<div class="col-xs-12 col-sm-8 ">

<div id="page" class="">
<h1 class="contentheading">
Tạp chí Khảo cổ học số 5.2015</h1>
<p class="buttonheading">
</p>
<p class="articleinfo">
<span class="createdate">
Thứ tư, 13 Tháng 1 2016 10:56 </span>
</p>
<div class="full-text"><div class="cmp_buttons_container" style="height:40px;"><div id="fb-root"></div><div class="cmp_like_container" style="float:left;margin:10px;"><fb:like href="http://khaocohoc.gov.vn/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4213-tap-chi... layout="button_count" show_faces="true" send="true" width="" action="like" font="arial" colorscheme="light" class=" fb_iframe_widget" fb-xfbml-state="rendered" fb-iframe-plugin-query="action=like&amp;app_id=&amp;color_scheme=light&amp;container_width=0&amp;font=arial&amp;href=http%3A%2F%2Fkhaocohoc.gov.vn%2Fvi%2Ftap-chi-thu-vien%2Ftap-chi-khao-co%2F4213-tap-chi-khao-co-hoc-so-52015.html&amp;layout=button_count&amp;locale=en_US&amp;sdk=joey&amp;send=true&amp;show_faces=true"><span style="vertical-align: bottom; width: 128px; height: 20px; "><iframe name="f29d14d4f4" width="1000px" height="1000px" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" title="fb:like Facebook Social Plugin" style="border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; border-width: initial; border-color: initial; visibility: visible; width: 128px; height: 20px; " src="https://www.facebook.com/plugins/like.php?action=like&amp;app_id=&amp;ch... class=""></iframe></span></fb:like>
</div><div class="cmp_twitter_container" style="float:left;margin:10px;"><iframe id="twitter-widget-0" scrolling="no" frameborder="0" allowtransparency="true" class="twitter-share-button twitter-share-button-rendered twitter-tweet-button" style="position: absolute; visibility: hidden; width: 0px; height: 0px; " title="Twitter Tweet Button" src="http://platform.twitter.com/widgets/tweet_button.40d5e616f4e685dadc7fb77... data-url="http://khaocohoc.gov.vn/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4213-tap-chi...
</div><div class="cmp_google_container" style="float:left;margin:10px;"><div style="text-indent: 0px; margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; background-image: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: transparent; border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; float: none; line-height: normal; font-size: 1px; vertical-align: baseline; display: inline-block; width: 90px; height: 20px; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial; " id="___plusone_0"><iframe frameborder="0" hspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" scrolling="no" style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; position: static; left: 0px; top: 0px; visibility: visible; width: 90px; height: 20px; " tabindex="0" vspace="0" width="100%" id="I0_1464579923096" name="I0_1464579923096" src="https://apis.google.com/se/0/_/+1/fastbutton?usegapi=1&amp;size=medium&a... data-gapiattached="true" title="+1"></iframe></div>
</div></div><p><img src="/images/uploads/default/bia so 5,2015.jpg" alt="" width="400" height="600"></p>
<p>Tạp chí Khảo cổ học số 5.2015</p>
<p>Dày 100 trang (cả bìa)</p>
<p>Khổ (19x27)cm</p>
<p>Trong số này có 6 bài viết về tổng quan khảo cổ học ở Việt Nam. Có đính kèm mục lục.</p>
<p><img src="/images/uploads/default/ML TV, SO 5, 2015.jpg" alt="" width="400" height="600"></p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p><img src="/images/uploads/default/ML, TA, SO 5,2015.jpg" alt="" width="400" height="600"></p>
<p>&nbsp;</p><br><br><div align="left" style="background-color:#efefef" ;="">Tags: <a href="/vi/component/search/?areas[0]=content&amp;searchphrase=all&amp;searchword=T%E1%BA%A1p+ch%C3%AD+Kh%E1%BA%A3o+c%E1%BB%95+h%E1%BB%8Dc">Tạp chí Khảo cổ học</a>&nbsp;&nbsp;</div><div id="fbcom746390796" class="cmp_comments_container" style="border-top-style:solid;border-top-width:1px;padding:10px;text-align:center;"><fb:comments href="http://khaocohoc.gov.vn/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4213-tap-chi... num_posts="10" width="33" colorscheme="light" fb-xfbml-state="rendered" class="fb_iframe_widget"><span style="width: 33px; height: 4247px; "><iframe id="f3202079b8" name="f9d73e608" scrolling="no" style="border-width: initial; border-color: initial; overflow-x: hidden; overflow-y: hidden; width: 33px; border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; border-width: initial; border-color: initial; height: 4247px; " title="Facebook Social Plugin" class="fb_ltr" src="https://www.facebook.com/plugins/comments.php?api_key=&amp;channel_url=h... type="text/javascript">
//<![CDATA[
function autofitfbcom() {var efbcom = document.getElementById('fbcom746390796');if (efbcom.currentStyle){var pl=efbcom.currentStyle['paddingLeft'].replace(/px/,'');var pr=efbcom.currentStyle['paddingRight'].replace(/px/,'');var wfbcom=efbcom.offsetWidth-pl-pr;try {efbcom.firstChild.setAttribute('width',wfbcom);}catch(e) {efbcom.firstChild.width=wfbcom+'px';}} else {var pl=window.getComputedStyle(efbcom,null).getPropertyValue('padding-left' ).replace(/px/,'');var pr=window.getComputedStyle(efbcom,null).getPropertyValue('padding-right').replace(/px/,'');efbcom.childNodes[0].setAttribute('width',efbcom.offsetWidth-pl-pr);
}}autofitfbcom();
//]]>
</script>
</div><div class="clearfix"></div><div style="margin-left:5%; margin-right:5%; text-align:left;"><div id="separator"></div><div id="relateditemtitle">Tin liên quan:</div><ul id="relateditemlist">
<li><span class="extranews_date">08/03/2016 14:59</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4232-tap-chi-khao-co-hoc-so-6---2015.html">Tạp chí Khảo cổ học số 6 - 2015</a></li>
<li><span class="extranews_date">30/11/2015 11:47</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4198-tap-chi-khao-co-hoc-so-42015.html">Tạp chí Khảo cổ học số 4/2015</a></li>
<li><span class="extranews_date">22/09/2015 12:31</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4185-tap-chi-khao-co-hoc-so-32015.html">Tạp chí Khảo cổ học số 3/2015</a></li>
</ul>
<div id="neweritemtitle">Tin mới hơn:</div><ul id="neweritemlist">
<li><span class="extranews_date">19/05/2016 15:38</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4255-tap-chi-khao-co-hoc-so-1---2016.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 1 - 2016">Tạp chí Khảo cổ học số 1 - 2016</a></li>
</ul>
<div id="olderitemtitle">Tin cũ hơn:</div><ul id="olderitemlist">
<li><span class="extranews_date">22/09/2015 12:32</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4186-sach-nhung-phat-hien-moi-ve-khao-co-hoc-nam-2014.html" title="Sách Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2014">Sách Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2014</a></li>
<li><span class="extranews_date">22/09/2015 12:30</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4184-tap-chi-tieng-anh-khao-co-hoc-so-92014.html" title="Tạp chí Tiếng anh Khảo cổ học số 9/2014">Tạp chí Tiếng anh Khảo cổ học số 9/2014</a></li>
<li><span class="extranews_date">22/05/2015 13:51</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4075-tap-chi-khao-co-hoc-so-22015.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 2/2015">Tạp chí Khảo cổ học số 2/2015</a></li>
<li><span class="extranews_date">22/05/2015 13:50</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4074-tap-chi-khao-co-hoc-so-12015.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015">Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015</a></li>
<li><span class="extranews_date">02/03/2015 11:29</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/3588-tap-chi-khao-co-hoc-so-62014-chuyen-de-khao-co-hoc-duoi-nuoc.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)">Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)</a></li>
</ul>
<div id="prev_next_buttom" align="center"><span class="extranews_nextpage"><a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/3658-tap-chi-khao-co-hoc-so-4-nam-2014.html" title="Tạp chí khảo cổ học số 4 năm 2014">Trang kế &gt;&gt;</a></span></div></div></div></div>

