huy giá trị hiện vật.

 Bộ VH-TT&DL yêu cầu chậm nhất 3 tháng sau khi kết thúc đợt khai quật, Sở VH-TT&DL Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phải có báo cáo sơ bộ, sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Các cơ quan được cấp phép có trách nhiệm tuyên truyền về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương trong thời gian khai quật, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

  

Di tích chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội)
 (Ảnh: gialam.gov.vn)

Cụm di tích đền - chùa Bà Tấm thuộc địa phận xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cách khu vực trung tâm Hà Nội gần 20km về phía Đông, trên Quốc lộ 5 đi Hải Phòng.

Đền - Chùa Bà Tấm là tên gọi phổ biến trong nhân dân để chỉ khu di tích tưởng niệm về một nhân vật nổi danh của lịch sử dân tộc ở thời Lý. Đền còn có tên gọi theo địa danh là đền Dương Xá, hay đền Ỷ Lan, chùa có tên chữ Linh Nhân Tư Phúc tự.

Theo sử sách và truyền thuyết dân gian, chùa Bà Tấm được xây dựng từ thời Lý. Sự ra đời của ngôi chùa gắn với Nguyên phi - Hoàng thái Hậu Ỷ Lan - một nhân vật nổi tiếng của vương triều nhà Lý. Bà giỏi việc trị nước (hai lần nhiếp chính), khiến nhân tâm hoà hợp, đất nước thanh bình, nhân dân sùng Phật, tôn bà là Phật Bà Quan Âm. Bà được dân gian gọi là bà Tấm - là hiện thân của lòng bao dung, đức độ và những điều tốt lành.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa như là 2 tượng sư tử (bệ thờ), kích thước rất lớn, tạo bằng đá liền khối cao 1,2m rộng 1,36m trong tư thế phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại. Sư tử ở đền Ỷ Lan đang vờn hòn ngọc, trên trán có trổ chữ Vương khẳng định vị trí chúa tể muôn loài, đồng thời cũng thể hiện uy quyền của vương triều. Trong đền còn có một thành bậc bằng đá chạm nổi rồng và lân đang chạy xuống. Thành đá dài 1,3m cao 0,8m. Cùng các di vật đất nung trang trí kiến trúc thời Lý đang được lưu giữ tại di tích.

su-tu-viet-1690-1408435389.jpg

Tượng sư tử bằng đá thế kỷ 11-12 tại chùa Bà Tấm, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Thành bậc sấu đá và chim phượng thế kỷ 11-12, tại chùa Bà Tấm, Gia Lâm, Hà Nội.

 Josdar

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8564510
Số người đang online: 19