Chủ quyền quần đảo Trường Sa qua tư liệu khảo cổ học

Chủ quyền quần đảo Trường Sa qua tư liệu khảo cổ học

 

 

PGS.TS Bùi Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học và PGS.TS Lại Văn Tới, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành khẳng định những dấu tích khảo cổ qua 4 đợt khảo sát và khai quật (năm 1994, 1995, 1999, 2014), kết hợp với tư liệu Hán Nôm, tư liệu lịch sử là bằng chứng về thực thi chủ quyền liên tục của người Việt với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông.

Tại "Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng" diễn ra ngày 7/5/2015 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, PGS.TS Lại Văn Tới, Phó giám độc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành đã chia sẻ kết quả các chuyến thám sát, khai quật ở một số đảo trong quần đảo Trường Sa các năm năm 1994, 1995, 1999, 2014 do Viện Khảo cổ kết hợp với nhiều cơ quan trong cả nước thực hiện.

Các cuộc thám sát khai quật năm 1994, 1995, 1999 đã phát hiện tổng số 498 hiện vật gồm các loại: gốm thô, gốm sứ, đồ sành, mũi ngói, tiền kim loại. Gốm thô phát hiện ở đảo Trường Sa Lớn, gốm màu xám, xốp, được làm từ đất sét pha cát, xương thô, nhẹ, tương tự như đồ gốm văn hoá Sa Huỳnh, có niên đại tương đương với văn hoá Đông Sơn ở Bắc Bộ và văn hoá Dốc Chùa ở Nam Bộ. Đồ gốm sứ có nhiều loại gốm tráng men của Việt Nam nằm trong khung niên đại từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20. Đồ sành cả hai đảo Trường Sa Lớn và Nam Yết đều phát hiện. Tiền kim loại 16 đồng hình tròn, lỗ vuông, đều phát hiện trên đảo Song Tử Tây, thời Minh Mạng và Tự Đức.

Di vật cổ ở Trường Sa, Hoàng Sa 2
Khai quật khảo cổ học ở đảo Trường Sa Lớn

Đồ gốm men phát hiện tại đảo Trường Sa Lớn và Nam Yết

Nguồn: Lại Văn Tới.

4 đảo được khai quật đều có tầng văn hoá đất mùn màu đen, trong chứa hiện vật khảo cổ. Tầng văn hoá hố khai quật đảo Trường Sa Lớn, dày: 20cm. Tầng văn hoá hố khai quật đảo Nam Yết, dày: 20cm-30cm. Tầng văn hoá hố khai quật đảo Sơn Ca, dày: 10cm-15cm. Tầng văn hoá hố khai quật đảo Sinh Tồn, dày: 20cm-40cm. Tầng VH gồm 2 lớp tương ứng 2 giai đoạn phát triển khác nhau: Giai đoạn sớm tương đương với các di tích của văn hoá Sa Huỳnh muộn-Champa sớm có niên đại thế kỷ 1-2 đầu CN. Giai đoạn muộn từ thế kỷ 14 cho đến đầu thế kỷ 20.

Bên cạnh nghiên cứu khai quật khảo cổ học, năm 1994 đoàn đã tiến hành phục hồi bia chủ quyền Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa lập năm 1956.

Năm 2014 khảo sát, điều tra và đào thám sát trên các đảo Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Sơn Ca, Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), đoàn công tác của PGS.TS Bùi Văn Liêm Liêm đã phát hiện nhiều hiện vật quan trọng khẳng định sự xuất hiện sớm và liên tục của người Việt trên quần đảo này.

Cụ thể, tại đảo Trường Sa Lớn, đoàn phát hiện những mảnh gốm của cư dân văn hóa Sa Huỳnh, mảnh bát gốm men thời Trần, mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và nhiều mảnh sành thuộc thế kỷ 18-19. Trên đảo Nam Yết, Sơn Ca, đoàn thu được các mảnh sành, gốm thời Lê, Nguyễn.

PGS.TS Bùi Văn Liêm cho biết thêm, việc nghiên cứu chuyên sâu khảo cổ học dưới nước ở Hoàng Sa, Trường Sa sẽ được tiếp tục. Viện Khảo cổ học đang xây dựng quy hoạch khảo cổ học ở Trường Sa để bảo vệ những "bằng chững thép" về chủ quyền biển đảo ngàn đời của dân tộc.

Các đoàn thám sát, khai quật đều cho rằng những dấu tích khảo cổ kết hợp với tư liệu Hán Nôm, tư liệu lịch sử khẳng định sự có mặt sớm và liên tục của người Việt ở Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền và việc thực thi chủ quyền liên tục của người Việt với hai quần đảo này và Biển Đông.

Josdar

 

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9254477
Số người đang online: 17