</div>

<div class="col-xs-12 col-sm-8 ">

<div id="page" class="">
<h1 class="contentheading">
Tạp chí Khảo cổ học số 4/2015</h1>
<p class="buttonheading">
</p>
<p class="articleinfo">
<span class="createdate">
Thứ hai, 30 Tháng 11 2015 11:47 </span>
</p>
<div class="full-text"><div class="cmp_buttons_container" style="height:40px;"><div id="fb-root"></div><div class="cmp_like_container" style="float:left;margin:10px;"><fb:like href="http://khaocohoc.gov.vn/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4198-tap-chi... layout="button_count" show_faces="true" send="true" width="" action="like" font="arial" colorscheme="light" class=" fb_iframe_widget" fb-xfbml-state="rendered" fb-iframe-plugin-query="action=like&amp;app_id=&amp;color_scheme=light&amp;container_width=0&amp;font=arial&amp;href=http%3A%2F%2Fkhaocohoc.gov.vn%2Fvi%2Ftap-chi-thu-vien%2Ftap-chi-khao-co%2F4198-tap-chi-khao-co-hoc-so-42015.html&amp;layout=button_count&amp;locale=en_US&amp;sdk=joey&amp;send=true&amp;show_faces=true"><span style="vertical-align: bottom; width: 128px; height: 20px; "><iframe name="f11cf70bc4" width="1000px" height="1000px" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" title="fb:like Facebook Social Plugin" style="border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; border-width: initial; border-color: initial; visibility: visible; width: 128px; height: 20px; " src="https://www.facebook.com/plugins/like.php?action=like&amp;app_id=&amp;ch... class=""></iframe></span></fb:like>
</div><div class="cmp_twitter_container" style="float:left;margin:10px;"><iframe id="twitter-widget-0" scrolling="no" frameborder="0" allowtransparency="true" class="twitter-share-button twitter-share-button-rendered twitter-tweet-button" style="position: absolute; visibility: hidden; width: 0px; height: 0px; " title="Twitter Tweet Button" src="http://platform.twitter.com/widgets/tweet_button.40d5e616f4e685dadc7fb77... data-url="http://khaocohoc.gov.vn/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4198-tap-chi...
</div><div class="cmp_google_container" style="float:left;margin:10px;"><div style="text-indent: 0px; margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; background-image: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: transparent; border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; float: none; line-height: normal; font-size: 1px; vertical-align: baseline; display: inline-block; width: 90px; height: 20px; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial; " id="___plusone_0"><iframe frameborder="0" hspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" scrolling="no" style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; position: static; left: 0px; top: 0px; visibility: visible; width: 90px; height: 20px; " tabindex="0" vspace="0" width="100%" id="I0_1464579939791" name="I0_1464579939791" src="https://apis.google.com/se/0/_/+1/fastbutton?usegapi=1&amp;size=medium&a... data-gapiattached="true" title="+1"></iframe></div>
</div></div><p><img src="/images/uploads/default/mltv, so 4 (2).jpg" alt="" width="400" height="600"></p>
<p>&nbsp;</p>
<p>Tạp chí Khảo cổ học số 4/2015</p>
<p>Dày 100 trang (cả bìa)</p>
<p>Khổ 19cm x27cm</p>
<p>Trong số này có 9 bài viết cùng các tin hoạt động khảo cổ học trong thời gian qua. (Có đính kèm mục lục)</p>
<p><img src="/images/uploads/default/mltv, so 4 (1).jpg" alt="" width="400" height="600"></p>
<p><img src="/images/uploads/default/mlta, sõ.jpg" alt="" width="400" height="600"></p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p><br><br><div align="left" style="background-color:#efefef" ;="">Tags: <a href="/vi/component/search/?areas[0]=content&amp;searchphrase=all&amp;searchword=T%E1%BA%A1p+ch%C3%AD+Kh%E1%BA%A3o+c%E1%BB%95+h%E1%BB%8Dc+s%E1%BB%91+4%2F2015">Tạp chí Khảo cổ học số 4/2015</a>&nbsp;&nbsp;</div><div id="fbcom400312772" class="cmp_comments_container" style="border-top-style:solid;border-top-width:1px;padding:10px;text-align:center;"><fb:comments href="http://khaocohoc.gov.vn/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4198-tap-chi... num_posts="10" width="33" colorscheme="light" fb-xfbml-state="rendered" class="fb_iframe_widget"><span style="width: 33px; height: 702px; "><iframe id="f1f2c86dc4" name="f14a9f90b8" scrolling="no" style="border-width: initial; border-color: initial; overflow-x: hidden; overflow-y: hidden; width: 33px; border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; border-width: initial; border-color: initial; height: 702px; " title="Facebook Social Plugin" class="fb_ltr" src="https://www.facebook.com/plugins/comments.php?api_key=&amp;channel_url=h... type="text/javascript">
//<![CDATA[
function autofitfbcom() {var efbcom = document.getElementById('fbcom400312772');if (efbcom.currentStyle){var pl=efbcom.currentStyle['paddingLeft'].replace(/px/,'');var pr=efbcom.currentStyle['paddingRight'].replace(/px/,'');var wfbcom=efbcom.offsetWidth-pl-pr;try {efbcom.firstChild.setAttribute('width',wfbcom);}catch(e) {efbcom.firstChild.width=wfbcom+'px';}} else {var pl=window.getComputedStyle(efbcom,null).getPropertyValue('padding-left' ).replace(/px/,'');var pr=window.getComputedStyle(efbcom,null).getPropertyValue('padding-right').replace(/px/,'');efbcom.childNodes[0].setAttribute('width',efbcom.offsetWidth-pl-pr);
}}autofitfbcom();
//]]>
</script>
</div><div class="clearfix"></div><div style="margin-left:5%; margin-right:5%; text-align:left;"><div id="separator"></div><div id="neweritemtitle">Tin mới hơn:</div><ul id="neweritemlist">
<li><span class="extranews_date">19/05/2016 15:38</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4255-tap-chi-khao-co-hoc-so-1---2016.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 1 - 2016">Tạp chí Khảo cổ học số 1 - 2016</a></li>
<li><span class="extranews_date">08/03/2016 14:59</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4232-tap-chi-khao-co-hoc-so-6---2015.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 6 - 2015">Tạp chí Khảo cổ học số 6 - 2015</a></li>
<li><span class="extranews_date">13/01/2016 10:56</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4213-tap-chi-khao-co-hoc-so-52015.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 5.2015">Tạp chí Khảo cổ học số 5.2015</a></li>
</ul>
<div id="olderitemtitle">Tin cũ hơn:</div><ul id="olderitemlist">
<li><span class="extranews_date">22/09/2015 12:32</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4186-sach-nhung-phat-hien-moi-ve-khao-co-hoc-nam-2014.html" title="Sách Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2014">Sách Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2014</a></li>
<li><span class="extranews_date">22/09/2015 12:31</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4185-tap-chi-khao-co-hoc-so-32015.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 3/2015">Tạp chí Khảo cổ học số 3/2015</a></li>
<li><span class="extranews_date">22/09/2015 12:30</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4184-tap-chi-tieng-anh-khao-co-hoc-so-92014.html" title="Tạp chí Tiếng anh Khảo cổ học số 9/2014">Tạp chí Tiếng anh Khảo cổ học số 9/2014</a></li>
<li><span class="extranews_date">22/05/2015 13:51</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4075-tap-chi-khao-co-hoc-so-22015.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 2/2015">Tạp chí Khảo cổ học số 2/2015</a></li>
<li><span class="extranews_date">22/05/2015 13:50</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4074-tap-chi-khao-co-hoc-so-12015.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015">Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015</a></li>
</ul>
<div id="prev_next_buttom" align="center"><span class="extranews_nextpage"><a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/3588-tap-chi-khao-co-hoc-so-62014-chuyen-de-khao-co-hoc-duoi-nuoc.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)">Trang kế &gt;&gt;</a></span></div></div></div></div>

</div>

<div class="col-xs-12 col-sm-8 ">

<div id="page" class="">
<h1 class="contentheading">
Tạp chí Khảo cổ học số 2/2015</h1>
<p class="buttonheading">
</p>
<p class="articleinfo">
<span class="createdate">
Thứ sáu, 22 Tháng 5 2015 13:51 </span>
</p>
<div class="full-text"><div class="cmp_buttons_container" style="height:40px;"><div id="fb-root"></div><div class="cmp_like_container" style="float:left;margin:10px;"><fb:like href="http://khaocohoc.gov.vn/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4075-tap-chi... layout="button_count" show_faces="true" send="true" width="" action="like" font="arial" colorscheme="light" class=" fb_iframe_widget" fb-xfbml-state="rendered" fb-iframe-plugin-query="action=like&amp;app_id=&amp;color_scheme=light&amp;container_width=0&amp;font=arial&amp;href=http%3A%2F%2Fkhaocohoc.gov.vn%2Fvi%2Ftap-chi-thu-vien%2Ftap-chi-khao-co%2F4075-tap-chi-khao-co-hoc-so-22015.html&amp;layout=button_count&amp;locale=en_US&amp;sdk=joey&amp;send=true&amp;show_faces=true"><span style="vertical-align: bottom; width: 128px; height: 20px; "><iframe name="f24d273cb4" width="1000px" height="1000px" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" title="fb:like Facebook Social Plugin" style="border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; border-width: initial; border-color: initial; visibility: visible; width: 128px; height: 20px; " src="https://www.facebook.com/plugins/like.php?action=like&amp;app_id=&amp;ch... class=""></iframe></span></fb:like>
</div><div class="cmp_twitter_container" style="float:left;margin:10px;"><iframe id="twitter-widget-0" scrolling="no" frameborder="0" allowtransparency="true" class="twitter-share-button twitter-share-button-rendered twitter-tweet-button" style="position: absolute; visibility: hidden; width: 0px; height: 0px; " title="Twitter Tweet Button" src="http://platform.twitter.com/widgets/tweet_button.40d5e616f4e685dadc7fb77... data-url="http://khaocohoc.gov.vn/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4075-tap-chi...
</div><div class="cmp_google_container" style="float:left;margin:10px;"><div style="text-indent: 0px; margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; background-image: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: transparent; border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; float: none; line-height: normal; font-size: 1px; vertical-align: baseline; display: inline-block; width: 90px; height: 20px; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial; " id="___plusone_0"><iframe frameborder="0" hspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" scrolling="no" style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; position: static; left: 0px; top: 0px; visibility: visible; width: 90px; height: 20px; " tabindex="0" vspace="0" width="100%" id="I0_1464579955567" name="I0_1464579955567" src="https://apis.google.com/se/0/_/+1/fastbutton?usegapi=1&amp;size=medium&a... data-gapiattached="true" title="+1"></iframe></div>
</div></div><p><img src="/images/uploads/default/KCH, SO 2-2015.jpg" alt="" width="214" height="321"></p>
<table style="height: 917px;" width="580">
<tbody>
<tr>
<td width="228">&nbsp;</td>
<td width="324">
<p>&nbsp;</p>
</td>
<td width="36">
<p>&nbsp;</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="228">&nbsp;</td>
<td width="324">&nbsp;</td>
<td width="36">
<p>&nbsp;</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="228">&nbsp;</td>
<td width="324">&nbsp;</td>
<td width="36">
<p>&nbsp;</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="228">
<h3>KHẢO CỔ HỌC</h3>
</td>
<td width="324">
<p>Mục Lục</p>
</td>
<td width="36">
<p>&nbsp;</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="228">
<h3>6 số một năm – số 2/2015 (194)</h3>
</td>
<td colspan="2" width="360">
<h4>Trang</h4>
</td>
</tr>
<tr>
<td rowspan="9" width="228">
<h5>&nbsp;</h5>
<h5>TỔNG BIÊN TẬP</h5>
<h5>Bùi Văn Liêm</h5>
<h5>PHÓ TỔNG BIÊN TẬP</h5>
<p>Nguyễn Gia Đối</p>
<h5>&nbsp;</h5>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<h5>TRÌNH BÀY BÌA</h5>
<p>Thân Thị Hằng</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ</p>
<p>61 - Phan Chu Trinh – Hà Nội</p>
<h6>Tel: 04. 9330732, Fax: 04. 9331607</h6>
<p>Email:
<script language="JavaScript" type="text/javascript">
<!--
var prefix = 'm&#97;&#105;lt&#111;:';
var suffix = '';
var attribs = '';
var path = 'hr' + 'ef' + '=';
var addy19571 = 't&#97;pch&#105;kh&#97;&#111;c&#111;' + '&#64;';
addy19571 = addy19571 + 'gm&#97;&#105;l' + '&#46;' + 'c&#111;m';
document.write( '<a ' + path + '\'' + prefix + addy19571 + suffix + '\'' + attribs + '>' );
document.write( addy19571 );
document.write( '<\/a>' );
//-->
</script><a href="mailto:tapchikhaoco@gmail.com">tapchikhaoco@gmail.com</a><script language="JavaScript" type="text/javascript">
<!--
document.write( '<span style=\'display: none;\'>' );
//-->
</script><span style="display: none;">Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
<script language="JavaScript" type="text/javascript">
<!--
document.write( '</' );
document.write( 'span>' );
//-->
</script></span></p>
</td>
<td width="324">
<p>ĐINH HỒNG HẢI, BÙI HUY VỌNG</p>
<p>Từ mộ Pộ Mo đến biểu tượng người có sừng ở hang Đồng Nội: Một nghiên cứu "khảo cổ học nhân văn"</p>
</td>
<td width="36">
<p>3</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="324">
<p>NGUYỄN NGỌC QUÝ, TRẦN QUÝ THỊNH</p>
<p>Đặc trưng phân bố các di tích khảo cổ tiền sử và sở sử ở Khánh Hòa</p>
</td>
<td width="36">
<h2>15</h2>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="324">
<p>TRẦN QUÝ THỊNH, NGUYỄN NGỌC QUÝ</p>
<p>Không gian phân bố các di tích thời tiền sử và sơ sử ở tỉnh Đồng Nai</p>
</td>
<td width="36">
<p>27</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="324">
<p>TRÌNH NĂNG CHUNG</p>
<p>Thạp đồng Đông Sơn trong mối quan hệ với thạp đồng ở Nam Trung Quốc</p>
</td>
<td width="36">
<p>35</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="324">
<p>HOÀNG THÚY QUỲNH, BÙI VĂN LIÊM</p>
<p>Loại hình mộ chum Việt Nam qua nghiên cứu các giai đoạn phát triển và khu vực phân bố</p>
</td>
<td width="36">
<p>47</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="324">
<p>NGUYỄN MINH KHANG</p>
<p>Một số phế tích kiến trúc và hiện vật của nhóm Đền tháp ở Hòa Lai ở Ninh Thuận</p>
</td>
<td width="36">
<p>58</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="324">
<p>TRẦN ANH DŨNG</p>
<p>Khai quật chùa Lang Đạo lần thứ nhất</p>
</td>
<td width="36">
<p>66</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="324">
<p>TRẦN VĂN BẢO</p>
<p>Những mộ cổ ở Lâm Đồng và vấn đề chủ nhân</p>
</td>
<td width="36">
<p>85</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="324">
<p>Thông tin hoạt động Khảo cổ học</p>
<p>Giới thiệu sách</p>
<p>&nbsp;</p>
</td>
<td width="36">
<p>97</p>
<p>98</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="228">
<p>&nbsp;</p>
</td>
<td width="324">
<p>&nbsp;</p>
</td>
<td width="36">
<p>&nbsp;</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p>&nbsp;</p>
<table width="595">
<tbody>
<tr>
<td colspan="2" width="367">
<p><strong>VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES</strong></p>
</td>
<td rowspan="2" width="192">
<p>&nbsp;</p>
</td>
<td rowspan="2" width="36">
<p>&nbsp;</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" width="367">
<h1>INSTITUTE OF ARCHAEOLOGY</h1>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="247">
<p>&nbsp;</p>
</td>
<td colspan="2" width="312">
<p>&nbsp;</p>
</td>
<td width="36">
<p>&nbsp;</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;" width="247">
<h3><strong>Archaeology</strong></h3>
</td>
<td colspan="2" width="312">
<p><strong>contents</strong></p>
</td>
<td width="36">
<p>&nbsp;</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;" width="247">
<h3><strong>6 Editions p.a - 2/2015 (194)</strong></h3>
</td>
<td colspan="3" width="348">
<h4>Page</h4>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;" rowspan="10" width="247">
<h5>EDITOR-IN-CHIEF</h5>
<h5>Bùi Văn Liêm</h5>
<h5>DEPUTY EDITOR</h5>
<h5>Nguyễn Gia Đối</h5>
<p><strong>&nbsp;</strong></p>
<h5>&nbsp;</h5>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<h5>COVER PRESENTATION</h5>
<h5>Thân Thị Hằng</h5>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>EDITORIAL BOARD</p>
<p>61-Phan Chu Trinh – Hà Nội</p>
<p><strong>Tel: 04. 9330732, Fax: 04. 9331607</strong></p>
<p>Emai:
<script language="JavaScript" type="text/javascript">
<!--
var prefix = 'm&#97;&#105;lt&#111;:';
var suffix = '';
var attribs = '';
var path = 'hr' + 'ef' + '=';
var addy55977 = 't&#97;pch&#105;kh&#97;&#111;c&#111;' + '&#64;';
addy55977 = addy55977 + 'gm&#97;&#105;l' + '&#46;' + 'c&#111;m';
document.write( '<a ' + path + '\'' + prefix + addy55977 + suffix + '\'' + attribs + '>' );
document.write( addy55977 );
document.write( '<\/a>' );
//-->
</script><a href="mailto:tapchikhaoco@gmail.com">tapchikhaoco@gmail.com</a><script language="JavaScript" type="text/javascript">
<!--
document.write( '<span style=\'display: none;\'>' );
//-->
</script><span style="display: none;">Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
<script language="JavaScript" type="text/javascript">
<!--
document.write( '</' );
document.write( 'span>' );
//-->
</script></span></p>
<p>&nbsp;</p>
</td>
<td colspan="2" width="312">
<p>ĐINH HỒNG HẢI, BÙI HUY VỌNG</p>
<p>From <em>Pộ Mo</em>’s hat to the symbol of <em>human face with horn</em> at Đồng Nội Cave: A study of “humane archaeology”</p>
</td>
<td width="36">
<p>3</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" width="312">
<p>NGUYỄN NGỌC QUÝ, TRẦN QUÝ THỊNH</p>
</td>
<td width="36">
<h2>15</h2>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" width="312">
<p>Distributive characteristics of pre/protohistoric sites in Khánh Hòa province</p>
</td>
<td width="36">
<p>&nbsp;</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" width="312">
<p>TRẦN QUÝ THỊNH, NGUYỄN NGỌC QUÝ</p>
<p>Distributive space of pre/protohistoric sites in Đồng Nai province</p>
</td>
<td width="36">
<p>27</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" width="312">
<p>TRÌNH NĂNG CHUNG</p>
<p>Đông Sơn-culture bronze tubular jars (<em>thạp</em>) in relation to those from south China</p>
</td>
<td width="36">
<p>35</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" width="312">
<p>HOÀNG THÚY QUỲNH, BÙI VĂN LIÊM</p>
<p>Types of jar burials in Việt Nam from the research into various development stages and distributive areas</p>
</td>
<td width="36">
<p>47</p>
<p>&nbsp;</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" width="312">
<p>NGUYỄN MINH KHANG</p>
<p>Some architectural ruins and artifacts of Hòa lai stupa/temple group in Ninh thuận province</p>
</td>
<td width="36">
<p>58</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" width="312">
<p>TRẦN ANH DŨNG</p>
<p>The first excavation of Làng Đạo Pagoda site</p>
</td>
<td width="36">
<p>66</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" width="312">
<p>TRẦN VĂN BẢO</p>
<p>Ancient cemeteries in Lâm Đồng province and the problem of their owners</p>
</td>
<td width="36">
<p>85</p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" width="312">
<p><strong>R</strong> Information of Archaeological Activities</p>
<p><strong>R</strong> Book Recommendation</p>
</td>
<td width="36">
<p>97</p>
<p>98</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p>&nbsp;</p><br><br><div align="left" style="background-color:#efefef" ;="">Tags: <a href="/vi/component/search/?areas[0]=content&amp;searchphrase=all&amp;searchword=Nh%E1%BB%AFng+v%E1%BA%A5n+%C4%91%E1%BB%81+chung+v%E1%BB%81+Kh%E1%BA%A3o+c%E1%BB%95+h%E1%BB%8Dc+Vi%E1%BB%87t+Nam">Những vấn đề chung về Khảo cổ học Việt Nam</a>&nbsp;&nbsp;</div><div id="fbcom659737653" class="cmp_comments_container" style="border-top-style:solid;border-top-width:1px;padding:10px;text-align:center;"><fb:comments href="http://khaocohoc.gov.vn/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4075-tap-chi... num_posts="10" width="449" colorscheme="light" fb-xfbml-state="rendered" class="fb_iframe_widget"><span style="width: 449px; height: 183px; "><iframe id="f151144108" name="f62e16314" scrolling="no" style="border-width: initial; border-color: initial; overflow-x: hidden; overflow-y: hidden; width: 449px; border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; border-width: initial; border-color: initial; height: 183px; " title="Facebook Social Plugin" class="fb_ltr" src="https://www.facebook.com/plugins/comments.php?api_key=&amp;channel_url=h... type="text/javascript">
//<![CDATA[
function autofitfbcom() {var efbcom = document.getElementById('fbcom659737653');if (efbcom.currentStyle){var pl=efbcom.currentStyle['paddingLeft'].replace(/px/,'');var pr=efbcom.currentStyle['paddingRight'].replace(/px/,'');var wfbcom=efbcom.offsetWidth-pl-pr;try {efbcom.firstChild.setAttribute('width',wfbcom);}catch(e) {efbcom.firstChild.width=wfbcom+'px';}} else {var pl=window.getComputedStyle(efbcom,null).getPropertyValue('padding-left' ).replace(/px/,'');var pr=window.getComputedStyle(efbcom,null).getPropertyValue('padding-right').replace(/px/,'');efbcom.childNodes[0].setAttribute('width',efbcom.offsetWidth-pl-pr);
}}autofitfbcom();
//]]>
</script>
</div><div class="clearfix"></div><div style="margin-left:5%; margin-right:5%; text-align:left;"><div id="separator"></div><div id="relateditemtitle">Tin liên quan:</div><ul id="relateditemlist">
<li><span class="extranews_date">22/05/2015 13:50</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4074-tap-chi-khao-co-hoc-so-12015.html">Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015</a></li>
</ul>
<div id="neweritemtitle">Tin mới hơn:</div><ul id="neweritemlist">
<li><span class="extranews_date">13/01/2016 10:56</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4213-tap-chi-khao-co-hoc-so-52015.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 5.2015">Tạp chí Khảo cổ học số 5.2015</a></li>
<li><span class="extranews_date">30/11/2015 11:47</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4198-tap-chi-khao-co-hoc-so-42015.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 4/2015">Tạp chí Khảo cổ học số 4/2015</a></li>
<li><span class="extranews_date">22/09/2015 12:32</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4186-sach-nhung-phat-hien-moi-ve-khao-co-hoc-nam-2014.html" title="Sách Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2014">Sách Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2014</a></li>
<li><span class="extranews_date">22/09/2015 12:31</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4185-tap-chi-khao-co-hoc-so-32015.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 3/2015">Tạp chí Khảo cổ học số 3/2015</a></li>
<li><span class="extranews_date">22/09/2015 12:30</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4184-tap-chi-tieng-anh-khao-co-hoc-so-92014.html" title="Tạp chí Tiếng anh Khảo cổ học số 9/2014">Tạp chí Tiếng anh Khảo cổ học số 9/2014</a></li>
</ul>
<div id="olderitemtitle">Tin cũ hơn:</div><ul id="olderitemlist">
<li><span class="extranews_date">02/03/2015 11:29</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/3588-tap-chi-khao-co-hoc-so-62014-chuyen-de-khao-co-hoc-duoi-nuoc.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)">Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)</a></li>
<li><span class="extranews_date">23/12/2014 15:27</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/3658-tap-chi-khao-co-hoc-so-4-nam-2014.html" title="Tạp chí khảo cổ học số 4 năm 2014">Tạp chí khảo cổ học số 4 năm 2014</a></li>
<li><span class="extranews_date">03/11/2014 15:32</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/3662-tap-chi-khao-co-hoc-tieng-anh-so-82013.html" title="Tạp chí Khảo cổ học (tiếng Anh) số 8/2013">Tạp chí Khảo cổ học (tiếng Anh) số 8/2013</a></li>
<li><span class="extranews_date">11/05/2014 11:51</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/3589-tap-chi-khao-co-hoc-so-22014.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 2/2014">Tạp chí Khảo cổ học số 2/2014</a></li>
<li><span class="extranews_date">01/03/2014 11:54</span> - <a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/3590-tap-chi-khao-co-hoc-so-12014.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 1/2014">Tạp chí Khảo cổ học số 1/2014</a></li>
</ul>
<div id="prev_next_buttom" align="center"><span class="extranews_priviuospage"><a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/4232-tap-chi-khao-co-hoc-so-6---2015.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 6 - 2015">&lt;&lt; Trang truớc</a></span><span class="extranews_nextpage"><a href="/vi/tap-chi-thu-vien/tap-chi-khao-co/3591-tap-chi-khao-co-hoc-so-62013.html" title="Tạp chí Khảo cổ học số 6/2013">Trang kế &gt;&gt;</a></span></div></div></div></div>

</div>

Mở đầu

Tại Hội nghị Thông báo Khảo cổ học năm 2014, TS. Nguyễn Hồng Kiên đã giới thiệu “một viên gạch đặc biệt” có minh văn được phát hiện tại lớp 2, hố khai quật H2 khu vực điện Kính Thiên (Thăng Long)1. Viên gạch có hình chữ nhật, bị vỡ một phần, kích thước còn lại (20 x 17,5 x 7)cm. Ở đầu cạnh ngắn (chiều rộng) có in nổi 2 chữ Hán, nhưng chỉ đọc được chữ đầu tiên là “Ninh” (寜□). Ở mặt lớn, sát rìa cạnh dài có in một đồng tiền “Hồng Vũ thông bảo” (洪武通寶) thời Minh Thành Tổ [Ảnh 1]. Mặc dù niên đại tiền là 1368 - 1399, cũng như gạch có nhiều đặc điểm tương tự gạch thời Trần, nhưng địa tầng phát lộ được xác định là thời Lê sơ. TS. Nguyễn Hồng Kiên băn khoăn về chữ Hán chưa đọc được, và mong muốn có thêm thông tin để lý giải sáng rõ hơn nữa về di vật.

Chúng tôi xin giới thiệu thêm một viên gạch có minh văn tương tự mới phát hiện tại khu vực điện Kính Thiên, qua đó góp phần làm rõ thêm loại hình di vật này cũng như ý nghĩa của nó đối với hoạt động khai quật Hoàng thành Thăng Long.

  1. Vị trí và tình trạng xuất lộ

Tại khu vực điện Kính Thiên, trong mùa khai quật 2014, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học đã tiến hành mở 3 hố khai quật (14ĐKT.H1, H2, H3) với tổng diện tích gần 1.000m2. Trong đó, hố H1 được mở rộng trên cơ sở nối liền với hố H2 (năm 2013) về phía đông - vị trí tìm thấy viên gạch mà TS. Nguyễn Hồng Kiên đã thông báo.

Khi tiến hành xử lý di vật ở lớp 2, chúng tôi đã phát hiện thêm một số viên gạch có nhiều đặc điểm giống “viên gạch đặc biệt” về cả hình dáng và minh văn [Bảng 1; Ảnh 2]. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là viên gạch có ký hiệu “14ĐKT.H1.L2/V19”, kích thước (37 x 16,5 x 8,5)cm. Gạch màu xám, xương đanh chắc, có lẫn nhiều sạn nhỏ, được đóng bằng khuôn.

Đầu cạnh ngắn (chiều rộng) của viên gạch có in nổi hai chữ Hán, lớn gần hết bề mặt. Hai chữ này giống hệt hai chữ Hán trên viên gạch mà TS. Nguyễn Hồng Kiên đã thông báo. Tuy chữ bị đứt nét khó đọc, nhưng nhờ hiện vật có tính toàn vẹn hơn nên có thể đọc được là hai chữ “Ninh Nhuệ” 寜銳.

Điểm đáng chú ý là giữa một mặt gạch có viết 9 chữ Hán, viết theo chiều dọc thành 2 dòng: “捧聖衞寜銳中聖/翊軍”. Chữ viết theo lối khải thư, đẹp và sắc nét, bố cục cân đối, chứng tỏ người viết thành thạo chữ Hán và chủ ý viết lên khi gạch còn ướt. Theo chúng tôi, 9 chữ Hán trên cần đọc ngắt thành “Phủng thánh vệ - Ninh Nhuệ - Trung Thánh dực quân”.

  1. Cấu trúc “Phủng thánh vệ - Ninh Nhuệ - Trung Thánh dực quân”

Về “Phủng thánh vệ” 捧聖, phiên hiệu “Phủng Thánh” đã xuất hiện tại Trung Quốc từ thời Ngũ Đại.Cựu - Tân Ngũ đại sử đã nhắc đến các phiên hiệu “Phủng thánh đô” hoặc “Phủng thánh quân” của nhà Hậu Đường (923-936)2. Tại Đại Việt, phiên hiệu “Phủng thánh” bắt đầu xuất hiện từ năm 1059. Theo Đại Việt sử ký toàn thư (dưới đây gọi tắt là Toàn thư), ”Phủng thánh” là một “quân hiệu” được nhà Lý đặt ra từ năm 1059, chia làm Tả Hữu, trên trán có xăm chữ “Thiên tử quân”3. Tuy nhiên, cần chú ý rằng dưới thời Lý, “Phủng thánh” là phiên hiệu của một “quân” (“Phủng thánh quân”), không phải một “vệ”.

Trong các tài liệu hiện còn, tên gọi “Phùng thánh vệ” chỉ xuất hiện dưới thời Lê sơ. Theo Lịch triều hiến chương loại chí (dưới đây gọi tắt là Loại chí), dưới thời Lê Thái Tổ (tại vị 1428 - 1433), “Phủng thánh vệ” là một trong 14 vệ (Kim ngô, Ngọc kiềm, Phủng thần, Xa kỵ, Câu kiềm, Thiên ngưu, Phủng thánh, Tráng sĩ, Thần vũ, Du nỗ, Thần tý, Vũ lâm, Thiên uy, Nhũ uy) trực thuộc “Thiết đột quân”. Lịch triều không ghi mốc thời gian cụ thể, nhưng theo văn bia thần đạo Đỗ Khuyển do Phan Đại Doãn sưu tầm4, Yao Takao tái điều tra và hiệu đính5 cho biết, tháng 8 năm 1428 (Thuận Thiên nguyên niên), Đỗ Khuyển được phong làm “Đồng Tổng tri Phủng thánh vệ Chư quân (sự), (quản) lĩnh Thiên cương Trung Thánh dực quân, kiêm tri Ngự tiền Thiết đột điều các binh”6. Ngoài ra, trongLam sơn thực lục cũng nhắc đến việc năm 1428, công thần Doãn Nỗ được phong là “Tả Phủng thánh vệ đại tướng quân”7. Như vậy, “Phủng thánh vệ” đã xuất hiện ngay từ năm Thuận Thiên nguyên niên (1428), khi Lê Lợi mới lên ngôi8.

Tuy nhiên, đến thời Lê Thái Tông (tại vị 1433 - 1442), “Phủng thánh” lại được biên chế trở thành một “quân” trong “Ngự tiền Lục quân” bao gồm (Ngự tiền Võ sĩ, Ngự tiền Trung - Tả - Hữu - Tiền - Hậu quân, Phủng Thánh quân, Chấn Lôi quân, Bảo Ứng quân). Chúng ta không rõ thời điểm hình thành “Ngự tiền lục quân”, nhưng chắc chắn “Ngự tiền lục quân” đã có từ năm Thiệu Bình thứ 4 (1437) vì vào năm đó, Trịnh Khả được phong làm “Thái giám Ngự tiền lục quân”9. Như vậy, muộn nhất là từ sau năm 1437, “Phủng thánh” là phiên hiệu của một “quân” (“Phủng thánh quân”).

Đến năm 1466 dưới thời Lê Thánh Tông (tại vị 1460 - 1497), “Phủng thánh” mới được biên chế lại thành một “vệ”. Theo Hồng Đức Thiên Nam dư hạ tập trích trong Việt sử thông giám cương mục(dưới đây gọi tắt là Cương mục), đến thời Lê Thánh Tông, “Phủng thánh” là một “vệ” (“Phủng thánh vệ”) nằm trong “Trung quân phủ” của “Ngũ phủ”, quản lý 5 sở là “Thiên định”, “Thiên oai”, “Thiên hùng”, “Thiên khôi” và “Thiên tiết”. Chế độ “Ngũ phủ”, dưới phủ có “vệ”, dưới “vệ” có 5 sở mà Thiên Nam dư hạ tập nhắc đến chính là chế độ “Ngũ phủ” hình thành vào tháng 4 năm Quang Thuận thứ 7 (1466)10.

Như vậy, “Phủng Thánh” là một phiên hiệu quân đội tồn tại dưới thời Lê sơ, có ngay từ khi Lê Lợi mới lên ngôi năm Thuận Thiên nguyên niên (1428). Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 1437 - 1466, “Phủng thánh” được biên chế thành một “quân”. Nói cách khác, phiên hiệu “Phủng thánh vệ” tồn tại trong hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ 1428 - 1437 (dưới thời Thái Tổ và đầu triều Thái Tông) và giai đoạn thứ hai từ năm 1466 (Thánh Tông) trở đi.

Điểm cần lưu ý từ sau năm 1466, “Phủng thánh vệ” quản lý 5 sở bắt đầu bằng chữ “Thiên”. Trong khi đó, nhiều tư liệu văn bia lại cho thấy “Phủng thánh vệ” dưới thời Lê Thái Tổ có phiên hiệu “Trung Thánh dực quân”. Bia Thần đạo Đỗ Khuyển hai lần nhắc đến chức quan “Phủng thánh vệ Chư quân (sự), “(quản) lĩnh Thiên cương Trung Thánh dực quân” hoặc “quản lĩnh Thiết đột Trung Thánh dực quân”11.

Minh văn “Phủng thánh vệ Ninh Nhuệ Trung Thánh dực quân” cho thấy kết cấu “Trung Thánh dực quân”12 nằm dưới “Phủng Thánh vệ”. Đối chiếu với chế độ “Phủng thánh vệ” ở trên, chúng tôi cho rằng minh văn này phản ánh chế độ “Phủng thánh vệ” giai đoạn 1428-1437.

Riêng về hai chữ “Ninh Nhuệ”, hiện nay trong điều kiện tư liệu hạn chế, chúng tôi chưa thấy tư liệu nào nhắc đến địa danh hoặc phiên hiệu “Ninh Nhuệ”. Tuy nhiên, theo Loại chí, các đội của xứ Nghệ An từ thời Lê Trung hưng trở đi xuất hiện rất nhiều phiên hiệu mang chữ “Ninh” và chữ “Nhuệ”. Ví dụ, có các đội “Ninh tả”, “Ninh hữu”, “Ninh tiền”, “Ninh hậu”, lại có các đội “Nhuệ tả”, “Nhuệ hữu”. Chúng ta lại nhớ rằng “Trung quân phủ” (bao gồm cả “Phủng thánh vệ” dưới thời Lê Thánh Tông) là người Thanh Hóa và Nghệ An13. Dựa vào các thông tin đó, chúng tôi phỏng đoán rằng việc lấy người Nghệ An sung vào các đội chữ “Ninh” - chữ “Nhuệ” của “Phủng thánh vệ” đã có từ thời Lê Thái Tổ, và sau đó được kế thừa dưới thời Lê Thánh Tông, để lại dấu vết tên các đội chữ “Ninh”, chữ “Nhuệ” dưới thời Trung hưng. Tuy nhiên, suy luận này cần phải được kiểm chứng từ các nguồn tư liệu khác.

Kết luận

Tại khu vực điện Kính Thiên ở hoàng thành Thăng Long, đã phát hiện được một nhóm di vật “gạch đặc biệt”. Đặc điểm chung của nhóm di vật này là gạch hình chữ nhật, có kích thước dao động dài 36 - 37cm, rộng 16,5 - 17,5cm, dày 7 - 8,5cm, có đủ cả gạch đỏ và gạch xám, được làm từ đất sét có lẫn nhiều hạt laterit. Đặc trưng của nhóm di vật này là ở đầu cạnh ngắn, có in nổi 2 chữ Hán “Ninh Nhuệ”. Trong số đó, có một viên gạch có minh văn “Phủng thánh vệ - Ninh Nhuệ - Trung Thánh dực quân”.

Trên cơ sở khảo chứng phiên hiệu “Phủng thánh vệ” và “Trung Thánh dực quân”, bước đầu kết luận chế độ “Phủng Thánh vệ - Trung Thánh dực quân” phản ánh chế độ “Phủng thánh vệ” tồn tại trong giai đoạn 1428 - 1437. Kết luận này về cơ bản phù hợp với niên đại địa tầng “Lê sơ” của các cuộc khai quật năm 2013 và 2014, đồng thời cũng phù hợp với đặc trưng của vật liệu kiến trúc (có nhiều nét tương đồng với gạch Trần - Hồ). Tuy hiện nay chưa có đủ tư liệu xác quyết về ý nghĩa hai chữ “Ninh Nhuệ”, chúng tôi tạm thời phỏng đoán hai chữ “Ninh - Nhuệ” có khả năng chỉ các đội lấy từ khu vực Nghệ An.

Nếu các nhận định và suy đoán nêu trên là chính xác, đây là một loại hình di vật quan trọng cho biết thêm về các đơn vị tham gia xây dựng kinh thành Thăng Long dưới thời Lê sơ.

 Chú thích:

[1] Nguyễn Hồng Kiên 2014. Một viên gạch đặc biệt. Hội nghị Thông báo Khảo cổ học 2014di tầng với niên đại 1428-1437 của gạch.n đại 1428-1437 với ữ "iện, hêm Nguyễn Văn Thắng,  gạch Trần - Hồ13 và 2014.h và niên đa. Tư liệu Viện Khảo cổ học.

[2] 「六月(中略)癸亥、以天雄軍守禦、右捧聖第二軍都虞候張令昭為檢校司空、行右千牛將軍、權知天雄軍府事」

(『舊五代史』卷四十八、唐書二十四、末帝李從珂、清泰三年六月辛亥条)。

[3] 「定軍號曰御龍、武勝、龍翼、神電、捧聖、保勝、雄略、萬捷等號、皆分左右、額並黥天子軍三字」(『

大越史記全書』本紀卷三、己亥彰聖嘉慶元年宋嘉祐四年〈1059年〉)

[4] Phan Đại Doãn 1985. Văn bia thần đạo Đỗ Khuyển. Nghiên cứu lịch sử Thanh Hoá, số 1.

[5] Yao Takao 2002. Bài Tư liệu: Tập Văn bia thời Lê III : Bia Khai quốc Công thần nhà Lê (2)u (binh chế chí).ch sung xem có cùng 1 khuôn hay không, anh Tuệ viết thêm vào nhé.đồng với gạch Trần - Hồ13 và 2014.h và niên đa, Tạp chí sử học phương Đông, Đại học Hiroshima, số 7. Dưới đây, khi trích dẫn phần Hán văn của văn bia Đỗ Khuyển, chúng tôi sẽ dựa theo bài viết của Yao Takao. Tuy nhiên, với những chữ cần đính chính, chúng tôi sẽ mở ngoặc phía trên.

[6] 「皇帝即位建元順天、八月詔受同総知捧聖衛諸軍◆◆([事][管])領天綱中聖翊運([軍])兼知御前鐵突調各兵」.

[7] Nguyễn Diên Niên (khảo chứng) - Lê Văn Uông (dịch), Lam Sơn thực lục. Nxb. …

[8] Phiên hiệu “Phủng thánh vệ” cũng xuất hiện trong bia Lê Lộng được soạn nửa đầu thế kỷ XV. Xem thêm Nguyễn Văn Thắng 2009. Hiểu thêm về Khai quốc công thần Lê Lộng qua tấm bia mới phát hiện. Tạp chí Hán Nôm, số 3(94).

[9] Cương mục cũng trích Lịch triều, nhưng tên gọi “ngự tiền lục quân” có hơi khác là Ngự tiền Võ sĩ, Ngự Tiền Trung quân, Ngự Tả Hữu Tiền Hậu Dực Thánh quân, Phủng Thánh quân, Thời Lôi quân và Bảo Ứng quân). Nếu căn cứ vào tước hiệu của Trịnh Khả là “Thiết đột Hậu Dực thánh quân” – “Ngự tiền Trung quân chư đội” thì ghi chép của Lịch triều chính xác hơn. 「以南策下衛同總管鄭可*爲行軍總管、知車騎衛諸軍事、管領鐵突後翊聖軍、太監御前六軍、知御前武士、御前中軍諸隊、殿前都校點黎醯爲鐵突右軍同總管(後略)」(『大越史記全書』本紀卷十一、丁巳紹平四年〈1437年〉六月辛未条)。「秋七月,加少尉,參知海西道諸衛軍事黎丈〔犬〕*參知政事,加棒聖壯士衛總管少尉,參知政事」(『大越史記全書』本紀卷十一、丁巳紹平四年〈1437年〉秋七月条)。

[10] 「初置五府六部」(『大越史記全書』本紀卷十二、丙戌光順七年〈1466年〉四月条)。

[11] 「神符海門奉鎭([奉鎭])宣使、行軍総管、捧聖衛諸軍事、同管領鐵突中聖翊運([軍])、管領天綱軍」.

[12] Phiên hiệu “Thánh Dực” đã xuất hiện tại Đại Việt từ thời Trần - Hồ. Trong Toàn thư, phiên hiệu này xuất hiện sớm nhất trong ghi chép năm 1246, sau đó còn được nhắc đến trong các ghi chép năm 1287, 1288, 1290, 1378, 1389, 1390, 1391, 1393, 1400, 1406. Trong Toàn thư, trong các ghi chép thời Lê không có chữ “Thánh dực” mà chỉ có “Dực thánh”, ví dụ chức vụ của Đỗ Khuyển được chép là “Quản lĩnh Thiết đột Hậu Dực thánh quân”. Tuy nhiên, đây là sự nhầm lẫn của Toàn thư, vì các nguồn tư liệu đồng đại như văn bia (đã dẫn ở trên) đều chép là “Thánh dực”, không phải là “Dực thánh”.

[13] “Tháng 4, mùa hạ. Thay đổi xếp đặt lại quân ở 5 phủ và định quân hiệu. Hồi đầu triều Lê, đặt vệ quân 5 đạo, ở vệ đặt các chức Tổng quản, Đô tổng quản và Chánh phó đội trưởng, Chánh phó ngũ trưởng. Đến nay thay đổi xếp đặt lại quân 5 phủ. Thanh Hóa và Nghệ An thuộc phủ Trung quân; Nam Sách và An Bang thuộc phủ Đông quân; Thiên Tường và Thuận Hóa thuộc phủ Nam quân; Quốc Oai và Hưng Hóa thuộc phủ Tây quân; Bắc Giang và Lạng Sơn thuộc phủ Bắc quân.

Đỗ Đức Tuệ, Phạm Lê Huy, Vũ Thị Hồng Hà

 

"Ngày 27/6/2011, di sản quý giá này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tin vui đó càng khẳng định giá trị đích thực của Thành Nhà Hồ trong danh mục các di sản văn hóa của nhân loại và càng nâng cao trọng trách tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ của Thanh Hóa mà của cả nước trong trách nhiệm trước thế giới theo Công ước Di sản Thế giới của UNESCO - trích bài viết của GS. NGND. Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đăng trong Tạp chí Khảo cổ học số 2, 2012.

Nhân kỷ niệm 4 năm Di sản Thành Nhà Hồ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, được phép của GS. NGND. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chúng tôi đăng lại 01 trong số những bài viết của GS, khi đánh giá về công trình kỳ vĩ - có một không hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam để bạn đọc và công chúng cả nước phần nào tiếp cận được giá trị to lớn của tòa thành, từ đó thêm trân trọng, tự hào và chung sức bảo vệ những di sản quý báu của ông cha.

Trong lịch sử các kinh đô của Việt Nam, mỗi kinh thành đều được định vị và xây dựng trong từng bối cảnh địa – văn hóa cụ thể và đều có vị trí, vai trò và đặc điểm riêng , tạo nên một bộ phận vô giá của di sản lịch sử và văn hóa dân tộc. Thành Nhà Hồ là một kinh thành tuy thời gian tồn tại không dài nhưng có nhiều đặc điểm và giá trị văn hóa độc đáo không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng giêng năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400) vương triều Hồ thành lập (1400-1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành Nhà Hồ. Hồ Quý Ly từ khi nắm quyền lực của triều Trần cho đến khi sáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi một loạt chính sách cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ cuối triều Trần, củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với một hệ thống chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo. Trong cải cách ông biểu thị tinh thần dân tộc cao, ý tưởng canh tân mạnh mẽ, phê phán cả Khổng Tử và Tân Nho giáo, nêu cao tính thực tiễn và hiệu quả. Thành Nhà Hồ được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly và vương triều Hồ.

Theo chính sử, thành được xây dựng rất khẩn trương, chỉ trong 3 tháng. Đối chiếu với quy mô to lớn của tòa thành thì đây là một đặc điểm quan trọng, có thể là một kỷ lục trong lịch sử kinh thành của Việt Nam. Dĩ nhiên, có lẽ đó là thời gian tập trung hoàn tất những công trình chủ yếu, quan trọng bậc nhất là tòa thành đá giữ vai trò như Hoàng thành, còn các cung điện, rồi La thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục cho đến năm 1402. Vì vậy năm 1398 Hồ Quý Ly cho xây cung Bảo Thanh (hay Ly Cung ở xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) để vua Trần Thuận Tông ở và ngày 15 tháng 3 năm Mậu Dần (ngày 2-4-1398) nhà vua bị ép nhường ngôi cho Thái tử An (Thiếu đế) cũng tại đây, rồi sau nhà vua mới về ngự điện ở Tây Đô.

Kết quả điều tra khảo sát và đo đạc của các nhà khảo cổ học cho biết thành Tây Đô quy mô lớn, riêng Hoàng thành hình gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 800m và chu vi trên 3,5km. Thành phía ngoài xây bằng đá, bên trong xây bằng đất đầm nện chắc, mở bốn cửa theo bốn hướng nam, bắc, đông tây. Tường thành đá bên ngoài xây bằng những khối đá nặng trung bình 10 tấn - 16 tấn, có khối nặng đến trên 26 tấn, được đẽo gọt khá vuông vắn và lắp ghép theo hình chữ công tạo nên sự liên kết kiên cố. Đất đắp bên trong thoai thoải dần. Thành qua thời gian trên 6 thế kỷ đã bị bào mòn và có chỗ bị sạt lở, nhưng di tích còn lại vẫn dày khoảng 4m - 6m, chân thành rộng khoảng trên 20m. Bốn cửa thành xây theo kiểu vòm cuốn, bằng đá, riêng cửa Nam là cửa chính có ba cổng ra vào, dài trên 34m, cao hơn 10m. Theo các nhà khảo cổ, khối lượng đá xây dựng ước tính trên 25.000m3, khối lượng đất đắp trên 100.000m3. Đó là chưa nói đến hào bao quanh thành cho đến nay vẫn còn có đoạn rộng khoảng 10m - 20m và La thành bảo vệ vòng ngoài. Theo sử liệu, trên thành còn xây tường bằng gạch mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch còn khắc tên đơn vị các làng xã được điều động về xây thành. Ngoài ra còn nhiều kiến trúc khác, trong đó đàn Nam Giao xây trên sườn phía tây nam núi Đốn Sơn bằng đá quy mô lớn.

Thành Nhà Hồ là một kiến trúc kinh thành quy mô lớn, đặc biệt Hoàng thành và đàn Nam Giao. Giá trị độc đáo bậc nhất của Thành Nhà Hồ là tòa kinh thành xây bằng đá rất bền vững và kiến cố. Biết bao vấn đề đặt ra cần lời giải đáp như nguồn đá, cách thức đẽo gọt theo kích thước được tính toán phù hợp với cấu trúc và thiết kế tòa thành, phương tiện vận chuyển, phương pháp lắp ghép và xây dựng... Tất cả nói lên một kỳ tích của con người, tài năng tổ chức, điều hành của công trình sư và lao động sáng tạo của các lớp dân phu, thợ thủ công các nghề làm đá, nung gạch ngói, xây dựng và trang trí... Trên lãnh thổ Việt Nam và phương Đông có nhiều kiến trúc bằng đá, nhất là các pháo đài, đến miếu, tượng đài, lăng mộ..., nhưng Thành Nhà Hồ là kinh đô duy nhất xây dựng chủ yếu bằng đá lớn rất hiếm trên thế giới.

Năm 1407, Thành Nhà Hồ bị thất thủ trước cuộc xâm lăng của quân Minh. Tuy thời gian tồn tại với vai trò kinh đô ngắn ngủi nhưng công việc dinh tạo, xây thành, đào hào, dựng cung điện, lập miếu đàn, mở mang đường sá, phố phường và chợ búa, đã nhanh chóng đưa khu vực Tây Đô trở thành một trung tâm chính trị quốc gia, một khu vực phồn thịnh của đất nước. Thành Nhà Hồ lại được xây dựng trên vị trí đầu mối giao thông thủy bộ, vừa nằm trên con đường bộ "thượng đạo" chạy từ thành Thăng Long vào đến biên giới phía nam lúc đó giáp Champa, vừa bên hai dòng sông lớn là sông Mã và sông Chu nối miền đồng bằng ven biển với miền núi rừng phía tây và hệ thống sông đào được khai mở từ thời tiền Lê, tiếp tục qua thời Lý, Trần đến Hồ theo hướng bắc nam. Địa hình nằm giữa vùng đồng bằng giáp với miền núi rừng nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, địa thế lợi hại cho một căn cứ quân sự. Sự kiên cố của tòa thành cùng với những điều kiện giao thông, địa thế tự nhiên đó đã tạo nên sức sống và sự trường tồn của kiến trúc. Trong hai mươi năm Minh thuộc (1407-1427), đây là căn cứ quân sự của quân Minh và cũng là nơi đã diễn ra nhiều cuộc giao tranh, kết thúc bằng thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn bao vây và buộc đối phương phải đầu hàng. Trong thời Nam - Bắc triều (1533-1592), Thành Nhà Hồ cũng là nơi chứng kiến nhiều cuộc chiến đấu giữa quân Mạc và quân Lê. Khi đã làm chủ vùng Thanh Hóa, Thành Nhà Hồ không những là một căn cứ quân sự của chính quyền Lê - Trịnh mà còn là nơi đã tổ chức kỳ thi Hương năm 1562 ở Cửa Nam thành. Trong suốt thời Lê Trung hưng và thời Tây Sơn, Thành Nhà Hồ vẫn được sử dụng như một pháo đài quân sự trong phòng thủ và tấn công khi có giao tranh. Tuy mất vai trò kinh đô nhưng Thành Nhà Hồ vẫn sừng sững, uy nghi như một tòa thành quân sự kiên cố trong thời gian dài. 

Khu vực Thành Nhà Hồ nằm giữa một không gian rộng lớn, xóm làng thưa thớt và chưa bị sức ép nhiều của dân số và đô thị hóa. Nhờ đó, điều may mắn là tuy các kiến trúc cung điện, tường gạch bên trên thành cùng các bộ phận bằng gạch, gỗ bị sụp đổ, hủy hoại và tòa thành cũng không tránh khỏi có phần bị sạt lở, nhưng gần như tổng thể kiến trúc bằng đá vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt". Những di tích còn được bảo tồn trên mặt đất đã rất quý, nhưng trong lòng đất Thành Nhà Hồ chắc chắn còn chứa đựng một kho tàng di tích, di vật vô cùng quý giá.

Từ năm 2004 đến nay, khảo cổ học đã tiến hành một số đợt điều tra thám sát, thăm dò và khai quật làm xuất lộ các dấu tích cung điện, miếu đàn cùng hàng ngàn di vật phản ánh rõ hơn quá trình xây dựng và kiến trúc của kinh đô nước Đại Việt những năm cuối thời Trần và của nước Đại Ngu thời nhà Hồ. Nhờ những phát hiện khảo cổ học này, giá trị của khu di tích càng được chứng thực và cung cấp nhiều cứ liệu khoa học để làm sáng tỏ dần những điều bí ẩn về quy hoạch, cấu trúc đô thành và phương thức, kỹ thuật kiến trúc. Gần đây khảo cổ học đã phát hiện ra di tích công trường khai thác đá với những khối đá qua các công đoạn ghè đẽo tại núi An Tôn và vài núi gần thành.

Tất nhiên công việc nghiên cứu thành Nhà Hồ còn phải tiếp tục, mà vai trò chủ yếu thuộc về khảo cổ học. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu và phát lộ cho đến nay cần sớm được công bố để cung cấp tư liệu cho các nhà khoa học trong nghiên cứu nâng cao thêm nhận thức về giá trị của di sản và cho các nhà quản lý trong quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Cùng với công việc nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là làm sao vừa quản lý, bảo vệ tốt toàn bộ khu di tích, nhất là các di tích mới phát lộ, vừa tổ chức tốt việc tham quan để bảo đảm quyền hưởng thụ của cộng đồng, của khách tham quan trong nước và quốc tế, quảng bá giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu xác nhận tính toàn vẹn, tính nguyên gốc và những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu, năm 2009, Thành Nhà Hồ đã được lập hồ sơ đề cử Di sản văn hóa thế giới. Ngày 27/6/2011, di sản quý giá này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tin vui đó càng khẳng định giá trị đích thực của Thành Nhà Hồ trong danh mục các di sản văn hóa của nhân loại và càng nâng cao trọng trách tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ của Thanh Hóa mà của cả nước trong trách nhiệm trước thế giới theo Công ước Di sản Thế giới của UNESCO.

GS. NGND. Phan Huy Lê

(Nguồn: Tạp chí Khảo cổ học số 2, 2012)

 

Từ ngày 19 đến ngày 26 tháng 11 năm 2012, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với các chuyên gia khảo cổ học dưới nước của Đại học Texas A&M (Mỹ), Đại học Murdoch và Đại học Monash (Úc) tiếp tục thực hiện kế hoạch khảo sát nghiên cứu tại hai khu vực thuộc tỉnh Quảng Ninh: đảo Quan Lạn (thuộc khu di tích Vân Đồn) và di tích Bạch Đằng (trên đảo Hà Nam). Mục tiêu nhằm hiểu rõ hơn trận chiến Bạch Đằng năm 1288 và sự kiện liên quan đến việc Trần Khánh Dư đánh tan đoàn thuyền lương của quân Nguyên ở khu vực gần cảng Vân Đồn.

Kết quả khảo sát tại Vân Đồn

Vân Đồn là một huyện đảo bao gồm các đảo giáp với vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, tên huyện đã có trong các ghi chép lịch sử từ năm 1149. Tầm quan trọng của Vân Đồn không chỉ là một cảng cổ mà còn có ý nghĩa lớn về lịch sử, với sự kiện Trần Khánh Dư đánh tan đoàn thuyền lương của quân Nguyên vào năm 1288. Tại đây, đoàn đã thực hiện việc khảo sát các khu vực bến cảng cổ (Cái Làng, bến Con Quy, khu vực hai bên bờ sông Mang), khu dân cư và các di tích lịch sử trên đảo Quan Lạn, khảo sát trên mặt nước bằng phương pháp quét cạnh siêu âm, sử dụng thiết bị Starfish (Side scan sonar). Việc khảo sát trên mặt nước được thực hiện trong khu vực dài khoảng 25km trên sông Mang, phát hiện khoảng 55 điểm chướng ngại vật. Có thể 5-6 điểm trong số này là tàu đắm cổ.

Việc khoan lấy mẫu phân tích bào tử phấn hoa nhằm nghiên cứu môi trường cổ được thực hiện ở khu vực xóm Thái Hòa, hiện nay là nơi có nhiều cánh đồng lúa trong thung lũng mở rộng dưới chân các dãy đồi thấp. Ở địa hình cao hơn, có mặt nhiều giếng nước cổ, nay vẫn đang được sử dụng. Tại khu vực bến Cái Làng, đoàn đã được gia đình nhà anh Hùng, một trong số rất ít hộ dân còn ở lại trong khu vực này hướng dẫn thăm các hố khai quật trên bến cảng cổ, giếng Hệu, miếu thờ sâu trong thung lũng có tên Lòng Cái Làng. Trong khu vực này, đoàn đã thu thập được một số mảnh sành và gốm. Cũng trong khu vực này, anh Hùng, ông Nguyễn Thế Yên và ông Duyệt (cán bộ văn hóa đã nghỉ hưu) đã thu thập nhiều mảnh sành gốm, gạch, đất nung, tiền đồng và khóa đồng thuộc nhiều  thời kì. Trong đó, đáng chú ý là một đồng tiền Ngũ Thù, bát gốm men thời Bắc thuộc, một mô hình tháp đất nung, có thể thuộc thời Trần và một khẩu súng canon thuộc kiểu Bồ Đào Nha, nhưng có thể đã được người châu Á mô phỏng vào thế kỉ XVI-XVII. Khảo sát ven bờ khu vực sông Mang, đoàn đã thu được nhiều mảnh gốm men, sành ở các khu vực Mang Thúng và Mang Đò. Một vài mảnh gốm và sành phát hiện ở Cái Làng và Mang Thúng có thể định niên đại vào thời Trần, một số mảnh khác thuộc thời Lê và muộn hơn. Ngoài ra vị trí của một số giếng nước cổ cũng được ghi lại (giếng Hệu ở Cái Làng, giếng Ruộng ở xã Thái Hòa…).

Đoàn cũng đã khảo sát và phỏng vấn nhân dân địa phương, đặc biệt là các giáo viên về những hiểu biết của họ về thương cảng cổ, các nguồn nước cổ và lịch sử định cư trên đảo Quan Lạn. Điều lý thú là trong bài giảng của cô Lan, một giáo viên dạy sử tại trường cấp hai Quan Lạn, các tư liệu lịch sử, khảo cổ học và cảnh quan hiện tại của Vân Đồn và Bạch Đằng đã đươc cô soạn thành một bài giảng trình bày bằng PPT với những hình ảnh rất sinh động.

Kết quả khảo sát tại Bạch Đằng

Tại khu vực di tích Bạch Đằng, đoàn tiếp tục việc khảo sát các cánh ruộng xung quanh di tích Đồng Má Ngựa, nơi đã phát hiện một số lượng lớn cọc gỗ và dấu vết các dòng chảy cổ trong khu vực phía nam và phía tây bãi cọc.  Để xác định tính chất và thời kì bồi lấp của các dòng chảy cổ, đoàn đã thực hiện khoan lấy mẫu trong cánh ruộng có tên là “Lòng Thong”, thuộc  phường Yên Hải (trước đây thuộc xã Hải Yến). Để có thể khoan sâu bằng khoan tay (kiểu khoan pit tong), một hố đào nhỏ được mở tới độ sâu khoảng 2,5m. Bên dưới lớp đất canh tác và lớp phù sa bồi tụ, một lớp vỏ hàu dày tới khoảng  hơn 1m đã được dỡ lên. Nhờ đó, mũi khoan có thể xuống sâu thêm khoảng 1,5m, chạm đến một lớp vỏ hàu thứ hai. Trong phần trên của lớp hàu, một mảnh sứ hoa lam nhỏ và một mẩu gỗ vụn được phát hiện. Ở độ sâu từ 1,6 đến 2,4m, nhiều mẩu gỗ chắc, mịn tiếp tục được phát hiện. Một số mảnh có hình dạng được gia công. Sơ bộ dự đoán có khả năng đây là các mảnh tàu đắm. Tính chất và niên đại của chúng sẽ được tiếp tục xác định bằng phương pháp C14 và phân tích tính chất của loài cây gỗ.

Việc khảo sát các di tích và phỏng vấn nhân dân được tiếp tục nhằm nghiên cứu các di sản phi vật thể trong khu vực.

Kết luận

Đánh giá sơ bộ các kết quả nêu trên, có thể thấy đợt khảo sát đã thu được nhiều thông tin ở cả hai khu vực, cho thấy các di tích này có tầm quan trọng ở cả cấp quốc gia và quốc tế. Dưới đây là một số đề xuất cho các kế hoạch nghiên cứu và bảo tồn, phát huy tác dụng tiếp theo:

Xây dựng một kế hoạch dài hạn cho việc nghiên cứu, bảo vệ, quản lý và bảo tồn hai khu vực di tích này. Trong đó chú trọng đến lợi ích của nhiều nhóm cộng đồng, bảo vệ di tích, bảo tồn và trưng bày hiện vật.

Thiết lập một hướng tiếp cận đầy đủ cho Vân Đồn và Bạch Đằng với ý nghĩa là nơi chứng kiến chiến thắng của nhà Trần chống quân Mông - Nguyên.

Tiếp tục nghiên cứu khảo cổ học tại Vân Đồn như là một cảng cổ có vai trò quan trọng ở miền Bắc Việt Nam, một điểm quan trọng trong hệ thống giao thương quốc tế trên biển, giống như các cảng cổ ở miền Trung và miền Nam Việt Nam (thuộc vương quốc Champa và sau này thuộc Đại Việt).

Tiếp tục hướng nghiên cứu tiếp cận đa ngành, trên cơ sở khảo cổ học hàng hải và dưới nước, bằng việc nhằm vào chứng cứ cảnh quan khảo cổ học trên đất liền và các di tồn khảo cổ học tiềm năng dưới nước.

Nâng cao nhận thức của nhân dân ở các khu vực này về ý nghĩa của hai di tích, bằng việc nhấn mạnh vai trò của họ trong mối liên quan với các di sản văn hóa phi vật thể.

Mở rộng việc hợp tác giữa Viện Khảo cổ học với các cơ quan trung ương, các địa phương và các chuyên gia nước ngoài trong việc khảo sát dưới nước và khảo sát địa vật lý, sử dụng các thiết bị kĩ thuật hiện đại.

 

(Nguồn: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013)

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía Biển Đông. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Nằm ở đoạn cuối của gờ núi nam Trường Sơn, do vậy cấu trúc địa hình Khánh Hòa chủ yếu là dạng địa hình miền núi, bán sơn địa. Núi bao bọc ba phía tạo thành một vòng cung lớn, lồi về phía tây, lõm về phía đông, ôm lấy hai cánh đồng duyên hải nhỏ hẹp, núi non chiếm trên 70% diện tích, còn lại là đồng bằng. Cao trình biến đổi mạnh từ 100m đến 1.000m, vì vậy, nhiều nơi không có miền trung du chuyển tiếp như ở một số tỉnh miền núi Bắc Bộ. Đồng bằng Khánh Hòa nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển. Bờ biển có nhiều loại khác nhau như bờ biển đá, bờ biển cát, bờ biển vũng, vịnh. Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát trắng. Khánh Hòa cũng là tỉnh có nhiều sông ngòi, nhưng đều ngắn và dốc.

Nghiên cứu về không gian phân bố di tích khảo cổ giai đoạn tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa trong những năm qua có thể nhận thấy sự phân bố các di tích có sự liên quan mật thiết với địa hình tự nhiên.

Trên địa bàn Khánh Hòa đến nay đã phát hiện gần 40 địa điểm là di tích khảo cổ và khu vực có dấu hiệu di tích khảo cổ giai đoạn tiền sử và sơ sử, phân bố theo địa bàn như sau: huyện Cam Lâm 11 địa điểm, thành phố Cam Ranh 15 địa điểm, huyện Diên Khánh 1 di tích văn hóa Sa Huỳnh, thành phố Nha Trang 3 địa điểm, huyện Vạn Ninh 6 địa điểm, huyện Khánh Sơn 2 địa điểm, huyện đảo Trường Sa 1 địa điểm. Các di tích tiền sơ sử ở Khánh Hòa đều nằm bám theo các vũng vịnh biển lớn như vịnh Cam Ranh (các di tích ở huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh), vịnh Nha Trang và vịnh Vân Phong (huyện Vạn Ninh). Trong đó, tuyệt đại đa số di tích tập chung ở khu vực vịnh Cam Ranh, trong đó có những di tích tiêu biểu như: Hòa Diêm, Xóm Cồn, Văn Tứ Đông, Gò Điệp, Vĩnh Hải… Khu vực các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và giáp núi như thị xã Ninh Hòa, miền núi huyện Vạn Ninh hầu như không thấy sự xuất hiện của di tích khảo cổ.

Điểm qua hệ thống di tích có thể thấy chỉ riêng ở khu vực vịnh Cam Ranh đã tập chung 26/40 địa điểm khảo cổ tiền sơ sử phân bố dày đặc bao quanh bờ vịnh tạo thành hình móng ngựa ở khu vực huyện Cam Lâm và kéo dài theo hai bên bờ vịnh xuống đến thành phố Cam Ranh. Lý giải điều này không khó bởi trong môi trường khá hoang sơ, với nối sống và phương thức kinh tế khai thác tự nhiên, các nhóm cư dân cổ hầu như đều phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên ở vùng ven vịnh biển với các yếu tố thuận lợi như gần biển, gần rừng, không gian sống thoáng đãng là một không gian cực kỳ thuận lợi cho sự sinh sống của các nhóm người cổ. Trong khi đó, ở phía trong các vùng đồng bằng trũng thời gian này mới đang trong quá trình thành tạo, lầy lội, ẩm ướt không thuận lợi cho cư trú. Tại đây các nhóm cư dân cổ có thể triển khai phương thức khai thác biển như đánh bắt các loại cá gần bờ và xa bờ, thu lượm các loài nhuyễn thể biển, nhưng đồng thời vẫn có thể triển khác các hoạt động kinh thế khai thác rừng như săn bắt (bắn) các loài thú và hái lượm các loại rau quả. Mặt khác phương thức hoạt động kinh tế nông nghiệp dạng như những nhóm cư dân ở vùng đồng bằng có thể cũng được các nhóm cư dân ở đây triển khai tại vùng đồng bằng trũng Cam Lâm - Cam Ranh.

Nhìn chung, do các đặc điểm địa hình, địa mạo, khí hậu, sông ngòi… quy định nên ở khu vực ven biển Khánh Hòa, ngay từ thời tiền sơ sử là một vùng đất khá trù phú, thuận lợi cho con người sinh sống và triển khai các phương thức kinh tế khai thác tự nhiên. Đây là nơi có nguồn lợi thủy hải sản dồi dào, dễ dàng khai thác, đánh bắt chỉ bằng các loại công cụ thô sơ. Bên cạnh đó là các doi dát cổ nằm phân bố dọc bờ biển, xung quanh được bao bọc bởi các vùng đầm phá, vũng vịnh là nơi rất thuận lợi cho việc định cư sinh sống của con người ở giai đoạn bình minh của lịch sử. Ngược lại với vùng ven biển, khu vực đồng bằng và miền núi Khánh Hòa có địa hình rất hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, không thuận lợi cho việc định cư và sinh sống. Do đó, di tích khảo cổ phân bố ở những khu vực này rất hiếm và hầu như chỉ là những vết tích rất mờ nhạt.

 

(Tác giả: Nguyễn Ngọc Quý)

(Nguồn: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013)

“Dấu Bắc Sơn” là tên gọi của một loại bàn mài được phát hiện đầu tiên trong các di tích hang động thuộc thời đại Đá ở dải núi đá vôi thuộc huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Tên gọi này do hai nhà khảo cổ học người Pháp là H. Mansuy và M. Colani xác định khi họ nghiên cứu các di tích thuộc văn hóa Bắc Sơn - một văn hóa khảo cổ có niên đại cách ngày nay ước chừng 11.000-7.000 năm. Tên gọi “văn hóa Bắc Sơn” và “Dấu Bắc Sơn” là do họ xác lập.

Về niên đại, văn hóa Bắc Sơn có thời gian cuối của nó ở vào sơ kỳ thời đại Đá mới khoảng 7.000 năm với sự xuất hiện của công cụ cuội mài lưỡi là có thể tin được, song với những chiếc “Dấu Bắc Sơn” cho đến nay vẫn là một tồn nghi chưa có lời giải đáp đầy đủ. Tuy nhiên, giới khảo cổ học vẫn coi “Dấu Bắc Sơn” là tiêu chí chỉ thị tính chất văn hóa và nếu di tích khảo cổ học nào tìm thấy loại di vật này thường được họ xếp ngay vào văn hóa Bắc Sơn. Vậy có đích thực là những chiếc “Dấu Bắc Sơn” là tiêu chí xác định những di chỉ khảo cổ chứa đựng chúng thuộc thời đại Đá.

Trong cuộc khai quật hang Ngườm Vài (Thông Nông, Cao Bằng), một di chỉ được xếp vào văn hóa Bắc Sơn, cũng tìm thấy loại di vật này tuy số lượng so với tổng số di vật đá không nhiều (53/2.040). Cùng với “Dấu Bắc Sơn”, tại đây còn tìm được khá nhiều mảnh gốm vỡ thuộc thời Kim khí, mảnh vỡ của công cụ đá mài, chì lưới đánh cá (chế tạo bằng cách khoan - mài), đá có vết và nhiều viên cuội nhỏ có vết mài.

Quan sát “Dấu Bắc Sơn”, ta sẽ thấy chúng là một loại bàn mài dùng vào việc chế tác hay làm sắc rìa lưỡi của một loại công cụ khác có độ cứng cao hơn chúng. Về chất liệu, các “Dấu Bắc Sơn” thường là những viên cuội mỏng dẹt, dài chủ yếu là cuội sét kết hay cát kết mịn có độ cứng không cao lắm, tuy nhiên cũng có những chiếc làm bằng cuội silic hoặc bán quartz có độ cứng cao. Vết mài trên các “Dấu Bắc Sơn” có hình cong khum, một số ít có hình chữ V ngược. Điều đó cho biết loại công cụ được mài có rìa lưỡi vũm với kích thước nhỏ bởi các vết mài chỉ rộng từ 0,5cm đến xấp xỉ 1,0cm, thông thường chỉ trong khoảng 0,5-0,7cm. Vết mài trên di vật này thẳng, nhẵn bóng, rìa cạnh của vết mài (kể cả ở hai đầu) sắc gọn. Chất liệu và dấu vết kỹ thuật trên di vật cho hay chúng là những chiếc bàn mài đánh bóng hay “lấy lưỡi” của vật được mài, tức là chúng chỉ dùng vào việc làm tăng độ sắc bén của rìa lưỡi công cụ mà thôi và loại công cụ được mài có độ cứng cao hơn những chiếc “Dấu Bắc Sơn” rất nhiều. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có loại di vật nào tìm thấy trong các hang động thuộc văn hóa Bắc Sơn có rìa lưỡi vũm tương đương với những chiếc “Dấu Bắc Sơn” đã được phát hiện. Một số người cho những chiếc bàn mài này dùng để mài công cụ xương bởi chỉ có công cụ làm bằng xương mới có hình cong khum mà thôi. Song loại xương có thể sử dụng làm công cụ lại thường là xương ống của động vật lớn như trâu bò hay hươu nai nên vết mài vũm nếu có cũng lớn hơn vết mài trên các “Dấu Bắc Sơn” nhiều lần (chỉ có xương ống chân chim hoặc gà mới có kích thước gần tương đương với vết mài của “Dấu Bắc Sơn”). Nên, theo chúng tôi, ý kiến trên khó mà đứng vững được.

Từ dấu vết kỹ thuật còn lưu lại trên các “Dấu Bắc Sơn”, chúng tôi cho rằng chúng được dùng để mài công cụ kim loại. Bởi chỉ có kim loại mới có thể để lại vết mài sắc gọn, nhẵn bóng trên loại di vật này được mà thôi. Và, những chiếc “Dấu Bắc Sơn” ở Ngườm Vài cũng như trong các di chỉ chứa chúng khác không phải là loại công cụ không gia công của thời đại đá mà là sản phẩm của thời Kim khí. Do vậy, “Dấu Bắc Sơn”, cuội nhỏ có vết mài là những tiêu chí có thể sử dụng để xếp những di tích khảo cổ chứa chúng vào thời Kim khí.

 

(Tác giả: Đào Quý Cảnh)

(Nguồn: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013)

Nằm trong chương trình hợp tác nghiên cứu các mô hình kiến trúc giữa Nhật Bản và Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành. Tháng 2 năm 2011, chúng tôi đã có dịp lên khảo sát thực địa di tích Bến Lăn, xem xét các vết tích kiến trúc được bảo tồn hiện trạng, tham khảo tư liệu các kết quả nghiên cứu khảo cổ học của di tích.

Di tích chùa Bến Lăn thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, có tọa độ 104042’30” kinh độ Đông, 2207’22” vĩ độ Bắc. Từ năm 2005 đến 2008 đã trải qua 4 lần khai quật đã xuất lộ di tích kiến trúc chùa nằm trong khuôn viên có diện tích 6.713m2 với mặt bằng gồm: dấu tích kiến trúc trung tâm với 16 móng trụ, nền được đắp bằng đất sét đồi; 5 di tích kiến trúc nằm hai bên kiến trúc trung tâm, sát với tường bao; 14 ngôi tháp phân bố đăng đối hai bên trục thần đạo; tường bao được xây dựng bằng đá dày 1,5m. Các nhà nghiên cứu đánh giá, đây là mặt bằng hoàn chỉnh của ngôi chùa tiêu biểu thuộc thời Trần.

Qua nghiên cứu, khảo sát trên thực địa, chúng tôi xin đưa ra ý kiến về mặt bằng tổng thể của di tích Bến Lăn như sau, tính từ phía Nam theo trục “thần đạo”.

Nền di tích: Trên mặt bằng tổng thể gồm có 3 cấp nền, cấp nền ngoài cùng phía Nam thấp nhất, có dấu tích của 10 ngôi tháp. Cấp nền thứ 2 có dấu tích của 2 ngôi tháp chính và các công trình kiến trúc, nổi bật ở cấp nền này là kiến trúc trung tâm với 16 móng trụ được tìm thấy, ngăn cách giữa cấp nền 1 và 2 là bức tường đá hiện vẫn còn quan sát được ở phía Đông. Cấp nền 3 cao nhất, nằm bên ngoài phía Bắc của hệ thống tường bao, chính giữa trục “thần đạo” có bậc thềm đá dẫn lên, tuy nhiên ở cấp nền này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đào các rãnh thăm dò nhưng chưa tìm được dấu tích kiến trúc.

Di tích kiến trúc trung tâm: đã xác định được mặt bằng gồm 16 móng trụ, trong đó có 4 móng trụ phân bố tạo thành mặt bằng chính của kiến trúc với diện tích 30,36m2 (chiều Bắc – Nam là 4,6m; chiều Đông – Tây là 6,6m). Các móng trụ còn lại có kích thước nhỏ hơn thuộc hệ thống các cột hiên. Bó nền của kiến trúc được xây dựng bằng ngói, sỏi, có chèn các mảnh gạch vỡ. Hai bên của kiến trúc trung tâm có 5 công trình kiến trúc khác, đó có thể là các công trình phụ trợ phục vụ cho các hoạt động tôn giáo của kiến trúc chính.

Di tích tường bao: có chu vi 640,4m với diện tích 6.713,6m2, thân tường được xây dựng bằng đá rộng 1,5m. Phía Bắc của khuôn viên rộng hơn phía Nam, cạnh phía Nam ngắn hơn cạnh phía Bắc, dài khoảng 55m. Cạnh phía Bắc dài khoảng 60m. Cạnh phía Tây chạy thẳng, song song với đường đi, dài khoảng 88,4m. Cạnh phía Đông chạy xiên chéo, dài bằng với cạnh phía Tây. Trên bờ cạnh Bắc, nằm thẳng với trục “thần đạo” có dấu tích 3 bậc thềm bằng đá rộng 0,4m, dài 1,2m dẫn lên công trình kiến trúc ở cấp nền thứ 3.

Tại kinh đô Silla của Hàn Quốc, đã phát hiện và khai quật di tích chùa Tứ Đại Thiên vương, niên đại thuộc thế kỷ 6 – 10, bình đồ của ngôi chùa này có tính chất khá giống với di tích chùa Bến Lăn. Các công trình kiến trúc phía sau chùa chính là nơi giảng đạo và học tập, và nơi ở của các nhà sư và tăng ni.

Như vậy, mặt bằng hiện trạng di tích Bến Lăn có thể thấy:

1/ Mặt bằng di tích chùa chính và các công trình kiến trúc phụ trợ trong phạm vi tường bao đã được làm rõ, với điểm nổi nét là công trình kiến trúc trung tâm với 16 móng trụ và bó nền.

2/ Dấu tích kiến trúc nằm về phía Bắc của tường bao, thuộc cấp nền 3, có đường dẫn lên vẫn chưa được làm rõ. Đó có thể là nơi giảng dạy và học tập đạo pháp, và nơi ở của các nhà sư và tăng ni. Tại cấp nền này, trên mặt bằng hiện trạng, có một lớp đất màu nâu vàng nhạt, khá thuần, đây có thể là lớp đất đắp nền của di tích kiến trúc. Các dấu tích trên mặt nền có thể đã bị san gạt vào năm 1970 để làm trường học. Trong quá trình san gạt đã phát hiện được nhiều di vật.

Do vậy, chúng tôi kiến nghị tiếp tục khai quật làm xuất lộ các công trình kiến trúc ở cấp nền 3 nhằm làm rõ toàn bộ bình đồ tổng thể của di tích chùa Bến Lăn. Qua đó có thể phục dựng lại toàn bộ mặt bằng tổng thể của di tích phục vụ cho việc thăm quan, nghiên cứu. Đây sẽ là địa điểm du lịch tôn giáo hấp dẫn của vùng Tây – Bắc.

 

Phạm Văn Triệu

Cho đến hiện nay, các mô hình nhà thời Trần mới được phát hiện và nghiên cứu ở hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Đây là những tư liệu quý để tìm hiểu về kiến trúc thời kỳ này trong điều kiện các dấu tích kiến trúc đều đã bị phá hủy hoàn toàn, có chăng còn lại các phát hiện của khảo cổ học về dấu tích nền móng của các công trình. Do vậy, việc trưng bày, tuyên truyền rộng rãi giá trị của các mô hình nhà trên đây có ý nghĩa lớn không chỉ với các nhà nghiên cứu mà còn đánh thức niềm tự hào của người dân về một thời kỳ hào hùng của dân tộc.

Trong phòng trưng bày cũng như các ấn phẩm được công bố, mô hình nhà được sắp xếp gồm hệ thống tường bao xung quanh được lợp ngói mũi sen đơn, 4 hướng có 4 cổng được lợp bằng ngói mũi sen kép, các cổng có chiều cao cao hơn so với đỉnh tường, trong đó cổng chính cao hơn và kiên cố hơn các cổng còn lại. Bên trong tường có một tòa nhà được đặt dọc theo chiều từ ngoài vào, theo hướng cổng chính, có một bộ phận được lắp nối từ cổng chính đến tòa nhà.

 Mô hình nhà được trưng bày và giới thiệu trong cuốn Bảo tàng Thái Bình, tự giới thiệu

 

Nằm trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu về mô hình kiến trúc giữa Việt Nam và Nhật Bản, năm 2011, chúng tôi có điều kiện tiếp xúc và nghiên cứu đánh giá tư liệu về mô hình nhà nói trên. Qua công tác chỉnh lý, xác định lại các thành phần cấu trúc, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sau:

- Về cấu trúc: mô hình nhà là một tổng thể khép kín, hệ thống tường bao bao quanh một toà nhà bên trong. Mặt ngoài của tường bao có các đường bổ dọc tượng trưng cho các cột gỗ, giữa các khoảng cột được chạm khắc ô hoa chanh có 4 cánh đặc. Mặt trong tường bao để trơn. Các góc tường có các đầu đao cong vút lên, phù điêu trang trí được gắn ở bờ nóc và bờ dải. Mái tường bao được lợp bằng ngói mũi sen đơn. Chân tường có hệ thống đế, đó có thể là móng của tường bao.

Các hệ thống cổng nằm chính giữa của các tường bao, với kết cấu 1 tầng 4 mái cong vút, trong đó nổi bật lên là cửa chính với kết cấu chắc chắn và kiên cố hơn các cổng khác. Ngói lợp mái các cổng là loại ngói mũi sen kép, khác hẳn với loại ngói lợp tường bao. Trên mái phía sau của cổng chính có phần được làm nổi lên để nối với một phần khác bên trong. Các góc của bờ dải gắn điêu khắc trang trí hình rồng.

Tòa nhà bên trong chỉ còn lại một phần, xung quanh có hệ thống các cột, giữa các khoảng cột được trang trí bằng các ô hoa chanh 4 cánh rỗng, mỹ thuật hơn. Mái được lợp bằng ngói mũi sen kép, kết cấu tòa nhà gồm 1 tầng 4 mái, bờ nóc chạy dài cong vút lên. Các phù điêu được gắn ở hai đầu của bờ nóc.

- Về trang trí: có thể phân thành 2 loại: loại các kiến trúc chính gồm các cổng và tòa nhà chính bên trong, loại các công trình phụ trợ của kiến trúc đó là tường bao. Giữa 2 loại đều được trang trí và dùng loại ngói khác nhau để lợp mái. Trên bờ nóc và bờ dải của cổng chính và tòa nhà bên trong có các lỗ để gắn các thành phần trang trí kiến trúc.

- Về quy mô: mô hình nhà có diện tích 0,97m2, chiều dài tổng thể của mô hình là 1,0m, rộng 0,97m, hệ thống tường bao cao trung bình 0,32m, tòa nhà chính cao trung bình 0,35m.

Như vậy, mô hình nhà được sắp xếp, trưng bày ở Bảo tàng Thái Bình như trên có thể điều chỉnh như sau:

1/ Phần nối giữa tòa nhà và cổng chính không hợp lý, nên bỏ đi vì ngói lợp trên đó là loại ngói sen đơn do vậy đây có thể là thành phần phụ trợ khác của kiến trúc.

2/ Tòa nhà chính nên đặt quay ngang, vì đây là mô hình nhà có hình chữ công “工”. Phần còn lại của tòa nhà chính có điểm gờ để khớp nối với một phần khác.

3/ Với các phần còn lại của mô hình được trưng bày, chắc hẳn có một số bộ phận khác của mô hình đã bị thất lạc hoặc thiếu khi đưa lên trưng bày.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố về kết cấu và trang trí, chúng tôi xin đưa ra mô hình nhà thời Trần ở Thái Bình như sau:

 

 

 

 

Ghi chú:

     (1): Hệ thống tường bao

     (2): Cổng  chính

     (3): Các cổng phụ

     (4): Ống muống

     (5): Tòa nhà chính

 

Phạm Văn Triệu

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9027359
Số người đang online: 22